Giúp con vượt qua những khó khăn đầu đời
Với mỗi đứa trẻ, cha mẹ chính là những vị “siêu anh hùng” đầu tiên trong đời. Những ngày còn tấm bé, dường như mọi nước mắt được xoa dịu bởi những cái ôm thân yêu trìu mến của mẹ cha; và mỗi lần vấp ngã đều có sẵn tay bàn tay của cha mẹ ở đó để đỡ nâng, an ủi.
Rồi khi con lớn, mọi thứ cũng thay đổi theo con từng ngày. Những đứa trẻ ngày nào giờ đây đã có chính kiến riêng và không còn thích dựa dẫm cha mẹ như trước. Khi gặp phải những vấp ngã khó khăn đầu đời, trẻ thường lựa chọn phương án tự mình giải quyết, tự mình chịu đựng. Người làm cha làm mẹ nên làm gì đây khi chứng kiến tình cảnh ấy?
Đã qua rồi năm tháng bạn giữ con trong “lồng ấp” yêu thương để tránh cho con những ưu phiền. Đây là là lúc để dạy con cách đối mặt với những khó khăn của tuổi trưởng thành để có thể đứng trên đôi chân của mình và có thể bước tiếp trên hành trình của mình.
Luôn luôn lắng nghe và chia sẻ
Hầu hết các đứa trẻ “sắp thành người lớn” đều đặc biệt nhạy cảm với cái Tôi, lòng tự tôn cùng những mối quan hệ xã hội. “Làm thế nào để khẳng định bản thân?”, “Làm sao để có được sự chú ý từ người mình thích?”, “Làm cách nào để có được công việc mình hằng mong muốn?”… Những câu hỏi đó sẽ luôn gắn liền với suy nghĩ trẻ trong giai đoạn này.
Bị từ chối sau khi tỏ tình, không đạt giải trong hội thảo của trường, trượt buổi phỏng vấn vào công ty yêu thích…, những vấp ngã này có thể khiến con cảm thấy tự ti và hoài nghi bản thân khi chỉ mới bắt đầu cuộc sống không dựa vào cha mẹ. Nỗi ám ảnh thất bại có thể sẽ được cải thiện sau một thời gian. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu không có sự can thiệp kịp thời, con sẽ rơi vào khủng hoảng mất phương hướng, trở nên xa cách mọi người và cuối cùng là bị trầm cảm.
Cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề này chính là bạn cần quan tâm và chia sẻ với con nhiều hơn. Hãy tìm ra phương thức trò chuyện thích hợp nhất giữa bạn và con, có thể là trao đổi trực tiếp, viết thư hay “chat” trên mạng xã hội, để khơi gợi con giãi bày tâm sự. Có thể là trên bước đường trưởng thành, con bạn không còn cần đến cái ôm vỗ về như thời thơ bé, nhưng chắc chắc rằng con vẫn mong mỏi được ai đó quan tâm và lắng nghe nỗi lòng.
Nhưng không quá bao bọc, chở che
Trong khi trò chuyện với con, một điều bạn cần lưu ý là không tìm cách đổ lỗi thất bại của con cho những yếu tố khách quan và khen ngợi con hết lời như: “Con học giỏi, xinh xắn như vậy mà công ty đó không nhận con thì họ thiệt thòi thôi!”. Thay vì thế, hãy phân tích để giúp con nhận ra những khuyết điểm của bản thân và nguyên nhân vì sao thất bại như: “Trong buổi phỏng vấn, con có bị vướng mắc gì không? Đoạn nào con thấy chưa được tự tin?”
Ngoài ra, bạn có thể chia sẻ với con những bài học thất bại của chính mình. Việc này sẽ giúp con bạn hiểu rằng thất bại luôn có lý do của nó và sau tất cả, việc thất bại sẽ cho ta một kinh nghiệm sống quý giá. Nếu như ta lựa chọn đối mặt với thất bại và sẵn sàng thử lại lần nữa, không chỉ bản thân chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ hơn mà con đường phía trước cũng sẽ rộng mở hơn. Hãy để con hiểu rằng “Thất bại là mẹ của thành công” và nếu con bạn không thể học được gì từ thất bại thì thành công sẽ mãi xa rời tầm tay.
Để an tâm đồng hành cùng con trên mỗi bước đường trưởng thành, nhiều bậc phụ huynh hiện đại đã đầu tư vào một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ ngay từ rất sớm. Giải pháp tài chính này có thể bảo vệ con trẻ trước những rủi ro bất ngờ và chu toàn một tương lai vững chắc.
>>> Tìm hiểu thêm về PRU - Hành Trang Trưởng Thành - sản phẩm được nhiều phụ huynh ưu tiên lựa chọn.