5 dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc tự kỷ cha mẹ cần biết
Blog Nhịp Sống Khỏe

5 dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc tự kỷ cha mẹ cần biết

Tỷ lệ trẻ em mắc tự kỷ ngày càng gia tăng trên thế giới. Chính vì vậy, việc phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh là rất quan trọng. Trẻ bị tự kỷ cần được can thiệp sớm trong 5 năm đầu nhằm huy động tối đa sự phát triển, làm giảm nhẹ hoặc khắc phục những khuyết tật, từ đó trẻ có thể phát triển các kĩ năng ngôn ngữ, xã hội, nhận thức, có cơ hội học tập và có một cuộc sống bình thường và hòa nhập với cộng đồng.

Tự kỷ là gì?

Theo WHO, Tự kỷ (Autism) hay còn được gọi là Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một dạng rối loạn phát triển hệ thần kinh lan tỏa từ mức độ nhẹ đến nặng. Nghiên cứu cho thấy cứ 100 trẻ thì có 1 trẻ có nguy cơ mắc chứng tự kỷ. Các đặc điểm của chứng bệnh này biểu hiện trong giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ, nhưng thực tế cho thấy tự kỷ thường được chẩn đoán trễ hơn nhiều năm sau đó.

Trẻ mắc chứng tự kỷ có các hội chứng như bị khiếm khuyết trong giao tiếp, trong tương tác với mọi người, khó khăn trong việc kiểm soát ngôn ngữ, hành vi, cảm xúc, dẫn đến giảm khả năng hòa nhập vào xã hội.

Tự kỷ xuất hiện ở những độ tuổi nào của trẻ?

Tự kỷ ở trẻ thường khởi phát trước 3 tuổi nhưng diễn tiến bệnh kéo dài lại khó phát hiện. Theo một cuộc Khảo sát Quốc gia về Sức khỏe Trẻ em - NSCH (2016-2019), bệnh tự kỷ có thể được chuyên gia chẩn đoán sớm trước khi trẻ lên 2, nhưng độ tuổi chẩn đoán tự kỷ trung bình ở trẻ em Mỹ là 5 tuổi. Tại Việt Nam, độ tuổi trung bình trẻ em được phát hiện và chẩn đoán tự kỷ là khoảng 4 tuổi.

5 dấu hiệu tự kỷ sớm ở trẻ cha mẹ cần biết

1. Khác biệt trong cách nói năng:

Trẻ em tự kỷ luôn có dấu hiệu bất thường trong việc thể hiện ngôn ngữ nói. Ví dụ như:

  • Chỉ giao tiếp không lời hoặc chậm nói so với các bạn cùng tuổi

  • Nói với giọng điệu không bình thường, chẳng hạn nói ngang phè, nói quá to hay quá nhỏ, khó khăn khi nói thành câu hoàn chỉnh,…

  • Lặp lại hoặc rập khuôn một vài mẫu câu quen thuộc (từ tivi hoặc lời người khác nói)

 

2. Khó khăn khi giao tiếp xã hội

Khó khăn khi giao tiếp xã hội thể hiện ở nhiều hình thái khác nhau, chẳng hạn như:

  • Có thể rất thụ động, không muốn tương tác với bất kì ai, hoặc sẽ tương tác liên tục, hiếu động, bốc đồng

  • Thích xoay vòng, xếp đồ vật thành hàng, lặp đi lặp lại hành động vui chơi nào đó

  • Gọi tên không đáp lại ngay, không tương tác bằng mắt, chỉ thích làm theo ý mình

  • Không biết cách chơi cùng bạn bè hoặc mất thời gian khá lâu mới hòa nhập được

 

3. Độ nhạy cảm của giác quan:

Hầu hết trẻ em mắc tự kỷ sẽ có những phản ứng, hành vi về giác quan như sau:

  • Có thể ham thích hoặc né tránh tiếng ồn, động chạm cơ thể, ham thích hoặc né tránh một số mùi vị, hình dạng nhất định

  • Có thể cực kì nhạy cảm với ánh sáng

  • Dễ dàng bị những âm thanh hoặc chuyển động rất nhỏ làm cho phân tâm

 

4. Hoạt động cơ thể bất thường:

Trong khi những đứa trẻ khác thường mút ngón cái, cắn móng tay, xoắn tóc,… thì trẻ tự kỷ lại có thể có những hành vi như vỗ tay bất chợt, chạy hoặc đi bằng ngón chân, hay lắc lư qua lại,… Ngoài ra, các bé còn có các cử động bất thường khác như đi lại cứng nhắc với hai tay giữ cố định hai bên, chạy nhảy với dáng vẻ vụng về, gặp khó khăn khi viết, vẽ, ném, bắt đồ vật,…

5. Hành vi khác biệt:

Trẻ mắc tự kỷ có khả năng cao bị khủng hoảng hoặc lên cơn thịnh nộ vì các em không thể truyền đạt được nhu cầu của mình. Những hành vi khác biệt có thể bao gồm:

  • Phát triển theo thói quen, nếu thói quen bị thay đổi thì tỏ rõ sự thất vọng, khó chịu

  • Dễ xúc động với những thứ nhỏ nhặt, khả năng chịu đựng căng thẳng kém

  • Lặp đi lặp lại một hành động cùng một kiểu hoặc bị “mắc kẹt” trong một suy nghĩ, mong muốn nào đó

 

Tại sao nhận diện dấu hiệu tự kỷ ở trẻ lại rất quan trọng?

Tự kỷ là căn bệnh không thể được phát hiện ở vẻ ngoài của trẻ, mà phải dựa vào những khác biệt đáng kể lặp đi lặp lại trong hành vi hằng ngày. Nhận biết dấu hiệu tự kỷ là cách để cha mẹ kịp thời phát hiện khi nghi ngờ con mắc bệnh, từ đó tìm đến các bác sĩ, chuyên gia để được thăm khám và tư vấn phù hợp. Điều trị sớm bệnh tự kỷ cho trẻ không chỉ giúp con phát triển kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, đảm bảo tương lai của con, mà còn giúp gia đình, xã hội đỡ một phần gánh nặng sau này.

>>> Bài viết liên quan:

Sản phẩm tham khảo

Nhận tư vấn miễn phí về gói bảo hiểm phù hợp

Hãy để lại thông tin bên dưới, chuyên viên tài chính Prudential sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
* Là các thông tin bắt buộc
Thông tin chưa hoàn thành Vui lòng nhập đủ các thông tin bắt buộc

* Là các thông tin bắt buộc

Nhập thông tin của bạn

Chọn thành phố

Bằng việc đánh dấu vào ô ngay cạnh bên, Tôi xác nhận đã đọc, hiểu và biết rõ Chính Sách Bảo Mật Thông Tin của Prudential và đồng ý để Prudential liên hệ cho mục đích tư vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo và khuyến mại như quy định chi tiết tại Chính Sách Bảo Mật Thông Tin.

Đăng ký tư vấn bảo hiểm nhân thọ Prudential ngay hôm nay