Hành động mua sắm theo cảm xúc của giới trẻ
Blog Nhịp Sống Khỏe

Hành động mua sắm theo cảm xúc của giới trẻ

Đã bao nhiêu lần bạn mua một thứ gì đó đột ngột, không có trong dự định của bạn và sau khi mua về rồi thì bạn nhanh chóng chán ghét nó? Đó chính là biểu hiện của chứng mua sắm theo tâm trạng nhất thời, hay còn gọi là mua sắm bốc đồng - một nguyên nhân lớn khiến bạn dễ lâm vào cảnh “cạn ví” hơn.

Trong bài viết dưới đây, Prudential sẽ gợi ý bạn cách kìm hãm thói quen mua sắm “bốc đồng” này, đồng thời cải thiện tài chính và quản lý chi tiêu hiệu quả hơn nhé!

 

Mua sắm bốc đồng là gì?

Mua sắm bốc đồng là hành vi mua sắm hấp tấp hay bất ngờ, không có trong dự định hay kế hoạch chi tiêu của bạn. Hội chứng này thường xuất hiện mỗi khi bạn bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài như nhìn thấy một món hàng bắt mắt, được bày biện xinh đẹp hay các món hàng bất ngờ được giảm giá,... Bạn mua chúng là để đạt được niềm vui và thoả mãn cảm xúc ngay thời điểm đó hơn là phục vụ nhu cầu thiết yếu của bản thân – hay đúng như tên gọi, bạn mua chúng trong lúc “bốc đồng”.

 

5 Yếu tố dẫn bạn đến việc mua sắm bốc đồng

  • Giá bán: Nhiều người có xu hướng mua sắm bốc đồng các mặt hàng có giá thấp hơn là các mặt hàng giá cao, bởi khi mua sản phẩm giá rẻ họ có cảm giác sở hữu được nhiều món hàng.

  • Chương trình khuyến mãi: Cụ thể như mua 3 tặng 1, giảm giá sập sàn 50-70% cho hai sản phẩm, giảm giá trong thời gian giới hạn,… có thể dễ dàng khơi dậy động lực mua hàng của mọi người.

  • Thời gian rảnh rỗi: Những người càng có nhiều thời gian rảnh trong ngày, thì họ càng có nhiều khả năng mua sắm bốc đồng. Người ta thường nói, “rảnh rỗi sinh nông nổi”, càng không có việc gì làm càng muốn kiếm ra chuyện để làm. Vừa hay, mua sắm (đặc biệt là mua sắm online) là một công việc giết thời gian tuyệt vời.

  • Trạng thái cảm xúc: Những người đang có tâm trạng không vui như căng thẳng trong công việc, cảm thấy cần sự an ủi hoặc cảm thấy lo lắng chán nản sẽ dễ có khả năng mua sắm bốc đồng cao hơn để họ cải thiện tâm trạng, khiến bản thân vui vẻ ngay lập tức.

  • Livestream: Khi xem livestream, chúng ta dễ bị ảnh hưởng hơn là mua sắm trực tuyến thông thường vì khi này người bán hàng có thể tương tác trực tiếp, trả lời các câu hỏi, tung ra nhiều chương trình khuyến mãi ngắn hạn để tạo cảm giác cấp bách, khan hiếm nhằm thúc đẩy người xem đưa ra quyết định “chốt đơn” nhanh chóng.

 

4 Dấu hiệu của việc mua sắm bốc đồng

  • Cảm giác bị thôi thúc tức thì: Bạn cảm thấy muốn sở hữu ngay một món đồ mà bạn vừa nhìn thấy ở cửa hàng hoặc khi lướt mạng xã hội.

  • Chi quá tay: Khi ngồi thống kê lại các chi phí hàng tháng của bạn thì thấy rằng, chi tiêu luôn vượt quá ngân sách vì bạn thường mua sắm ngoài kế hoạch hoặc mua những món không cần thiết.

  • Cảm giác hối hận: Cảm giác hối tiếc thường xuất hiện sau khi bạn mua một món hàng ngoài kế hoạch.

  • Đồ chưa qua sử dụng: Có những món đồ trong nhà bạn đã không được sử dụng hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm sau khi mua.

 

 

Cách đối phó với mua sắm “vô tội vạ”

  • Lên kế hoạch chi tiêu

Ngoài các khoản chi tiêu thường xuyên hay cố định, hãy lập một danh sách những thứ cần mua cụ thể trong tháng. Đây là một bước đơn giản nhưng hiệu quả có thể giúp bạn kìm hãm lại hành vi mua sắm quá đà. Khi bạn tạo danh sách này, bạn nên tách biệt những gì bạn muốn và những gì bạn cần, cần biết món nào là ưu tiên và không cần thiết.

  • Áp dụng quy tắc 48 giờ

Đây là quy tắc có thể giúp đối phó với những cám dỗ chi tiêu. Về cơ bản, bạn hãy cho bản thân 48 giờ để suy nghĩ xem mình có thực sự cần món đồ đó không. Những cơn mua sắm bất chợt thường đến vì cảm xúc, vì vậy, 48 giờ giống như kế “hoãn binh” cho cảm xúc bạn trở về cân bằng. Lúc này, bạn sẽ đưa ra quyết định sáng suốt hơn.

  • Chỉ mang theo tiền mặt

Giữ một lượng tiền mặt trong ví khiến bạn tập trung, mua sắm có chọn lọc hơn, khác hoàn toàn với việc ỷ lại khi thanh toán bằng các loại thẻ. Việc sử dụng tiền mặt thay vì thẻ thực sự là một cách tốt để tiết kiệm tiền và kiểm soát chi tiêu. Nguyên do là vì khi thanh toán bằng tiền mặt, nó tạo cho bạn cảm giác tiền vơi đi rất nhanh và nhiều hơn so với khi dùng thẻ.

>>> Tham khảo thêm: Phương pháp chi tiêu tiết kiệm để giảm bớt âu lo về tài chính

  • Xoá các ứng dụng mua sắm khỏi điện thoại

Ứng dụng mua sắm trực tuyến là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bạn phải chi tiêu nhiều hơn ngay cả khi không cần thiết. Vậy nên, hãy nhanh tay và mạnh dạn xóa đi các ứng dụng mua sắm online khỏi điện thoại,

 

 

  • Đừng mua sắm khi bạn đang xúc động

Một số người mua sắm khi họ đang trong trạng thái cảm xúc dâng cao. Đó là bởi vì mua một thứ gì đó có thể mang lại cho họ trạng thái vui vẻ ngay lập tức. Một giao dịch mua bán nhỏ có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn trong thời gian ngắn, nhưng việc này thường dẫn đến việc sở hữu những món đồ mà bạn sẽ không thấy cảm thấy giá trị trong một thời gian dài.

  • Đặt mục tiêu tài chính của bạn

Bạn biết không, việc vạch ra các mục tiêu tài chính mà bạn muốn đạt được và cách bạn có thể làm việc để đạt được chúng sẽ đóng vai trò như một lời nhắc nhở để bạn lưu tâm đến cách bạn chi tiêu.. Thêm nữa, mục tiêu tài chính sẽ hướng dẫn bạn đưa ra quyết định tốt hơn khi nói đến tài chính của bản thân, đồng thời, nó cũng sẽ giúp bạn tránh những cám dỗ bất cứ khi nào bạn mua sắm.

>>> Tìm hiểu thêm: Các nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân của người thành đạt 

Tổng kết

Mua sắm bốc đồng là hội chứng ai cũng có thể mắc phải trong xã hội hiện đại, khi mà có quá nhiều chiêu thức và các chiến dịch bán hàng hấp dẫn được tung ra hàng tháng trên các nền tảng mua sắm. Việc của bạn là tỉnh táo và kiên định trước những cám dỗ đó, sẽ không ai ở cạnh để nhắc bạn mãi về việc chi tiêu thế nào là hợp lý, ngoại trừ chính bạn.

>>> Bài viết liên quan:

Sản phẩm tham khảo