Image alt
Blog Nhịp Sống Khỏe

Thể hiện sự khen ngợi trẻ như thế nào cho phù hợp?

Lời khen mang lại nhiều cảm xúc tích cực cho con người, đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi tiểu học. Đây là chất xúc tác tạo nên động cơ hoạt động, học tập và phát triển nhận thức của trẻ. Khen ngợi đúng cách giúp trẻ hào hứng, vui vẻ, là phần thưởng tinh thần vô cùng quý giá. Trong học tập, thi đua, khen ngợi là động lực giúp trẻ cố gắng đạt thành tích cao. Trong đời sống, khen ngợi giúp trẻ biết được đâu là việc tốt cần phát huy và đâu là việc không nên làm.

Tuy vậy, việc khen ngợi không đúng cách làm trẻ trở nên tự cao, tự đại, dễ hụt hẫng khi thất bại, thiếu cố gắng và tự tin thái quá khi làm bất cứ việc gì. Vì thế, vấn đề mà bố mẹ cần hết sức quan tâm chính là, khen ngợi con như thế nào là phù hợp?

Lời khen cần đúng lúc

Một lời khen có tác động tích cực phải được đưa ra đúng lúc, đúng thời điểm. Khi trẻ đang làm bài tập mà gặp khó khăn, chán nản, những lời khuyến khích: “Con có thể làm được mà”, “cố gắng suy nghĩ, mẹ tin con có thể làm được”… giúp trẻ có sức mạnh tinh thần để tiếp tục làm bài. Vì thế, lời khen “con tập trung tốt hơn rồi đó!”, “con tiến bộ rồi nè, không còn nhầm lẫn nữa!”, “con giỏi hơn hôm qua rồi đó, làm bài nhanh hơn rồi này!” là những lời khen cần được chia sẻ sau khi trẻ đã tự mình nỗ lực. Đúng lúc vì nó không sớm, không muộn; đúng thời điểm trẻ cần một động lực thôi thúc để tiếp tục tin tưởng vào bản thân “sẽ làm được”. Điều này, giúp trẻ tự tin hơn vào năng lực của chính mình.

>>> Có thể bạn quan tâm: Nên làm gì để kích thích khả năng tư duy của trẻ?

Lời khen nên đúng việc

Trẻ luôn muốn được nghe khen ngợi. Tuy nhiên, không phải bất cứ việc gì cũng nên khen. Và cũng đừng đồng nhất việc trẻ tiến bộ, tích cực với những năng lực mà trẻ đương nhiên phải có như đánh răng, rửa mặt thay quần áo hay biết cách chào hỏi người khác. Lời khen thường xuyên với những việc lặp đi lặp lại hằng ngày tạo ra cảm giác nhàm chán. Bố mẹ không nên khen trẻ một cách tùy tiện vì nghĩ lời khen sẽ cũng có lợi. Trẻ đang vẽ chân dung một người bạn, trường hợp trẻ vẽ không đẹp thì bố mẹ không nên miễn cưỡng khen “con vẽ đẹp quá”, trẻ sẽ ỷ lại, nghĩ mình vẽ đẹp, thiếu cố gắng. Thay vào đó hãy nói: “con thích vẽ lắm phải không?”, “bố/mẹ thấy con đang rất cố gắng hoàn thiện nó”. Trẻ chơi phóng phi tiêu không trúng đích, phụ huynh không nên khen “con giỏi quá”, mà hãy là “bố/mẹ thấy con sắp làm được rồi, cố gắng phóng lại và ngắm cho kĩ nào”.

Việc khen ngợi cần đúng nơi, đúng chỗ

Bố mẹ thường có tâm lý “con mình là nhất”. Điều này là một trong những nguyên nhân việc khen con trở nên thái quá và tùy tiện, nhất là xét về yếu tố không gian. Khen trẻ trước mặt mọi người, khen trẻ ở nơi công cộng… Trẻ dễ có suy nghĩ “mình là nhất”, trở nên thiếu hòa đồng với các bạn, dần dần bị cô lập. Nếu trẻ đang tham gia thi chạy thì bố mẹ tuyệt đối không được so sánh con với bạn chạy nhanh hơn kiểu “con giỏi, con chạy nhanh hơn bạn A, bạn B” – khi có mặt của cả bạn A hoặc bạn B tại nơi đó! . Trẻ sẽ có tư tưởng hơn thua mà khó tiến bộ so với chính bản thân. Nếu cần thiết, chỉ nên động viên trẻ: “Bố/mẹ thấy con đã vượt thành tích mà con chạy hôm trước rồi, cố lên”. Phụ huynh nên nhớ, thành công hay chiến thắng với trẻ là vượt lên chính mình, tiến bộ hơn mỗi ngày. Trong bất kì hoàn cảnh nào, cũng khen ngợi con khéo léo, tránh làm con tự ti hoặc quá tự đại trước bạn bè.

>>> Bài viết có liên quan: Hãy để con là chính mình bố mẹ nhé!

Lời khen cần cụ thể

Lời khen tích cực là động lực giúp trẻ cố gắng hơn trong mọi hoạt động. “Sứ mệnh của lời khen” là tạo động lực trong quá trình phát triển nhận thức của trẻ. Vì thế, hãy để lời “điểm huyệt” đúng điều thuộc về thế mạnh của trẻ. Khi lời khen được diễn đạt với nội dung chân thực, cụ thể, nó còn có tác dụng hướng dẫn cho trẻ trong các hoạt động của mình. Hãy hạn chế những lời khen mang tính chung chung và phóng đại “Con thông minh quá!”, “Con rất tuyệt vời!”, “Con quá giỏi!” mà hãy cố gắng “chỉ điểm” cho trẻ mình được khen vì điều gì: “Con làm làm toán luôn rất nhanh!”, “Bố/mẹ vui vì con là đứa trẻ rất tự giác làm tốt việc học của mình!”, “con là một người bạn biết chia sẻ và ôn hòa với bạn, đó là điều tốt!”, “con tiến bộ hơn so với hôm qua rồi này!”.
 
Với một lời khen phù hợp, bố mẹ đã tiếp thêm “sức mạnh tinh thần” để trẻ hoàn thành tốt mọi việc của mình.

 
Chuyên gia Tâm lý

>>> Xem thêm:

Sản phẩm tham khảo

Nhận tư vấn miễn phí về gói bảo hiểm phù hợp

Hãy để lại thông tin bên dưới, chuyên viên tài chính Prudential sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
* Là các thông tin bắt buộc
Thông tin chưa hoàn thành Vui lòng nhập đủ các thông tin bắt buộc

* Là các thông tin bắt buộc

Nhập thông tin của bạn

Chọn thành phố

Bằng việc đánh dấu vào ô ngay cạnh bên, Tôi xác nhận đã đọc, hiểu và biết rõ Chính Sách Bảo Mật Thông Tin của Prudential và đồng ý để Prudential liên hệ cho mục đích tư vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo và khuyến mại như quy định chi tiết tại Chính Sách Bảo Mật Thông Tin.

Đăng ký tư vấn bảo hiểm nhân thọ Prudential ngay hôm nay