4 điều cần làm khi con bạn bị ám ảnh về ngoại hình
Nếu con bạn dành quá nhiều thời gian cho việc chải chuốt, thậm chí có những biểu hiện lo lắng thái quá đến ngoại hình của mình, bạn nên tham khảo 4 điều sau để trở thành người bạn lớn của con, chia sẻ, động viên và giúp con vượt qua giai đoạn “ẩm ương” này nhé.
Đã qua rồi thời bạn phải réo gọi mãi con mới chịu đi tắm hay phải năn nỉ gãy lưỡi mới có thể thuyết phục con đi cắt tóc cho chỉn chu. Giờ đây, con bạn lại dùng phòng tắm quá lâu, thường xuyên ngắm mình trong gương, dành vài triệu cho một kiểu tóc thời thượng, và có vẻ như hoàn toàn đắm chìm vào việc chăm chút cho ngoại hình. Đây là điều thường gặp ở trẻ dậy thì. Khi bước vào giai đoạn này, đa số trẻ quan tâm đến vẻ ngoài nhiều hơn, từ cân nặng đến chiều cao, từ da dẻ đến kiểu tóc, từ quần áo đến giày dép…
Sẽ không có gì đáng nói nếu trẻ chỉ dừng ở việc chú ý giữ vệ sinh thân thể và chọn lựa trang phục kĩ càng hơn. Tuy nhiên, có những trẻ “cải thiện” vẻ bề ngoài bằng những cách tiêu cực và gây hại đến sức khỏe như nhịn ăn, uống thuốc giảm cân,… hoặc theo đuổi những phong cách không phù hợp lứa tuổi như trang điểm đậm, mặc quần áo hở hang…
Đứng trước những thay đổi lớn về cơ thể cũng như tâm sinh lý của con ở độ tuổi này, cha mẹ cần tôn trọng quyết định và lựa chọn của con nhưng cũng rất cần những biện pháp can thiệp cần thiết khi trẻ quá sa đà.
>>> Tìm hiểu thêm: Cha mẹ nên giúp con đối diện với thay đổi sinh lý tuổi dậy thì như thế nào?
1. Động viên con
Ở tuổi dậy thì, cơ thể con trẻ sẽ xuất hiện nhiều thay đổi lớn về ngoại hình như chiều cao, dáng vóc, da dẻ... Ngoài ra, trẻ cũng sẽ chú tâm hơn đến thế giới rộng lớn bên ngoài vòng tay gia đình và nhà trường. “Những người nổi tiếng nhìn như thế nào? Họ đi đứng ra sao? Họ ăn mặc như thế nào? Phong cách sống của họ là gì?”. Câu trả lời cho loạt câu hỏi này được xem như những chuẩn mực của xã hội hiện tại về cái đẹp. Và, khi nhận thấy cơ thể của mình có sự khác biệt với các “chuẩn” trên, trẻ sẽ mất tự tin và làm mọi cách để trở nên đúng “chuẩn”.
Đối mặt với vấn đề này, bạn cần giải thích rõ về những chuẩn mực này cho con để con hiểu được đâu mới là điều quan trọng. Ví dụ như, “Cơ thể người mẫu có thể đẹp thật đấy, nhưng con có biết việc ăn kiêng để có thân hình người mẫu khiến họ phải trả giá bằng chính sức khoẻ của mình không? Người sẽ uể oải vì thiếu chất, dạ dày sẽ thường xuyên đau quặn do dịch vị dư thừa, chưa kể là thiếu chất dẫn đến cơ thể mau lão hoá hơn và dễ bị bệnh hơn, tuổi thọ có khi cũng giảm đi nữa… Vậy con thấy cái nào quan trọng hơn: sức khoẻ hay vẻ bề ngoài?”
