nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm
Blog Nhịp Sống Khỏe

Hiểu đúng nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi

Trước khi mua bảo hiểm, bạn cần nắm rõ các nguyên tắc bồi thường để đảm bảo nhận được tối đa quyền lợi khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Vậy chính xác nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm là gì? Nội dung quy tắc như thế nào? Hãy cùng Prudential tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu nguyên tắc bồi thường bảo hiểm là gì?

Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm là định hướng trong việc thể hiện trách nhiệm của công ty bảo hiểm đối với bên mua bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Những quy định này được lập ra giúp khôi phục một phần hoặc toàn bộ tài sản của bên mua bảo hiểm như trước khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực bảo hiểm tài sản và thiệt hại đo lường được (bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm cháy nổ,...). Không áp dụng cho bảo hiểm là tính mạng con người (bảo hiểm nhân thọ). Trong đó, thời điểm áp dụng nguyên tắc bồi thường cụ thể là khi:

  • Hợp đồng bảo hiểm đã được ký và ban hành trước đó, trên cơ sở thống nhất của 2 bên doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm.

  • Số tiền phí theo hợp đồng bảo hiểm được bên mua bảo hiểm đóng đầy đủ theo đúng quy định và sự thống nhất ý kiến của 2 bên.

  • Trong trường hợp, bên mua bảo hiểm khó khăn về tài chính cần trao đổi với công ty bảo hiểm trước và được ghi cụ thể trong hợp đồng hoặc trên cơ sở sự thống nhất của 2 bên.

  • Bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ hóa đơn đóng phí bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

 


Nội dung nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm

Dưới đây là nội dung của nguyên tắc bồi thường bảo hiểm bạn nên biết:

Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm về tài sản

Theo Điều 46 và 47, Luật kinh doanh bảo hiểm, việc áp dụng bồi thường bảo hiểm về tài sản (xe, nhà,...) được thực hiện theo nguyên tắc sau:

  • Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng. Trong đó, số tiền bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm cho tài sản đó.

  • Khi có thiệt hại xảy ra, bồi thường được giải quyết theo giá trị thị trường hiện hành của tài sản, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng.

  • Việc thực hiện bồi thường về tài sản được thực hiện đúng quy định của luật bảo hiểm xã hội và các quy định khác. Tuyệt đối nói không với hành vi lợi dụng, trục lợi hoặc vi phạm pháp luật.


Bồi thường bảo hiểm về tài sản được thực hiện theo một trong ba hình thức:

  • Sửa chữa tài sản bị thiệt hại.

  • Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác tương đương.

  • Bồi thường bằng tiền mặt.


Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thoả thuận được về hình thức bồi thường thì việc bồi thường được thực hiện bằng hình thức tiền mặt.

Ví dụ:

Trong trường hợp bảo hiểm xe, chủ xe trả phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm. Đổi lại, công ty phải đảm bảo rằng chủ xe sẽ được bồi thường nếu phương tiện gặp thiệt hại do người thứ 3 tham gia giao thông gây ra. Trong trường hợp không may gặp tai nạn bị hư hỏng nghiêm trọng, công ty bảo hiểm sẽ có nghĩa vụ khôi phục tài sản về trạng thái ban đầu - thông qua việc sửa chữa xe hoặc bồi thường cho chủ xe các chi phí phát sinh cho việc sửa chữa đó.

Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Theo điều 53, 55 và 57 của Luật kinh doanh bảo hiểm, nguyên tắc bồi thường bảo hiểm dân sự như sau:

  • Trách nhiệm của công ty bảo hiểm chỉ phát sinh khi người thứ 3 yêu cầu người được bảo hiểm bồi thường thiệt hại do người đó gây ra trong thời hạn bảo hiểm.

  • Công ty bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm những khoản tiền mà người được bảo hiểm phải bồi thường cho người thứ ba theo quy định của pháp luật. Tổng số tiền bồi thường của công ty không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

  • Hình thức bồi thường chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là bồi thường bằng tiền.


Ví dụ:

Trường hợp anh A mua bảo hiểm khi lái xe ô tô 20 triệu và không may gây tai nạn giao thông. Bên thứ 3 bị tai nạn yêu cầu anh A bồi thường thiệt hại về tài sản và sức khỏe. Lúc này, công ty bảo hiểm sẽ đại diện anh A chi trả chi phí bồi thường cho người bị tai nạn (số tiền không quá 20 triệu). Qua đó, anh A có thể giảm thiểu rủi ro về tài chính vì chi phí bồi thường tai nạn giao thông có thể rất cao.


Bảo hiểm nhân thọ có nguyên tắc bồi thường hay không?

Không có nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm nhân thọ, vì tính mạng con người thì không thể được định giá hay quy thành tiền được. Điều này thể hiện rõ ở các đặc điểm sau:

  • Chi trả bảo hiểm dựa trên nguyên tắc khoán, thay vì nguyên tắc bồi thường: Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (người được bảo hiểm thương tật, tử vong), người thụ hưởng sẽ nhận được số tiền trả dựa trên số tiền bảo hiểm đã giao kết và điều khoản của hợp đồng. Việc thanh toàn này không nhằm mục đích bồi thường thiệt hại, mà là thực hiện cam kết theo mức khoán mà hợp đồng quy định.

  • Không áp dụng nguyên tắc bồi với trường hợp bảo hiểm trùng: Nếu rủi ro tính mạng xảy ra, người thụ hưởng nhận được nguyên vẹn quyền lợi theo từng hợp đồng riêng biệt. Nhờ đó, một người có thể tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm nhân thọ để tăng thêm mức bảo vệ của bản thân và người thân.

  • Công ty bảo hiểm không có quyền yêu cầu bên thứ 3 bồi hoàn: Nếu bên thứ 3 trực tiếp hoặc gián tiếp gây tử vong, thương tật,... cho người được bảo hiểm, họ sẽ chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp không có quyền yêu cầu bên thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm, mà vẫn thực hiện chi trả bồi thường theo hợp đồng đã cam kết.


Lời khuyên:

Như đã chia sẻ, nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm có thể áp dụng với những hạng mục có thể đong đếm được như chi phí chăm sóc sức khỏe trong bảo hiểm y tế, bảo hiểm sức khỏe,… Do đó, để áp dụng nguyên tắc bồi thường, bạn có thể tham gia thêm bảo hiểm sức khỏe giúp gia tăng quyền lợi bảo vệ toàn diện.

Hiện nay, các công ty bảo hiểm nhân thọ có bán kèm các sản phẩm bổ trợ để người tham gia đính kèm với sản phẩm chính. Trong đó, bảo hiểm bổ trợ Bảo hiểm sức khỏe PRU-HÀNH TRANG VUI KHỎE là một sản phẩm bảo hiểm bổ trợ được nhiều khách hàng của Prudential đánh giá cao bởi:

  • Bảo hiểm là giải pháp hỗ trợ tài chính ưu việt, giúp chi trả chi phí thực tế khi điều trị nội trú (chi trả chi phí phẫu thuật gồm chi phí thuốc điều trị, vật tư y tế, cấy ghép y tế…); ngoại trú (xét nghiệm, vật lý trị liệu,..); chăm sóc nha khoa, thai sản. Qua đó, bạn có thể yên tâm điều trị bệnh, phục hồi nhanh chóng để sớm trở lại cuộc sống bình thường.

  • Sản phẩm PRU-HÀNH TRANG VUI KHỎE được áp dụng cho trẻ em lẫn người lớn. Qua đó, bảo vệ toàn diện sức khỏe cho tất cả thành viên trong gia đình bạn.

  • Sản phẩm có thể đính kèm cùng nhiều sản phẩm chính của Prudential như PRU-HÀNH TRANG TRƯỞNG THÀNH, PRU-ĐẦU TƯ LINH HOẠT, PRU-CHỦ ĐỘNG CUỘC SỐNG,... để bảo vệ toàn diện, giúp người tham gia tự tin chăm sóc sức khỏe và tận hưởng cuộc sống.

 

Tại Prudential, bạn có thể mua bảo hiểm sức khỏe nhanh chóng, tiện lợi bằng cách truy cập vào trang mua bảo hiểm trực tuyến ePrudential.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn nắm rõ nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm. Qua đó, bạn có thể xác định đúng quyền lợi được nhận khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Mời bạn đón đọc các thông tin tiếp theo về bảo hiểm tai nạn tại: Blog Nhịp Sống Khỏe | Prudential Việt Nam.

Sản phẩm tham khảo

Nhận tư vấn miễn phí về gói bảo hiểm phù hợp

Hãy để lại thông tin bên dưới, chuyên viên tài chính Prudential sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
* Là các thông tin bắt buộc
Thông tin chưa hoàn thành Vui lòng nhập đủ các thông tin bắt buộc

* Là các thông tin bắt buộc

Nhập thông tin của bạn

Chọn thành phố

Bằng việc đánh dấu vào ô ngay cạnh bên, Tôi xác nhận đã đọc, hiểu và biết rõ Chính Sách Bảo Mật Thông Tin của Prudential và đồng ý để Prudential liên hệ cho mục đích tư vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo và khuyến mại như quy định chi tiết tại Chính Sách Bảo Mật Thông Tin.

Đăng ký tư vấn bảo hiểm nhân thọ Prudential ngay hôm nay