bảo hiểm trùng
Blog Nhịp Sống Khỏe

Bảo hiểm trùng là gì? 4 điều cần cân nhắc trước khi mua

Hiện nay, khách hàng có ý định tham gia nhiều bảo hiểm cùng lúc để tăng quyền lợi bổ sung cũng như ưu đãi. Tuy nhiên, liệu có được phép mua bảo hiểm trùng không cũng như cách giải quyết bảo hiểm trùng khi có sự kiện bảo hiểm như thế nào? Trong bài sau, Prudential chia sẻ các thông tin giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc này. Cùng tìm hiểu nhé!

Hiểu rõ bảo hiểm trùng là gì?

Trước khi trả lời câu hỏi “Có được tham gia bảo hiểm trùng không”, bạn cần hiểu đúng về bảo hiểm trùng. Vậy bảo hiểm trùng là gì?

Bảo hiểm trùng là việc mua nhiều hơn 1 bảo hiểm cho cùng một đối tượng tài sản, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm. Trong đó, đối tượng và phạm vi áp dụng của bảo hiểm trùng là tài sản và trách nhiệm dân sự, không áp dụng với chủ thể là con người.

Ví dụ:

Chị A có một chiếc xe ô tô có giá trị 800 triệu đồng. Chị A mua bảo hiểm vật chất của công ty B với số tiền bảo hiểm là 800 triệu đồng. Sau đó, chị A lại tiếp tục mua thêm bảo hiểm vật chất xe của công ty C với số tiền bảo hiểm 800 triệu đồng. Điều này có nghĩa là chị A đã mua bảo hiểm trùng cho chiếc xe ô tô của mình.


Ưu điểm và hạn chế khi mua bảo hiểm trùng

Việc mua bảo hiểm trùng có thể mang lại cho bạn một số lợi ích như:

  • Tăng sự an tâm: Việc cùng lúc sở hữu hơn 2 hợp đồng bảo hiểm, bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn khi có nhiều công ty bảo hiểm cùng bảo vệ tài sản.

  • Hưởng quyền lợi bổ sung và ưu đãi: Mua bảo hiểm trùng giúp gia tăng quyền lợi được nhận, từ đó giảm nhẹ thiệt hại khi có rủi ro xảy ra. Đồng thời, với bảo hiểm trùng bạn có thể hưởng được nhiều ưu đãi hơn từ các công ty bảo hiểm khác nhau.


Bên cạnh ưu điểm, việc mua bảo hiểm trùng cũng tiềm ẩn một số hạn chế như:

  • Tốn nhiều chi phí hơn: Khi mua bảo hiểm trùng, bạn sẽ tốn nhiều chi phí đóng bảo hiểm hơn để bảo vệ cho cùng một đối tượng.

  • Giới hạn mức chi trả bảo hiểm: Theo quy định, hạn mức bồi thường tối đa của bảo hiểm trùng không được vượt quá giá trị thiệt hại tài sản theo Luật. Do đó, bạn có thể không tận dụng hết các quyền lợi của các loại bảo hiểm mà mình tham gia.

  • Rắc rối trong quá trình bồi thường: Khi mua bảo hiểm trùng, bạn phải tuân thủ các điều khoản và điều kiện của nhiều hợp đồng bảo hiểm khác nhau. Điều này có thể gây rắc rối trong quá trình giải quyết bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

  • Rủi ro bị hủy hợp đồng: Một số trường hợp khách hàng có thể bị hủy hợp đồng mà không nhận được bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, nếu phía công ty bảo hiểm phát hiện sử dụng bảo hiểm trùng với mục đích trục lợi.

 

Cách giải quyết hợp đồng bảo hiểm trùng khi xảy ra sự kiện bảo hiểm

Căn cứ theo khoản 2 điều 49 Luật Kinh doanh Bảo hiểm, trong trường hợp tham gia bảo hiểm trùng, nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm mỗi công ty chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả hợp đồng mà bên mua đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các công ty bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.

Ví dụ:

Nếu xe ô tô của chị A không may bị tai nạn giao thông và thiệt hại tài sản là 400 triệu đồng. Chị A có thể yêu cầu bồi thường từ cả 2 công ty A và B. Tuy nhiên, mỗi công ty chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ 50% của số tiền thiệt hại tài sản.

Do đó, bạn sẽ nhận được 200 triệu đồng từ công ty A và 200 triệu đồng từ công ty B. Tổng bồi thường là 400 triệu - không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của ô tô.


Các thắc mắc thường gặp khác

Dưới đây là một số giải đáp thắc mắc hữu ích liên quan đến bảo hiểm trùng mà bạn nên tham khảo:

Bảo hiểm nhân thọ có được bảo hiểm trùng không?

Quy định bảo hiểm trùng không áp dụng cho đối tượng là con người. Do đó, một người có thể mua nhiều bảo hiểm nhân thọ cho bản thân mà vẫn nhận được đầy đủ quyền lợi từ các công ty bảo hiểm mà họ đang tham gia.

Ví dụ:

Anh B mua bảo hiểm nhân thọ của công ty C và D với số tiền bảo hiểm hàng năm là 20 triệu đồng với các chính sách bảo vệ tương tự nhau. Trong đó riêng ở quyền lợi tử vong, công ty A có mức quyền lợi là 700 triệu, công ty B có quyền lợi là 500 triệu.

Khi người được bảo hiểm tử vong, người thụ hưởng được nhận đầy đủ mức quyền lợi trên từ cả 2 công ty mà không có hạn mức tối đa như với bảo hiểm trùng áp dụng cho tài sản. Tổng cộng: 600 triệu + 400 triệu = 1 tỷ.

Có nên mua hai hoặc nhiều bảo hiểm nhân thọ không?

Bảo hiểm nhân thọ không giới hạn số lượng hợp đồng mà khách hàng mong muốn tham gia, nên bạn hoàn toàn có thể tham gia 2 hoặc nhiều hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Tùy theo trường hợp mà quyền lợi nhận được sẽ khác nhau.

  • Trường hợp 1 - Mua nhiều hợp đồng, mỗi hợp đồng bảo vệ 1 người thân trong gia đình


Với hình thức mua bảo hiểm trùng này, người tham gia nhận được nhiều quyền lợi như: Tham gia cho cha mẹ để họ có tuổi già an nhàn, độc lập tài chính; tham gia bảo hiểm cho con để chuẩn bị cho trẻ những hành trang tốt nhất bước vào đời, hướng tới tương lai rộng mở, tươi đẹp; Mua bảo hiểm cho vợ/chồng nhằm chuẩn bị kế hoạch tài chính chu đáo trước những rủi ro bất ngờ xảy ra trong cuộc sống.

>>> Xem thêm: Những lý do nên mua bảo hiểm cho người trụ cột

  • Trường hợp 2 - Mua nhiều hợp đồng cho 1 người


Mỗi một sản phẩm bảo hiểm có những quyền lợi và ưu đãi riêng biệt. Nếu khách hàng mua nhiều gói bảo hiểm nhân thọ khác nhau cho 1 người sẽ giúp gia tăng giá trị quyền lợi khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Qua đó người tham gia có nguồn tài chính dồi dào để vượt qua khó khăn và ổn định cuộc sống sau biến cố.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ bảo hiểm trùng là gì cũng như cách giải quyết hợp đồng bảo hiểm bị trùng khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Nếu cần tư vấn thêm về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hãy liên hệ Prudential nhé!

 >>> Xem thêm:

Sản phẩm tham khảo

Nhận tư vấn miễn phí về gói bảo hiểm phù hợp

Hãy để lại thông tin bên dưới, chuyên viên tài chính Prudential sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
* Là các thông tin bắt buộc
Thông tin chưa hoàn thành Vui lòng nhập đủ các thông tin bắt buộc

* Là các thông tin bắt buộc

Nhập thông tin của bạn

Chọn thành phố

Bằng việc đánh dấu vào ô ngay cạnh bên, Tôi xác nhận đã đọc, hiểu và biết rõ Chính Sách Bảo Mật Thông Tin của Prudential và đồng ý để Prudential liên hệ cho mục đích tư vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo và khuyến mại như quy định chi tiết tại Chính Sách Bảo Mật Thông Tin.

Đăng ký tư vấn bảo hiểm nhân thọ Prudential ngay hôm nay