Học cách thấu hiểu Ngôn ngữ yêu thương
Tình yêu là khởi nguồn của cuộc sống. Khi dành tình cảm cho ai đó, ta sẽ có xu hướng cho đi, luôn muốn mang đến cho đối phương những gì tốt đẹp nhất như một lẽ tự nhiên! Nhưng bạn có biết: Mỗi người chúng ta có cách bộc lộ và cảm nhận yêu thương rất khác nhau, sẽ không ai giống ai. Vậy nên thấu hiểu được “ngôn ngữ yêu thương” của đối phương, cũng như của chính mình sẽ giúp bạn khơi dậy và nuôi dưỡng “ngọn lửa tình yêu bất tận” trong trong bất kỳ mối quan hệ nào.
“Ngôn ngữ yêu thương” là gì?
Thuật ngữ này được một nhà tư vấn tình cảm nổi tiếng Gary Chapman tạo ra vào năm 1995. Theo ông, mỗi người đều có cách tiếp nhận và bày tỏ yêu thương khác nhau, tương tự việc “nói” một ngôn ngữ riêng trong tình yêu của họ.
Ngôn ngữ này đủ rõ ràng để cảm nhận tình cảm người khác dành cho mình, nhưng cũng có những khác biệt dễ tạo ra những khoảng cách, hiểu lầm, thất vọng hay ảo tưởng nếu giữa hai người không đủ thấu hiểu lẫn nhau. Do vậy, khi bạn cảm thấy hiểu một người, chưa chắc là bạn đã thấu hiểu “ngôn ngữ yêu thương” của họ. Bởi “ngôn ngữ yêu thương” nằm ở tầng sâu hơn so với những điều bạn biết về thói quen, hoàn cảnh hay suy nghĩ của họ. Và cũng như mọi ngôn ngữ khác, bạn cần phải học và rèn luyện để giao tiếp tốt hơn.
5 ngôn ngữ yêu thương căn bản
Với ba mươi năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn hôn nhân, Gary Chapman đã đúc kết 5 cách giao tiếp căn bản của ngôn ngữ yêu thương sau:
- Bày tỏ yêu thương qua lời nói: Chủ động khen ngợi, nói lời yêu thương, trân trọng, tưởng thưởng như “con yêu mẹ lắm”, “anh thật giỏi giang”, “cảm ơn con giúp mẹ quét nhà”.
- Bằng hành động giúp đỡ: Dùng những hành động để biểu lộ và tiếp nhận yêu thương như chia sẻ việc nhà, chăm sóc khi người thân ốm đau, quan tâm thăm hỏi.
- Với những món quà: Quà tặng là biểu hiện cho sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc. Nên dành cho những người thân yêu những món quà không vì bất kỳ dịp lễ đặc biệt nào.
- Cùng chia sẻ thời gian: Thể hiện tình yêu trọn vẹn, toàn tâm toàn ý bằng việc dành thời gian ở cạnh người yêu thương, để lắng nghe và chia sẻ nhiều hơn.
- Và cử chỉ gần gũi: Đừng ngần ngại thể hiện những cử chỉ, tiếp xúc thân mật, âu yếm như ôm, cầm tay, hôn thể hiện yêu thương một cách trực tiếp nhất với những người thân yêu của bạn mỗi ngày.
Tuy không có gì quá xa lạ, nhưng ít ai biết rằng mỗi người sẽ chỉ thiên về một hoặc một số ngôn ngữ yêu thương nhất định. Thế nên chẳng có gì ngạc nhiên khi bạn liên tục thể hiện tình cảm của mình bằng hành động giúp đỡ, nhưng người bên cạnh bạn vẫn cảm thấy chưa trọn vẹn bởi thứ “ngôn ngữ” họ hiểu và cần là là lời nói yêu thương.
Hoặc là người bên cạnh bạn đã đặt rất nhiều tâm huyết vào những món quà bày tỏ tình cảm nhưng lại không nói cùng ngôn ngữ về “thời gian chia sẻ” với bạn. Giá như họ hiểu điều khiến trái tim bạn nở hoa chính là dành cả ngày cuối tuần cho bạn!
Cứ thế, “rào cản ngôn ngữ” khiến mối quan hệ của bạn và người thương dễ trở nên căng thẳng
Làm sao để học ngôn ngữ yêu thương của nhau?
Khi bạn biết về sự tồn tại của ngôn ngữ yêu thương, là bạn đã có bước đệm để có thể học rồi.
Bước tiếp theo, bạn cần xác định ngôn ngữ yêu thương của bạn và người bên cạnh. Cách xác định không khó, chỉ cần chậm lại một chút, lắng nghe chính mình và quan sát nhiều hơn biểu hiện của những người thân yêu. Vốn dĩ, chúng ta không nhận ra chỉ vì mãi nghĩ theo lăng kính của bản thân. Ta quá tin vào việc mình đã cho đi điều tốt nhất mà chưa kịp tự hỏi: “Điều mình cho đi có phải điều người mình yêu thương đang cần?”
Và bước cuối cùng, hãy đối thoại chân thành với nhau. Thật lòng chia sẻ về điều mình mong muốn, về “ngôn ngữ yêu thương” của mình, cũng như lắng nghe từ phía đối phương. Hoặc nếu bạn muốn gây bất ngờ và tin vào cảm nhận của mình, hãy cứ âm thầm để tâm, học hỏi và đem lại ngạc nhiên cho người bạn yêu bằng chính ngôn ngữ yêu thương của họ. Đó chắc chắn sẽ trở thành những dấu ấn khó phai trong mối quan hệ của bạn và những người xung quanh!
Tóm lại khi tình yêu đủ lớn, hãy thể hiện qua những ngôn ngữ yêu thương! Chúng ta không chỉ dừng lại ở lắng nghe và thấu hiểu, mà có thể hành động. Xu hướng ngày nay, nhiều người trẻ đã chọn mua bảo hiểm nhân thọ như cách để hành động và trao yêu thương cho người thân.
Bất cứ khi nào, chúng ta cũng có thể tặng cho con Pru-Hành Trang Trưởng Thành, giải pháp song hành tích lũy và bảo vệ, từ đó dù bất kỳ rủi ro gì xảy ra, con đường học vấn và tương lai của con yêu luôn được đảm bảo.
Hay để bảo vệ tài chính gia đình trước những bệnh lý nghiêm trọng, Pru-Bảo Vệ Tối Ưu chính là dòng sản phẩm mà bạn không nên bỏ qua. Không chỉ chi trả lên đến 250% số tiền bảo hiểm cho 99 bệnh lý nghiêm trọng khác nhau, sản phẩm còn cân đối và chủ động xây dựng kế hoạch tài chính cho nhiều nhu cầu của gia đình.
Hay nếu bạn muốn tích lũy hoặc đầu tư tài chính an toàn để đảm cuộc sống hạnh phúc, ấm êm cho những người thân yêu, bạn có thể lựa chọn Pru-Chủ Động Cuộc Sống và Pru-Đầu Tư Linh Hoạt. Với Pru-Chủ Động Cuộc Sống, bạn có thể chủ động tích lũy tài chính cho tương lai vững vàng, đồng thời kết hợp với những sản phẩm bổ trợ hấp dẫn để gia tăng sự bảo vệ. Trong khi đó với Pru-Đầu Tư Linh Hoạt, bạn sẽ có cơ hội đầu tư và gia tăng tài sản hiệu quả với các quỹ PRUlink cùng nhiều quyền lợi hấp dẫn khác.
>>> Xem thêm: