Áp dụng đúng 5 chữ R này, sống xanh “Zero Waste” không còn là lý thuyết
Khởi đầu là một trào lưu, “Zero Waste” - phong cách sống giảm triệt để rác thải giờ đây đã trở thành tiêu chuẩn mới cho những cư dân văn minh, yêu thương môi trường. Để “nhập môn” lối sống xanh sạch này, cùng Prudential tìm hiểu và áp dụng nguyên tắc 5R nhé!
Refuse – Học cách từ chối và nói không với sự lãng phí
Việt Nam đang xếp thứ 4 toàn cầu trong việc gây ô nhiễm biển từ rác thải nhựa với hơn 1,8 triệu tấn mỗi năm. Câu hỏi đặt ra là: việc giảm thiểu rác thải nên bắt đầu từ đâu?
Hãy bắt đầu bằng chữ R đầu tiên - Refuse: từ chối nhận quà tặng kèm không cần thiết khi mua sắm; từ chối ống hút nhựa/muỗng nĩa nhựa khi mua cà phê/trà sữa hoặc khi đặt món ăn; mang theo túi vải khi đi mua sắm, hoặc hạn chế nhận nhiều túi nilon nhỏ.
Những lúc tham gia hội chợ hay các hoạt động tại trung tâm thương mại, bạn thường sẽ nhận được những món quà miễn phí nhưng đa phần bạn sẽ không sử dụng đến, cuối cùng, chúng trở thành rác mà trăm năm sau vẫn chưa thể phân hủy được. Một món quà lãng phí và tăng thêm gánh nặng cho môi trường thì tại sao ta không từ chối ngay lúc đầu?
Reduce – Cắt giảm đồ đạc, sống đơn giản cho đời thanh thản
Hãy nhìn một vòng phòng ngủ hoặc bàn làm việc của bạn xem có bao nhiêu món đồ đã lâu không dùng đến? Chúng ta thường mua sắm vì sở thích hoặc vì liêu xiêu trước những chương trình giảm giá, để rồi mang về rất nhiều món đồ chẳng mấy khi dùng đến với số tiền không hề nhỏ. Và, tất cả đều sẽ thành rác.
Từ hôm nay, hãy áp dụng chữ R thứ hai – Reduce: cắt giảm số lượng đồ đạc.
Đối với những vật dụng trong nhà, quần áo cũ, gấu bông, đồ gia dụng còn hoạt động tốt nhưng bạn ít khi dùng đến hãy quyên tặng cho những người thật sự cần chúng.
Trước khi trả tiền cho một món hàng, bạn cần chậm lại 5 phút để cân nhắc thật kỹ xem trong tương lai bạn sẽ sử dụng món đồ này bao nhiêu lần, tính cần thiết của nó với cuộc sống hoặc công việc của bạn thế nào rồi hãy quyết định mua. “Cai nghiện” mua sắm sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ mà còn có thể giảm thiểu rác thải cho môi trường nữa đấy!
>>> Có thể bạn quan tâm: Vì sao bạn tiết kiệm mãi mà không thành công?
Reuse - Tái sử dụng và tận dụng hết tính năng của các món đồ
Đồ dùng một lần có giá thành rất rẻ, nhưng sau mỗi lần sử dụng, bạn sẽ vứt đi và rồi lại phải mua lại món mới khi cần đến. Điều này vừa lãng phí vừa tạo ra nhiều rác thải cho môi trường sống. Thay vào đó, hãy tập Reuse: tái sử dụng.
Bạn có thể bắt đầu bằng việc đem theo những món đồ sử dụng nhiều lần: Dùng bình đựng nước riêng thay vì ly nhựa, dùng cốc giữ nhiệt của mình khi mua cà phê, đem theo túi tote/túi vải khi mua sắm thay vì lấy túi nilon, dùng hộp đựng thức ăn thủy tinh, inox thay hộp nhựa dùng một lần…
Với quần áo hay các món đồ gia dụng hư hỏng, hãy sửa chữa chúng trước khi vứt đi để mua một món mới. Hoặc sáng tạo hơn, bạn biến món đồ đó thành một món đồ khác, ví dụ như cắt chiếc áo cũ thành giẻ lau, dùng chai lọ làm chậu trồng cây. Nếu bạn cần mua món đồ nào đó nhưng sẽ không dùng nó nhiều trong tương lai thì có thể cân nhắc việc mua đồ second-hand. Đừng quên, tái sử dụng không chỉ là dùng đi dùng lại một món đồ mà còn là tận dụng hết tính năng của nó.
Recycle - Tái chế đồ vật sau khi đã phân loại
Sau khi đã áp dụng ba bước trên thì chắc rằng những thứ bạn vứt chắc chắn chỉ còn là rác. Trước khi loại bỏ chúng, hãy phân loại cẩn thận để quá trình tái chế - Recycle được thuận lợi.
Bạn nên phân loại nhựa tái chế, vỏ lon nhôm, chai lọ thuỷ tinh ra khỏi túi rác thông thường và đem bán cho những nơi thu mua phế liệu. Với những rác thải kim loại như pin, điện thoại cũ hỏng, đồ điện tử, bạn nên gửi đến các tổ chức thu gom vì thành phần kim loại trong đó sẽ làm ô nhiễm đất và nguồn nước nếu không được xử lý đúng cách.
Rot - Từ rác thải nhà bếp đến phân xanh cho cây trồng
Chữ R cuối cùng trong chuỗi nguyên tắc sống xanh này là Rot: tạo phân bón cho cây từ rác thực phẩm, thức ăn thừa.
Đối với các thành phần rác thực phẩm có thể phân huỷ như vỏ trái cây, cuống và rễ rau, bạn giữ lại, để riêng vào một túi. Trong túi đó, bạn cho thêm đất và vài chú sâu đất vào, chúng sẽ chuyển hoá phần rác hữu cơ này thành phân bón và bạn có thể dùng để bón cho cây trồng trong vườn với liều lượng vừa đủ. Cách này không chỉ giúp cây phát triển tốt mà còn tiết kiệm và an toàn cho môi trường.
>>> Xem thêm: