Image alt
Blog Nhịp Sống Khỏe

Khủng hoảng tâm lý là gì? 10 cách giữ tâm lý ổn định hiệu quả

Trong cuộc sống hiện đại, áp lực từ công việc, gia đình và xã hội ngày càng tăng, khiến nhiều người dễ rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài. Khi cảm xúc tiêu cực vượt quá tầm kiểm soát, khủng hoảng tâm lý có thể xảy ra, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vậy khủng hoảng tâm lý là gì và đâu là cách thoát khỏi ám ảnh tâm lý? Hãy xem ngay trong bài viết sau.

Khủng hoảng tâm lý là gì và có mấy loại?

Khủng hoảng tâm lý được xem là trạng thái căng thẳng, lo âu hoặc rối loạn cảm xúc mạnh mẽ khi một người gặp phải một sự kiện hoặc tình huống bất ngờ vượt quá khả năng đối phó của bản thân họ. Điều này có thể phát sinh từ các sự kiện lớn trong cuộc sống như mất mát, ly hôn, mất việc, tai nạn,...

Khủng hoảng tâm lý có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi và suy nghĩ của người đó, dẫn đến những phản ứng tiêu cực như lo âu, trầm cảm, mất kiểm soát cảm xúc và thay đổi trong hành vi thường ngày. Nếu không được giải quyết kịp thời, khủng hoảng tâm lý có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe tinh thần và thể chất.

Khủng hoảng tâm lý có thể được chia thành các loại sau:

  • Khủng hoảng phát triển: Khủng hoảng này xảy ra trong từng giai đoạn phát triển của con người. Khi trưởng thành, chúng ta đều phải trải qua những cột mốc khủng hoảng như khủng hoảng tuổi lên 3, tuổi dậy thì... Đây là những biến đổi tâm lý tự nhiên, có thể đoán trước và là một phần không thể thiếu trong hành trình cuộc sống.

  • Khủng hoảng hiện sinh: Khủng hoảng này xảy ra khi tâm lý có những xung đột liên quan đến phương hướng, mục đích sống và tâm linh. Theo đó, khủng hoảng tuổi trung niên là một ví dụ điển hình về một cuộc khủng hoảng tâm lý bắt nguồn từ sự lo lắng hiện sinh.

  • Khủng hoảng hoàn cảnh: Đó là khủng hoảng khi gặp những sự kiện bất ngờ như tai nạn, mất việc, ly hôn hay thiên tai. Những cú sốc này thường gây ra cảm giác bàng hoàng, trầm cảm và khiến việc thích nghi trở nên khó khăn.

 

Các nguyên nhân phổ biến gây ra khủng hoảng tâm lý

Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tinh thần có thể từ những yếu tố sau:

  • Yếu tố cá nhân: Những biến cố như mất mát, thất bại hoặc thay đổi cuộc sống đột ngột (ly hôn, mất người thân, chuyển công việc) dễ khiến tinh thần suy sụp.

  • Yếu tố xã hội: Áp lực từ xã hội, sự kỳ vọng quá cao hoặc các mối quan hệ phức tạp có thể tạo nên sự mệt mỏi và lo âu.

  • Yếu tố công việc: Căng thẳng, khối lượng công việc lớn, mất cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc là nguyên nhân phổ biến gây khủng hoảng.

  • Yếu tố sinh lý và di truyền: Các vấn đề liên quan đến di truyền hoặc sự mất cân bằng hóa học trong não bộ cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tinh thần bất ổn.

 

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị khủng hoảng tâm lý

Trước khi tìm hiểu tâm lý bất ổn nên làm gì, bạn hãy nhận diện khủng hoảng tinh thần thông qua các dấu hiệu sau đây:

  • Thay đổi cân nặng (tăng/ sụt cân) đột ngột.

  • Tâm trạng thất thường, dễ bị dao động, mất tập trung, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc và học tập.

  • Mất ngủ hoặc khó ngủ.

  • Cô lập khỏi bạn bè và người thân.

  • Dễ lơ là ngoại hình, thậm chí không quan tâm đến việc vệ sinh cá nhân.

  • Mất hứng thú với mọi thứ.

  • Không thực hiện những thói quen hay hành động như thường ngày.

 

Khủng hoảng tâm lý ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?

Nếu không tìm cách thoát khỏi ám ảnh tâm lý sớm có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt như:

  • Tác động đến sức khỏe: Khủng hoảng kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như trầm cảm, lo âu hoặc rối loạn tâm lý, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống.

  • Tác động đến mối quan hệ: Căng thẳng, bất ổn về mặt cảm xúc có thể làm xáo trộn các mối quan hệ gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, dễ dẫn đến mâu thuẫn hoặc có khoảng cách.

  • Tác động đến hiệu suất công việc: Nếu không tìm cách giữ tâm lý ổn định, khủng hoảng sẽ khiến tinh thần sa sút, khó tập trung, làm giảm hiệu quả và năng suất lao động. Từ đó, ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp và tài chính của bạn.

 

10 cách vượt qua khủng hoảng tâm lý hiệu quả

Dưới đây là những cách vượt qua nỗi đau trong cuộc sống hiệu quả mà bạn không thể bỏ qua:

Chia sẻ cảm xúc với người thân và bạn bè

Việc chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ với người thân hoặc bạn bè là cách vượt qua khủng hoảng tâm lý, giúp bạn giảm bớt cảm giác cô đơn và áp lực. Khi bạn mở lòng với những người xung quanh, họ có thể cung cấp những lời khuyên, sự an ủi hoặc thậm chí chỉ đơn giản là lắng nghe, giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn trong tình huống khó khăn.

Học cách kiểm soát cơn giận

Khủng hoảng tâm lý thường khiến cảm xúc trở nên mạnh mẽ, trong đó giận dữ là một trong những cảm xúc phổ biến. Học cách nhận diện và kiểm soát cơn giận là cách giữ tâm lý ổn định, giúp bạn bình tĩnh hơn. Theo đó, bạn có thể áp dụng các cách giải tỏa áp lực tâm lý như hít thở sâu, tạm dừng trước khi phản ứng và tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của cơn giận. Từ đó, giúp bạn giảm bớt sự căng thẳng, bảo vệ các mối quan hệ của mình.

Tập trung vào các hoạt động mang lại niềm vui

Khi cảm thấy khủng hoảng, việc tham gia vào những hoạt động mình yêu thích có thể giúp bạn lấy lại cân bằng và là cách để ổn định tâm lý hiệu quả. Dù là nghe nhạc, vẽ tranh, nấu ăn hay thể thao cũng giúp bạn giảm bớt những lo âu, tiêu cực. Qua đó mang lại cảm giác thỏa mãn, tạo ra niềm vui trong cuộc sống.

Thực hành thiền, yoga hoặc viết nhật ký

Các phương pháp như thiềnyoga hay viết nhật ký cũng là những cách thoát khỏi ám ảnh tâm lý hiệu quả. Những hoạt động này có thể giúp bạn thư giãn, làm dịu tâm trí đang căng thẳng, lo âu của mình. Cụ thể thiền và yoga giúp bạn tìm lại sự cân bằng trong cơ thể và tâm hồn, còn viết nhật ký là cách giảm áp lực tâm lý để bạn giải tỏa cảm xúc, suy nghĩ tích cực hơn.

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng và sức khỏe tinh thần. Theo đó, bạn nên đảm bảo một chế độ ăn uống cân đối với nhiều rau củ, trái cây, thực phẩm giàu omega-3 và vitamin có thể giúp cải thiện cảm giác lo âu và căng thẳng. Ngoài ra, việc tự tay chuẩn bị và “thả hồn mình” vào những món ăn cũng là cách lấy lại tinh thần khi bị suy sụp, giúp bạn cảm thấy yêu đời hơn.