Trên hết, bạn nên giúp con xây dựng nên cái nhìn tích cực và lành mạnh về cơ thể của chính con. Nói cách khác, bạn cần phải hướng con đến việc trân trọng cơ thể của mình. Một vài lời khen ngợi, một vài câu động viên mỗi ngày có thể giúp tăng sự tự tin nơi con để tránh không quá sa đà vào việc chăm chút hình thể. Đây là quá trình đòi hỏi nhiều thời gian và công sức nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển của con.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách giúp con vượt qua trầm cảm của tuổi mới lớn mà cha mẹ nào cũng cần phải biết
2. Dạy con về ý nghĩa của trang phục
Giá trị bản thân không phụ thuộc vào dáng vẻ bề ngoài, quần áo, hay trang sức – hãy để con biết điều đó.
Quần áo không chỉ là phát ngôn thời trang mà còn phản chiếu hình ảnh của người mặc, thể hiện sự chu đáo và hiểu biết về ngữ cảnh và nguyên tắc ứng xử trong cuộc sống. Dù một bộ quần áo lộng lẫy đến đâu nhưng không phù hợp với hoàn cảnh thì sẽ gây ấn tượng xấu. Ví dụ như, ta chỉ nên mặc quần áo màu đen hoặc trắng đơn giản khi đến lễ tang; chọn trang phục kín đáo và giản dị khi viếng đền chùa…
Ngoài ra, hãy nhắc nhở con rằng quần áo và trang sức không phải là những yếu tố duy nhất để xác định phẩm chất của một con người. Còn rất nhiều điều khác để nói lên con là ai như tài năng, sở thích, năng khiếu đặc biệt, giá trị sống, đam mê, khát vọng, các mối quan hệ… Do đó, con không nên chỉ chú trọng trang phục, ngoại hình mà cần phải hoàn thiện nhân cách và kiến thức để thực sự được mọi người nể trọng.
>>> Có thể bạn quan tâm: 5 yếu tố mà bạn cần phải dung hòa để có được cuộc sống viên mãn
3. Đặt ra giới hạn cho việc chăm chút bề ngoài
Thấu hiểu về nhu cầu khẳng định mình của con, nhưng bạn cũng cần nghiêm khắc vạch rõ giới hạn. Một mặt bạn động viên con cảm thấy tự tin và hài lòng với vẻ ngoài, nhưng mặt khác bạn cũng cần giúp con quản lý thời gian của bản thân và không quá sa đà vào việc chăm chút cho ngoại hình.
Và, hãy nhớ rằng, đừng ép buộc con làm theo ý của mình mà không có lời giải thích “Chiến tranh” chắc chắn sẽ bùng nổ nếu bạn buộc một thiếu niên tuân thủ một quy tắc nào đó mà không cho phép thương lượng. Để hướng con về việc xử sự đúng và vẫn giữ được hoà khí gia đình, tốt nhất hãy trao đổi cùng con và đưa ra nhiều ngữ cảnh để con có thể lựa chọn mức cân bằng lý tưởng nhất.
>>> Bài viết có liên quan: Nên dạy trẻ cách cư xử tử tế từ đâu?
“Để kịp giờ vào học với “quy trình làm đẹp” 1 tiếng rưỡi của con thì con phải dậy lúc 5 giờ sáng đấy nhé con gái. Còn nếu con muốn ngủ tới 6 giờ thì hãy cố gắng nhanh chóng sửa soạn trong 30 phút thôi. Vậy con muốn chọn giải pháp nào?
Thế nhưng, trừ những trường hợp ảnh hưởng đển ngữ cảnh hay công việc của những người xung quanh, những giới hạn ngoại hình này không nên xâm phạm vào tính cách hay sở thích của con. Bạn có thể không đồng ý khi con mặc quần đùi đến lễ tang, nhưng không thể cấm tiệt con không được đụng vào món đồ thời trang này vì bạn thấy chúng không chỉn chu. Việc cố gắng ép con theo ý bạn sẽ chỉ khiến con cố gắng phản kháng và bỏ ngoài tai những lời khuyên hữu ích khác của bạn.
>>> Xem thêm: