sức khỏe tinh thần, blog nhịp sống khỏe
Blog Nhịp Sống Khỏe

Đã đến lúc ta nên sống “ổn” với cảm giác không ổn tại nơi làm việc

Mỗi ngày đi làm thường là một cuộc chiến và không dưới một lần, ta cảm thấy kiệt sức, lo lắng, căng thẳng hoặc đơn giản là bị quá tải. Có bao giờ bạn rơi vào tình huống này, khi một người đồng nghiệp quan tâm “Bạn có ổn không?”, thì câu trả lời “Không sao, tôi ổn!” lại bật ra như một thói quen?

Nhưng thực tế thì ta không hề ổn chút nào cả. Chúng ta đang trong một khoảng thời gian khó khăn. Và có thể cực kỳ khó nói về nó. Lời nói dối “tôi ổn” khi bản thân không hề ổn chút nào không giúp tình hình được cải thiện mà còn có thể làm mọi thứ trở nên trầm trọng hơn.

Ngại thảo luận về sức khỏe tinh thần tại nơi làm việc – chuyện không của riêng ai

Hiện nay sức khỏe tinh thần đã được quan tâm chăm sóc nhiều hơn trước nhưng việc thảo luận về tình hình sức khỏe tình thần tại nơi làm việc chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhưng đã đến lúc chúng ta cần mạnh mẽ hơn để nói “tôi không ổn” tại nơi làm việc. Nhìn chung, chúng ta khó nói lên vấn đề tâm lý của mình vì ba trở ngại chính.

Đầu tiên là đa phần mọi người cho rằng tâm lý là vấn đề cá nhân. Chúng ta dành phần lớn thời gian trong ngày để tương tác cùng đồng nghiệp. Thậm chí, có một số người dành thời gian cho đồng nghiệp còn nhiều hơn cả cho người thân trong gia đình. Vì vậy, việc chia sẻ một vấn đề cá nhân như sức khỏe tinh thần có thể tạo cảm giác lo sợ và e ngại đến bầu không khí chung. Chúng ta không muốn chia sẻ một vấn đề mang tính “bí mật” như thế cho những người đồng nghiệp chưa đủ gắn bó. Hoặc đơn giản là tạo lo lắng hay trở thành “gánh nặng” cho những người đồng nghiệp thân thiết. Thậm chí khi bạn đã bắt đầu muốn chia sẻ về tình trạng bản thân, sự lo sợ bị đồng nghiệp “quay lưng” cũng có thể khiến ta cảm thấy đây là một quyết định quá mạo hiểm.

Trở ngại thứ hai chính là lo lắng trở thành “người đặc biệt”. Trở thành người đầu tiên nói lên cảm giác không ổn có thể khiến bạn trở nên nổi bật hơn so với những người khác tại nơi làm. Nếu nơi làm việc của bạn có văn hóa công sở khép kín về mặt cảm xúc thì nỗi sợ bị tẩy chay có thể càng tăng lên. Và vì không ai muốn trở thành người đầu tiên phá vỡ ranh giới đó nên văn hóa khép kín vẫn sẽ tiếp tục tồn tại.

Cuối cùng chính là chúng ta không muốn đặt công việc của mình vào một vị trí bấp bênh, nguy hiểm. Chúng ta lo lắng rằng việc thừa nhận tình trạng sức khỏe tinh thần bất ổn đồng nghĩa với thừa nhận năng lực làm việc bị suy yếu. Nếu làm việc trong những môi trường có tính cạnh tranh cao, chúng ta lại càng có thể bị kì thị vì có thể thua mất dự án hoặc không còn khả năng thăng tiến trong tương lai.

Tại sao chúng ta cần nói lên điều này?

Dù có quyết định chia sẻ thực tế hay không, chúng ta cũng cần chuẩn bị tâm thế có thể nói lên điều này, bởi vì:

Việc giấu giếm có thể khiến những trải nghiệm khó khăn trở nên tệ hơn

Phải giả vờ rằng mọi thứ trong công việc đều suôn sẻ dù thực tế thì không sẽ khiến chúng ta luôn trong tình trạng áp lực và về lâu về dài sẽ gây kiệt sức. Mặt khác, một nơi làm việc cho phép mọi người cởi mở về cảm giác của họ, dù tốt dù không, sẽ tạo nên một bầu không khí thoải mái dễ thở hơn nhiều, vì không phải lúc nào chúng ta cũng trong tình trạng hoàn hảo. Bên cạnh đó, việc cho phép bản thân trung thực với cảm nhận của bản thân thay vì cố gắng đè nén chúng sẽ giúp ta dễ chịu hơn, hạnh phúc hơn và trải nghiệm làm việc tốt hơn.

Được nói chuyện với người phù hợp có thể giúp tình trạng được cải thiện tốt hơn

Đó có thể là cuộc trò chuyện với bộ phận nhân sự, người lãnh đạo công ty hoặc đơn giản là người đồng nghiệp khác phòng. Việc cởi mở trò chuyện với mọi người có thể tạo nên sự thay đổi kỳ diệu. Các vấn đề sức khỏe tinh thần thường được “chịu đựng” một cách cá nhân, đến mức chỉ cần có ai đó lắng nghe cũng có thể tạo nên sự giải tỏa hiệu quả đến không ngờ.

Giúp người khác cởi mở hơn trong vấn đề của họ

Cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực khiến cảm giác không ổn tại nơi làm việc trở thành chuyện không của riêng ai. Biết đâu, người đồng nghiệp hăng hái ngồi ngay cạnh ta cũng đang phải gồng mình chịu đựng cảm giác tương tự? Vì vậy, khi chúng ta dũng cảm nói lên cảm xúc của mình, những người khác sẽ nhận ra thực hiện điều đó không quá khó như họ nghĩ và họ cảm nhận được một sự cổ vũ sâu kín. Ngày càng nhiều người dám nói lên tình trạng không ổn của bản thân thì sớm thôi, tình trạng kì thị sẽ không còn nữa. Sự dũng cảm này không chỉ giúp đỡ chính bạn, mà còn giúp đỡ những người xung quanh bạn.

Con đường hướng tới mục tiêu thảo luận thoải mái về tình trạng sức khỏe tinh thần tại nơi làm việc không hề dễ dàng, nhưng hoàn toàn xứng đáng. Đã đến lúc chúng ta cần “bình thường hóa” cảm giác không ổn khi làm việc của mình và mạnh dạn chia sẻ chúng.

>>> Xem thêm:

Sản phẩm tham khảo

Nhận tư vấn miễn phí về gói bảo hiểm phù hợp

Hãy để lại thông tin bên dưới, chuyên viên tài chính Prudential sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
* Là các thông tin bắt buộc
Thông tin chưa hoàn thành Vui lòng nhập đủ các thông tin bắt buộc

* Là các thông tin bắt buộc

Nhập thông tin của bạn

Chọn thành phố

Bằng việc đánh dấu vào ô ngay cạnh bên, Tôi xác nhận đã đọc, hiểu và biết rõ Chính Sách Bảo Mật Thông Tin của Prudential và đồng ý để Prudential liên hệ cho mục đích tư vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo và khuyến mại như quy định chi tiết tại Chính Sách Bảo Mật Thông Tin.

Đăng ký tư vấn bảo hiểm nhân thọ Prudential ngay hôm nay