Luôn tự nhắc nhở về giá trị của bản thân

Trong những lúc khủng hoảng tâm lý, chúng ta dễ dàng mất đi sự tự tin và cảm giác giá trị bản thân. Do đó, cách lấy lại tinh thần khi bị suy sụp là bạn hãy thường xuyên tự nhắc nhở mình về những điểm mạnh và thành tựu đã đạt được. Việc tạo dựng niềm tự tin sẽ giúp bạn vững vàng hơn trong việc đối diện với thử thách.

Học cách chấp nhận và thay đổi

Khủng hoảng tâm lý có thể đến từ việc chúng ta không thể chấp nhận những thay đổi trong cuộc sống. Việc học cách chấp nhận thực tế và tìm ra phương án thay đổi linh hoạt sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ dàng vượt qua các khó khăn. Chấp nhận sẽ là bước đầu tiên để bạn sớm tìm ra cách vượt qua nỗi đau trong cuộc sống.

Ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng

Tâm lý bất ổn nên làm gì? Đó là bạn nên ngủ đúng giờ, đủ giấc. Bởi vì giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi tinh thần, khi bạn không ngủ đủ giấc, cơ thể và tâm trí sẽ trở nên căng thẳng, dễ bị tổn thương hơn. Chính vì vậy, bạn hãy đảm bảo có giấc ngủ sâu và đầy đủ để giúp giảm lo âu, lấy lại sức lực đối mặt với mọi tình huống.

Tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia

Tâm lý yếu phải làm sao? Nếu tâm lý yếu hoặc khủng hoảng tâm lý kéo dài, trở nên nghiêm trọng, việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia như bác sĩ tâm lý hoặc nhà trị liệu là vô cùng quan trọng. Các bác sĩ hoặc chuyên gia sẽ giúp bạn phân tích tình hình, nguyên nhân và tìm cách vượt qua nỗi đau trong cuộc sống hiệu quả.

Biết kiểm soát cảm giác bất an

Khủng hoảng tâm lý đôi khi đến từ việc không thể kiểm soát được tình hình tài chính, nhất là khi trải qua các sự kiện bất ngờ như thất nghiệp, gặp tai nạn… Do đó, việc tạo ra một kế hoạch cho tương lai giúp bạn giảm bớt sự bất an hơn, góp phần vượt qua được những khủng hoảng tinh thần của mình.

Với bảo hiểm nhân thọ, bạn có thể linh hoạt trong việc lựa chọn mức bảo vệ và điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thực tế. Ngoài ra, sản phẩm bảo hiểm nhân thọ còn mang lại cho bạn sự hỗ trợ tài chính nhanh chóng trong các tình huống khẩn cấp, từ đó giúp bạn tập trung vào việc giải quyết các vấn đề về sức khỏe, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và sớm ổn định tinh thần hơn.

> Giải pháp hoạch định kế hoạch tài chính với Sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-CHỦ ĐỘNG CUỘC SỐNG

Đến đây mong rằng đã giúp bạn hiểu được khủng hoảng tâm lý là gì và cách vượt qua nỗi đau trong cuộc sống. Bạn hãy kiên nhẫn và chủ động trong việc chăm sóc bản thân, tìm kiếm sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè và chuyên gia khi cần. Nhớ rằng, sức khỏe tinh thần là điều quan trọng và bạn xứng đáng có một cuộc sống vui vẻ, cân bằng và hạnh phúc hơn!

>>> Xem thêm:

Sản phẩm tham khảo

Nhận tư vấn miễn phí về gói bảo hiểm phù hợp

Hãy để lại thông tin bên dưới, chuyên viên tài chính Prudential sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
* Là các thông tin bắt buộc
Thông tin chưa hoàn thành Vui lòng nhập đủ các thông tin bắt buộc

* Là các thông tin bắt buộc

Nhập thông tin của bạn

Chọn thành phố

Bằng việc đánh dấu vào ô ngay cạnh bên, Tôi xác nhận đã đọc, hiểu và biết rõ Chính Sách Bảo Mật Thông Tin của Prudential và đồng ý để Prudential liên hệ cho mục đích tư vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo và khuyến mại như quy định chi tiết tại Chính Sách Bảo Mật Thông Tin.

Đăng ký tư vấn bảo hiểm nhân thọ Prudential ngay hôm nay