Kiểm tra sức khỏe tài chính để nâng cao hiệu quả với 7 cách
Kiểm tra sức khỏe tài chính định kỳ là bước quan trọng mà mỗi người nên thực hiện, nhằm phát hiện những vấn đề tiềm ẩn và tìm cách cải thiện tình hình chi tiêu của mình để đảm bảo cuộc sống ổn định. Vậy làm thế nào để kiểm tra và nâng cao sức khỏe tài chính cá nhân hiệu quả? Hãy khám phá trong bài viết dưới đây!
Vì sao cần kiểm tra sức khỏe tài chính?
Sức khỏe tài chính được hiểu là khả năng chi trả, sử dụng tài chính của một cá nhân hoặc gia đình nào đó đối với các nhu cầu, sinh hoạt hàng ngày của mình. Đôi khi bạn nghĩ tài chính của mình khá ổn cho đến khi có vấn đề xảy ra. Vì thế, sẽ tốt hơn nếu bạn thực hiện kiểm tra tình hình tài chính cá nhân thường xuyên.
Việc kiểm tra sức khỏe tài chính sẽ mang đến những lợi ích thiết thực như:
-
Giúp bạn hiểu rõ hơn về thu nhập, chi tiêu, nợ và tài sản của mình. Đồng thời nhận biết các thói quen chi tiêu không hợp lý để điều chỉnh và tiết kiệm hơn.
-
Giúp xác định các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, từ đó lập kế hoạch quản lý tài chính thông minh.
-
Kiểm soát tài chính hiệu quả giúp giảm căng thẳng và lo âu liên quan đến tiền bạc, mang lại cảm giác tự tin hơn trong cuộc sống.
-
Có khoản dự phòng khẩn cấp cho những tình huống rủi ro bất ngờ như thiên tai, dịch bệnh, hư xe, thuốc men,....
>>> Thông tin thêm: Những cách chi tiêu hiệu quả giúp bạn giảm căng thẳng và lo âu về tài chính
Tiêu chí đánh giá sức khỏe tài chính cá nhân có tín hiệu ‘tốt’
Mặc dù tình hình tài chính của mỗi cá nhân là khác nhau, tuy nhiên theo các chuyên gia để có thể đánh giá sức khỏe tài chính của một chủ thể nào đó có ổn định không. Bạn cần dựa vào các tiêu chí sau:
-
Bạn có thu nhập ổn định và đảm bảo khả năng thanh toán sinh hoạt phí như ăn uống, đi lại, học phí mà không cần cân đo đong đếm nhiều.
-
Duy trì được quỹ tiết kiệm dùng cho các trường hợp khẩn cấp như thất nghiệp, ốm đau, bệnh tật hoặc bạn cần trang trải các chi phí bất ngờ khác.
-
Không tồn đọng khoản nợ hoặc chỉ có một khoản nợ thấp nằm trong khả năng chi trả.
-
Sở hữu bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe riêng cho bản thân.
-
Có thể lập kế hoạch tài chính dài hạn cho tương lai như mua xe, mua nhà, dự phòng tuổi hưu hoặc chuẩn bị quỹ giáo dục cho con cái.
-
Tài sản của bạn có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt trong trường hợp cần thiết.
Nếu đã đảm bảo được một nửa các yếu tố kể trên chứng tỏ sức khỏe tài chính cá nhân của bạn là tốt. Ngược lại có thể sức khỏe tài chính của bạn đang chưa ổn định, cần tìm cách khắc phục để nâng cao hơn.
7 cách nâng cao sức khỏe tài chính cá nhân đơn giản mà hiệu quả
Bằng cách áp dụng 7 phương pháp hiệu quả dưới đây, bạn có thể tối ưu hóa việc quản lý tài chính. Từ đó có được sức khỏe tài chính ổn định và phát triển bền vững trong tương lai.
Đặt mục tiêu tài chính rõ ràng, hợp lý
Việc đặt mục tiêu tài chính cụ thể, hợp lý là một yếu tố then chốt trong việc quản lý và nâng cao sức khỏe tài chính cá nhân hiệu quả. Khi mục tiêu được định hình rõ ràng, bạn sẽ biết cần phải tiết kiệm bao nhiêu, đầu tư vào đâu và thời gian đạt được mục tiêu là bao lâu. Điều này không chỉ giúp bạn dễ dàng theo dõi tiến độ tài chính mà còn có kế hoạch chi tiêu hợp lý hơn.
Theo đó, bạn có thể bắt đầu với mục tiêu nhỏ như tiết kiệm vài triệu trong một tháng, sau đó đến mục tiêu lớn hơn như mua xe, mua nhà,...
Chủ động gia tăng nguồn thu nhập thụ động
Ngoài việc giảm nợ và giảm chi tiêu cho những thứ không cần thiết, bạn còn có thể tìm cách để tăng thêm thu nhập cá nhân bằng cách làm thêm nghề tay trái, kinh doanh, đầu tư,…
Hiện nay có rất nhiều hình thức đầu tư an toàn, giúp bạn thêm thu nhập thụ động. Trong đó, bạn có thể cân nhắc về các gói bảo hiểm nhân thọ có yếu tố đầu tư. Để đáp ứng nhu cần vừa bảo vệ sức khỏe tài chính vừa đáp ứng nhu cầu đầu tư, Prudential đã cho ra mắt các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư như:
-
Sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-VỮNG CHẮC: Khi tham gia sản phẩm, khách hàng sẽ được đầu tư an toàn với mức lãi suất đảm bảo do Prudential công bố nhưng không thấp hơn mức lãi suất cam kết trong suốt Thời hạn hợp đồng. Đồng thời, khách hàng còn được hưởng mức lãi suất ổn định cùng các khoản thưởng duy trì hợp đồng. Ngoài ra, khách hàng còn nhận được quyền lợi bảo vệ cao trước rủi ro tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn.
-
Sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị PRU-ĐẦU TƯ LINH HOẠT: Là giải pháp giúp bạn được bảo vệ tài chính trước rủi ro và có cơ hội gia tăng tài sản cùng nhiều quyền lợi ưu việt. Chẳng hạn như cơ hội gia tăng tài sản với danh mục đầu tư đa dạng và lịch sử đầu tư hiệu quả với 07 quỹ PRUlink. Đặc biệt, khách hàng có thể linh hoạt hoán đổi quỹ, đầu tư thêm hay rút tiền mà không mất bất kỳ chi phí nào. Ngoài ra, khi kết hợp cùng các sản phẩm bổ trợ, PRU-ĐẦU TƯ LINH HOẠT còn là giải pháp gia tăng bảo vệ tài chính và sức khỏe cho cả gia đình.
-
Sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-CHỦ ĐỘNG CUỘC SỐNG: Khách hàng có thể đầu tư an toàn với lãi suất cam kết từ Quỹ liên kết chung ổn định giúp bạn có thể linh hoạt tích lũy tài chính để xây dựng mục tiêu trong tương lai. Ngoài ra, còn có quyền lợi khác như quyền lợi rủi ro tử vong hoặc thương tật toàn bộ và vĩnh viễn, quyền lợi thưởng duy trì hợp đồng, quyền lợi thưởng tri ân khách hàng, quyền lợi đảm bảo gia tăng số tiền bảo hiểm.
> Xem thêm thông tin về các sản phẩm bảo hiểm có yếu tố đầu tư của Prudential tại https://www.prudential.com.vn/vi/ke-hoach-dau-tu/
>> Nếu bạn đang có ý định gia tăng tài sản và băn khoăn chưa biết chọn sản phẩm bảo hiểm đầu tư nào, hãy liên hệ Prudential để nhận tư vấn từ các chuyên viên!
Chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được
Chi tiêu ít hơn khoản thu nhập, đồng nghĩa là bạn sẽ có thêm một số tiền tiết kiệm ổn định và dự phòng cho những phát sinh bất ngờ. Để làm được điều này, bạn cần xác định số tiền bạn kiếm được và số tiền bạn dự trù cho các chi phí cố định như ăn ở, đi lại, học phí,... Sau đó, đặt khoản tiền tối đa bạn cho phép có thể chi tiêu cho mỗi tháng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Quản lý chi tiêu mỗi tháng không khó như chúng ta tưởng!
Khi bạn kiểm soát tốt chi tiêu, bạn sẽ tránh được việc vay mượn không cần thiết và góp phần cải thiện sức khỏe tài chính cá nhân hiệu quả.
Sớm giải quyết các khoản nợ
Trong sức khỏe tài chính, các khoản nợ được xem là một điểm trừ, ảnh hưởng đến những khoản chi tiêu trong tháng. Ngoài ra, khi nợ kéo dài thường đi kèm với lãi suất cao, làm tăng áp lực tài chính theo thời gian. Do đó, nếu sớm thanh toán nợ sẽ giúp bạn giảm gánh nặng về lãi suất và phí phát sinh. Đồng thời, tránh được tình trạng khó khăn tài chính, đặc biệt khi có những sự cố bất ngờ xảy ra.
Vì vậy, sớm giải quyết các khoản nợ là một bước quan trọng giúp bạn nâng cao sức khỏe tài chính và tạo dựng nền tảng vững chắc cho tương lai.
>>> Xem chi tiết: Học hỏi ngay cách xử lý các khoản nợ với phương pháp Quả cầu tuyết
Trích 10% thu nhập cho quỹ dự phòng khẩn cấp
Việc trích khoảng 10% thu nhập cho quỹ dự phòng khẩn cấp là một chiến lược thông minh, có thể giúp bạn đối phó với những tình huống bất ngờ dễ dàng và bảo vệ sức khỏe tài chính cá nhân hiệu quả. Với quỹ dự phòng, bạn sẽ luôn linh hoạt trong các quyết định cuộc sống, chẳng hạn như thay đổi công việc hoặc đối mặt với rủi ro mà không sợ ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính cá nhân.
Không lạm dụng thẻ tín dụng
Nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng một cách không kiểm soát, rất dễ dẫn đến tình trạng nợ với lãi suất cao, khiến số tiền nợ tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra, lạm dụng thẻ tín dụng còn khiến bạn chi tiêu vượt quá khả năng, dẫn đến tình trạng mất kiểm soát tài chính và cản trở khả năng tiết kiệm hoặc đầu tư dài hạn.
Do đó, để bảo vệ và góp phần nâng cao sức khỏe tài chính cá nhân, bạn nên sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh, chỉ chi tiêu trong khả năng chi trả và luôn ưu tiên thanh toán đầy đủ số dư hàng tháng.
Theo dõi để điều chỉnh các khoản chi tiêu định kỳ
Theo dõi và điều chỉnh các khoản chi tiêu định kỳ là một bước quan trọng trong việc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Bằng cách ghi chép đầy đủ và thường xuyên kiểm tra các khoản chi tiêu cố định, bạn có thể phát hiện ra những khoản chi không còn cần thiết để cắt giảm. Điều này không chỉ giúp bạn kiểm soát tốt hơn chi tiêu mà còn góp phần cải thiện sức khỏe tài chính cá nhân và sớm đạt được các mục tiêu dài hạn trong tương lai.
> Xem thêm: 10 cách chi tiêu hợp lý trong 1 tháng hiệu quả cho Gen Z
Kiểm tra sức khỏe tài chính cá nhân là một quá trình cần thiết, nhằm đảm bảo bạn có đang đi đúng hướng trong việc quản lý tài chính của mình hay không. Hãy nhớ rằng sức khỏe tài chính không phải là một đích đến mà là một hành trình liên tục, đòi hỏi bạn phải chăm sóc và điều chỉnh thường xuyên. Vậy nên ngoài quản lý chi tiêu hợp lý, bạn có thể cân nhắc tham gia sản phẩm bảo hiểm nhân thọ để bảo vệ tài chính trước những rủi ro không mong muốn cũng như góp phần gia tăng tài sản hiệu quả!
>>> Bài viết liên quan: