quản lý tài chính, prudential
Blog Nhịp Sống Khỏe

ZBB hay phương pháp cho mỗi đồng tiền đều có một mục tiêu

ZBB hay Zero-based Budgeting là một trong những phương pháp tài chính nhằm thắt chặt chi tiêu và tăng lợi nhuận mà các doanh nghiệp ưa thích sử dụng. Đây cũng là một phương pháp quản lý dòng tiền hiệu quả, hoàn toàn có thể áp dụng cho cá nhân. Tuy việc áp dụng không hề đơn giản, nhưng lợi ích mà ZBB mang lại xứng đáng để chúng ta bỏ công tìm hiểu và áp dụng.

Thế nào là ZBB?

Zero-Based Budgeting hiểu đơn giản là phương pháp “Lập ngân sách từ con số 0”. Phương pháp này được xây dựng dựa trên nguyên tắc cơ bản là mỗi khoản tiền trong tài khoản đều có mục tiêu sử dụng rõ ràng. Thay vì mãi lẩn quẩn với các khoản chi tiêu hàng ngày như tiền đi chợ, tiền sinh hoạt cá nhân, hóa đơn điện nước hàng tháng… ZBB sẽ giúp ta phân loại và kiểm soát 100% thu nhập của mình ngay từ đầu. Hay hiểu theo cách khác, mỗi khi tiếng “ting ting” báo lương ùa về, ta tiến hành phân loại 100% số tiền đó, thì số dư còn lại là 0 đồng. Lập ngân sách từ con số 0 chính là ở chỗ này.

Các phương pháp quản lý tài chính khác sẽ không phân loại 100% như vậy. Chính điều này khiến cho ZBB trở nên khác biệt hơn. 

ZBB áp dụng thực tế như thế nào?

Để áp dụng được phương pháp ZBB, chúng ta cần thực hiện một số bước cần thiết. Đầu tiên, chúng ta phải tổng hợp và tính toán ra con số tổng thu nhập hàng tháng sau khi đã trừ thuế. Con số càng chính xác càng tốt. Tiếp theo, chúng ta liệt kê và phân loại những khoản chi tiêu hàng tháng. Thông thường, chúng ta có thể phân loại chi tiêu thành các nhóm lớn và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên:

  • Chi phí sinh hoạt: tiền nhà (hoặc phí dịch vụ chung cư), tiền ăn của cá nhân và gia đình, tiền điện nước…

  • Chi tiêu của riêng cá nhân: tiền cà phê, ăn uống cùng bạn bè, tiền mua sắm đồ, tiền đổi thiết bị điện tử mới, tiền đi du lịch…

  • Chi trả các khoản nợ: tiền vay ngân hàng, nợ thẻ tín dụng…

  • Chi phí phát sinh (dự kiến): thuốc men, đám cuới, sinh nhật, các thể loại tiệc tùng…

  • Tiết kiệm, đầu tư: khoản tiết kiệm cố định hàng tháng, khoản chuyển quỹ đầu tư, khoản mua bảo hiểm,…

Chẳng hạn, nếu thu nhập một tháng là 30 triệu đồng, bảng chi phí theo ZBB của chúng ta sẽ được lập như sau:

Số dư đầu kỳ

30,000,000

Chi phí sinh hoạt

6,000,000

Nhu cầu cá nhân

7,000,000

Nợ ngân hàng

10,000,000

Chi phí phát sinh

3,000,000

Tiết kiệm, đầu tư

4,000,000

Số dư cuối kỳ

0

Trong trường hợp sau khi phân bổ xong mà vẫn còn dư một khoản nào đó, chúng ta có thể tuỳ ý phân bổ tiếp khoản dư này vào nhóm chi tiêu hoặc tiết kiệm, đầu tư, tùy theo hoàn cảnh hiện tại.

Cuối cùng, chúng ta sẽ có một bảng chi tiết các khoản chi tiêu cần phải xử lý trong tháng. Đồng thời, đây cũng chính là bảng tham khảo hữu ích cho các kế hoạch chi tiêu trong những tháng kế tiếp. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể áp dụng phương pháp ZBB này cho các chu kỳ dài hạn hơn như 1 quý hoặc 1 năm.

>>> Tìm đọc thêm: Nên làm gì để ta chi tiêu có nguyên tắc?

Liệu chúng ta có thể áp dụng ZBB thành công?

Hiểu được ZBB chỉ là bước đầu. Quan trọng hơn, việc nắm rõ các ưu nhược điểm của phương pháp sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện.

Ưu điểm đầu tiên của phương pháp này là chúng ta có thể đánh giá được tổng quan vấn đề thu chi của bản thân cũng như những ưu tiên trong cuộc sống. Nếu áp dụng nghiêm túc, ZBB sẽ giúp chúng ta tránh được trường hợp bội chi ngân sách.

Đổi lại, thời gian lập kế hoạch và thực hiện của phương pháp này dài hơn do phải quan sát chi tiết các khoản thu chi để tìm được ngân sách hợp lý cho từng nhóm chi phí. Bên cạnh đó, do mọi khoản chi tiêu đều được phân chia từ ban đầu nên đòi hỏi chúng ta phải theo dõi sát sao từng đồng tiền trong ngân sách. Điều này đôi lúc gây ra tâm trạng chán nản do chúng ta dễ cảm thấy bản thân là một người keo kiệt, dè xẻn. Ngoài ra, chúng ta còn cần “linh hoạt” với các khoản ngân sách. Chẳng hạn, nếu có khoản chi phát sinh, chúng ta phải giảm một khoản chi khác như sinh hoạt phí để đảm bảo số dư luôn bằng 0.

Bất kỳ một kế hoạch nào cũng cần sự đầu tư nghiêm túc. Thế nên một khi quyết định bắt tay quản lý tài chính cá nhân bằng phương pháp ZBB, chúng ta nên thực hiện đều đặn hàng tháng và duy trì trong dài hạn để đạt hiệu quả tốt nhất.

>>> Tham khảo thêm:

Sản phẩm tham khảo

Nhận tư vấn miễn phí về gói bảo hiểm phù hợp

Hãy để lại thông tin bên dưới, chuyên viên tài chính Prudential sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
* Là các thông tin bắt buộc
Thông tin chưa hoàn thành Vui lòng nhập đủ các thông tin bắt buộc

* Là các thông tin bắt buộc

Nhập thông tin của bạn

Chọn thành phố

Bằng việc đánh dấu vào ô ngay cạnh bên, Tôi xác nhận đã đọc, hiểu và biết rõ Chính Sách Bảo Mật Thông Tin của Prudential và đồng ý để Prudential liên hệ cho mục đích tư vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo và khuyến mại như quy định chi tiết tại Chính Sách Bảo Mật Thông Tin.

Đăng ký tư vấn bảo hiểm nhân thọ Prudential ngay hôm nay