giá trị bảo hiểm
Blog Nhịp Sống Khỏe

Giá trị bảo hiểm là gì? Cách phân biệt với số tiền bảo hiểm

Giá trị bảo hiểm là thuật ngữ quan trọng trong hợp đồng bảo hiểm mà người tham gia phải nắm rõ, để có thể bảo vệ quyền lợi của mình khi không may xảy ra sự kiện bảo hiểm. Hãy tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn giá trị bảo hiểm là gì và cách tính chuẩn xác bạn nhé!

Giá trị bảo hiểm là gì?

Giá trị bảo hiểm là trị giá của đối tượng được bảo hiểm do người mua và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cùng nhau xác định và thỏa thuận trong hợp đồng. Nhờ đó, cả hai bên xác định mức phí bảo hiểm và giới hạn trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm dễ dàng hơn.

Ví dụ: Giá trị bảo hiểm của bảo hiểm tài sản (cho nhà cửa, đất đai, xe cộ…) thường dựa trên giá trị thực tế của tài sản đó (xét tại thời điểm ký hợp đồng bảo hiểm).

Giá trị của đối tượng bảo hiểm chỉ được xác định trong loại hợp đồng bảo hiểm phân loại theo giá trị bảo hiểm, điển hình là hợp đồng bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại.


Cách tính giá trị bảo hiểm

Tùy theo tính chất của đối tượng mà cách xác định giá trị bảo hiểm có sự khác biệt nhất định. Cụ thể:

  • Với tài sản mới: Giá trị bảo hiểm bằng giá trị mua mới trên thị trường cộng với chi phí vận chuyển, lắp đặt… tài sản (nếu có).

  • Với tài sản đã qua sử dụng: Giá trị bảo hiểm được xác định theo giá trị còn lại (nguyên giá tài sản ban đầu trừ đi phần khấu hao), hoặc giá trị sau đánh giá lại (theo ý kiến của hội đồng thẩm định giá chuyên nghiệp hoặc chuyên gia giám định độc lập).

 

Số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm có gì khác nhau?

Nhiều người dễ nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm. Thực chất, số tiền bảo hiểm là khoản tiền công ty bảo hiểm phải chi trả/bồi thường cho bên mua bảo hiểm (ở mức trách nhiệm cao nhất) khi xảy ra rủi ro/thiệt hại như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Số tiền đó có thể bằng hoặc nhỏ hơn giá trị bảo hiểm và giá trị bảo hiểm là yếu tố ảnh hưởng đến việc giao kết số tiền bảo hiểm cùng phí bảo hiểm.

Do vậy, để tránh hiểu nhầm, thuật ngữ này nếu xuất hiện trong bảo hiểm nhân thọ sẽ được gọi là mệnh giá bảo hiểm hay giá trị hợp đồng bảo hiểm.



Dựa vào giá trị bảo hiểm, phân loại các hợp đồng bảo hiểm

Xét theo yếu tố giá trị của đối tượng được bảo hiểm, có 3 loại bảo hiểm cơ bản sau:

Hợp đồng bảo hiểm đúng giá trị

Hợp đồng đúng giá trị là loại hợp đồng mà số tiền bảo hiểm đúng với giá trị thực tế của đối tượng được bảo hiểm, dựa trên cơ sở giá trị của tài sản thực tế vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Ví dụ: Doanh nghiệp sở hữu xe máy trị giá 20 triệu đồng và mua loại bảo hiểm đúng giá trị. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, xác định thiệt hại 50%, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả 50% x 20.000.000 = 10.000.000 đồng.

Hợp đồng bảo hiểm dưới giá trị

Hợp đồng bảo hiểm dưới giá trị là loại hợp đồng mà số tiền bảo hiểm thấp hơn giá thị trường thực tế của tài sản được bảo hiểm (ở thời điểm giao kết hợp đồng).

Trong trường hợp ký kết hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị thành công, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và giá thị trường của đối tượng được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.

Ví dụ: Doanh nghiệp sở hữu xe ô tô trị giá 1 tỷ đồng, tương ứng với mức phí bảo hiểm phải đóng là 10 triệu đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ mua loại bảo hiểm tài sản có trị giá 500 triệu đồng (bằng ½ giá trị tài sản thực tế) để đóng phí 5 triệu đồng.

Lúc xảy ra sự kiện bảo hiểm, chịu thiệt hại 20 triệu đồng, bên cung cấp bảo hiểm sẽ chi trả một khoản là:

  • Tỷ lệ chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và giá trị tài sản thực tế = 500.000.000 / 1.000.0000.000 = 50%.

  • Số tiền bảo hiểm = 20.000.000 x 50% = 10.000.000 đồng.


Hợp đồng bảo hiểm trên giá trị

Hợp đồng bảo hiểm trên giá trị là loại hợp đồng mà trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường thực tế của tài sản được bảo hiểm (xét tại thời điểm giao kết hợp đồng thành công).

Thông thường, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm không được tự giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị. Nếu vô ý thực hiện ký kết loại hợp đồng này thì:

  • Khi chưa xảy ra sự kiện bảo hiểm: Doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại số phí bảo hiểm đã đóng (tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan) cho bên mua bảo hiểm.

  • Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm: Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm nhưng chỉ áp dụng giống trường hợp mua hợp đồng bảo hiểm đúng giá trị và không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm.


Ví dụ: Doanh nghiệp mua bảo hiểm tài sản cho mảnh đất với giá trị thực tế 1 tỷ đồng. Thế nhưng, khi khai báo để mua bảo hiểm, doanh nghiệp nâng giá thẩm định lên 2 tỷ đồng (có thể vì công ty bảo hiểm nắm rõ giá trị thực).

Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp A xảy ra sự kiện bảo hiểm, xác định mức thiệt hại 100%. Ở trường hợp này, khi công ty nắm rõ tình trạng, chỉ bồi thường theo giá trị thực tế (sau khi được thẩm định lại kỹ càng).

Trên đây là những thông tin quan trọng mà người tham gia bảo hiểm cần biết về giá trị bảo hiểm. Hãy chủ động lựa chọn và tham gia ngay một gói bảo hiểm phù hợp với giá trị thực tế của đối tượng bảo hiểm giúp bạn tận hưởng quyền lợi bảo vệ toàn diện, trọn vẹn nhất nếu xảy ra sự cố không mong muốn!

>>> Xem thêm:

Sản phẩm tham khảo

Nhận tư vấn miễn phí về gói bảo hiểm phù hợp

Hãy để lại thông tin bên dưới, chuyên viên tài chính Prudential sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
* Là các thông tin bắt buộc
Thông tin chưa hoàn thành Vui lòng nhập đủ các thông tin bắt buộc

* Là các thông tin bắt buộc

Nhập thông tin của bạn

Chọn thành phố

Bằng việc đánh dấu vào ô ngay cạnh bên, Tôi xác nhận đã đọc, hiểu và biết rõ Chính Sách Bảo Mật Thông Tin của Prudential và đồng ý để Prudential liên hệ cho mục đích tư vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo và khuyến mại như quy định chi tiết tại Chính Sách Bảo Mật Thông Tin.

Đăng ký tư vấn bảo hiểm nhân thọ Prudential ngay hôm nay