4 độ tuổi khủng hoảng trong giai đoạn trưởng thành của trẻ
Trong suốt thời kỳ lớn lên, trẻ em lại có quá trình phát triển tâm lý khác nhau từ lúc lọt lòng cho đến khi các con hoàn toàn trưởng thành. Ở mỗi giai đoạn phát triển, các con đối mặt với những cơn khủng hoảng đến từ bên trong (chính bản thân) lẫn từ bên ngoài (môi trường, con người). Ba mẹ hãy cùng Prudential tìm hiểu 4 độ tuổi trẻ dễ mắc khủng hoảng sau đây để có sự chuẩn bị, hỗ trợ tốt nhất cho con nhé!
Khủng hoảng trẻ sơ sinh
Khi một đứa trẻ chào đời, điều đó đồng nghĩa với việc các con được thay đổi môi trường sống từ bụng mẹ ra thế giới bên ngoài. Quá nhiều sự biến đổi từ ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh,… khiến con phải dần thích nghi. Trong đó, có thời điểm con phát triển mạnh mẽ và có những thay đổi rõ rệt, thường diễn ra ở trẻ dưới 20 tháng tuổi. Giai đoạn này được gọi là Wonder Weeks, hay tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Wonder weeks của trẻ thường được dự đoán sẽ diễn ra vào các tuần tuổi sau: tuần thứ 5, tuần thứ 8, tuần thứ 12, tuần thứ 19, tuần 26, tuần thứ 37, tuần thứ 44, tuần thứ 53. Biểu hiện rõ rệt của Wonder Weeks sẽ là triệu chứng khó ngủ, con thường xuyên khóc đêm, thậm chí quấy khóc cả ngày, lúc nào cũng đòi gần mẹ, dễ cáu gắt, biếng ăn hơn bình thường, mút tay nhiều, thích ôm ấp các đồ vật quen thuộc,… Wonder weeks có thể ví như cơn ác mộng của những cặp vợ chồng trẻ có con đầu lòng bởi giai đoạn này ba mẹ cũng… vật vã không kém gì các con.
Khủng hoảng tuổi lên 3
Đây là giai đoạn các con có sự chuyển giao độ tuổi, từ ấu nhi (0-3 tuổi) sang mầm non (3-5 tuổi). Lúc này, khả năng tư duy cũng như tâm lý của trẻ cũng đã phát triển vượt bậc so với trước đó. Tuy nhiên, giai đoạn lên 3 cũng có nhiều biến đổi rõ rệt trong hành động và tính cách của trẻ. Dễ thấy nhất đó là hội chứng Tantrum. Tantrum là thuật ngữ dùng để chỉ những “cơn bùng nổ cảm xúc” của trẻ được thể hiện qua chuỗi các hành động như không nghe lời, quậy phá hơn bình thường, hay khóc dỗi, cáu gắt, la hét, giãy giụa, ăn vạ…
Nguyên nhân là vì ở độ tuổi này, các con đã dần hình thành ý thức và cái tôi, đây cũng là giai đoạn trẻ tiếp nhận và học hỏi rất nhanh, nhu cầu thể hiện, khám phá cũng tăng cao. Chính vì vậy, việc xử lý các cơn “Tantrum” của trẻ sẽ không hề dễ dàng, đòi hỏi ba mẹ và người thân cần khéo léo, kiên nhẫn tránh làm trẻ bị tổn thương.
Khủng hoảng tuổi lên 7 (khi vào cấp 1)
Khủng hoảng tuổi lên 7 là cụm từ để chỉ chung giai đoạn trẻ tiến lên một bậc cao hơn của phát triển nhận thức. Khủng hoảng này vẫn có thể kéo dài từ 6 tuổi đến 11 tuổi, bởi các con được học tập có hệ thống hơn và khối lượng kiến thức nhiều hơn, môi trường học tập và thi cử cũng áp lực hơn. Con bắt đầu hình thành suy nghĩ, chính kiến riêng, tính cách và hành vi được định hình rõ rệt cũng một phần do ảnh hưởng từ bạn bè, thầy cô. Biểu hiện dễ thấy ở giai đoạn này là các con có nếp sống, thói quen lặp đi lặp lại, đã biết nêu quan điểm trước một vấn đề nào đó, thích khám phá, tò mò về mọi thứ. Tuy nhiên, tư duy của các con còn non nớt nên trong một số chuyện, con chưa đánh giá được đúng-sai, chưa ý thức rõ điều gì nên và không nên làm, vì vậy ba mẹ cần đồng hành cùng con để chia sẻ, hiểu con và hướng dẫn con một cách phù hợp.
>>> Tham khảo thêm: Những cách hiệu quả giúp kích thích tư duy của trẻ nhỏ
Khủng hoảng tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì của trẻ được xác định diễn ra từ giai đoạn 12 tuổi đến 16 tuổi. Thời điểm này, tâm-sinh lý của các con có nhiều biến động cực kì lớn. Con có thể trở thành một người hoàn toàn khác với đứa trẻ mà ba mẹ biết trước đây.
Về sinh lý: có thể thấy rõ qua sự phát triển về chiều cao, cân nặng, các thay đổi về đường nét cơ thể, thay đổi nội tiết tố khiến con bắt đầu có những biểu hiện như vỡ giọng, mùi cơ thể, xuất hiện hiện tượng mộng tinh ở nam và kinh nguyệt ở nữ,…
>>> Thông tin thêm: Hỗ trợ con đối mặt với những thay đổi sinh lý tuổi dậy thì
Về tâm lý: là sự biến đổi trong tư duy, cảm xúc, trí tưởng tượng,… Con bắt đầu biết rung động với các bạn khác, có nhiều suy nghĩ về bản thân, giới tính, hay mơ mộng, khó nắm bắt. Con có thể trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương hơn.
Dậy thì đánh dấu một cột mốc quan trọng trong đời của trẻ, là bước chuyển mình để các con tiến dần đến giai đoạn trưởng thành, trở thành một người lớn thực thụ với đầy đủ tố chất, tư duy, bản lĩnh cần có trong tương lai.
Mỗi giai đoạn tuổi khủng hoảng là một thử thách không chỉ cho các con mà còn là thử thách cho ba mẹ. Bởi thấu hiểu và nuôi dạy một đứa trẻ nên người là công việc đòi hỏi nhiều kiến thức, sự kiên nhẫn lẫn tình yêu thương. Vậy ba mẹ cần chuẩn bị, cần làm những gì để cùng con vượt tuổi khủng hoảng? Hãy đón xem bài viết tiếp theo trên Blog Nhịp Sống Khỏe của Prudential nhé!
>>> Tìm hiểu thêm: