"Bỏ túi" 15 cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình ngay nhé!
Biết cách quản lý chi tiêu trong gia đình là một trong những bí quyết giúp cuộc sống của bạn và người thân được ổn định về mặt tài chính và tinh thần, cũng như dễ dàng thực hiện các dự định trong tương lai.
Vậy quản lý tài chính gia đình như thế nào là hợp lý? Hãy lưu lại ngay 15 cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình trong bài viết dưới đây nhé!
Tiết kiệm tiền cho gia đình như thế nào hiệu quả chính là mối bận tâm hàng đầu của nhiều người hiện nay
Vì sao nên quản lý chi tiêu gia đình hàng tháng?
Tài chính ổn định là một trong những nền tảng vững chắc tạo nên hạnh phúc gia đình. Việc quản lý chi tiêu rõ ràng không chỉ đảm bảo cân bằng tài chính, tối ưu dòng tiền, mà còn giúp bạn có một khoản dự phòng, tiết kiệm cho tương lai.
Nhờ vậy, tình hình tài chính của gia đình luôn trong trạng thái an toàn và các thành viên có thể chủ động trong các tình huống rủi ro phát sinh như bệnh tật, thất nghiệp, hưu trí...
Không chỉ vậy, khi tài chính được đảm bảo, các mâu thuẫn, tranh cãi xuất phát từ vấn đề tiền bạc sẽ được giảm bớt, từ đó cải thiện hạnh phúc gia đình.
Lưu lại 15 cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình ngay!
Quản lý các khoản chi tiêu của từng thành viên là một bài toán đơn giản nếu bạn nắm được những cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình sau đây:
1. Lập kế hoạch chi tiêu bài bản cho từng thành viên
Việc thiết lập hoạt động này sẽ giúp bạn phân bổ rõ định mức sử dụng phù hợp cho từng thành viên và kiểm soát nguồn tài chính hàng tháng trong gia đình.
Bạn có thể áp dụng cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình theo phương pháp JARS để theo dõi và quản lý tài chính chặt chẽ hơn bằng cách chia dòng tiền vào các "hộp" khác nhau. Cụ thể:
-
Hộp chi tiêu hàng ngày (55%): Dành cho các khoản chi tiêu cần thiết hàng ngày, như: tiền ăn, tiền điện, tiền nước, tiền đi lại, tiền thuê nhà và các khoản chi phí sinh hoạt khác.
-
Hộp tiết kiệm (10%): Dành cho việc tiết kiệm, đầu tư hoặc dự phòng khẩn cấp - giúp bạn đối phó với những tình huống bất ngờ và giảm thiểu rủi ro tài chính.
-
Hộp giáo dục và phát triển bản thân (10%): Dành cho việc học tập, nâng cao kỹ năng như: tham gia khóa học, đọc sách và các hoạt động giúp các thành viên phát triển bản thân.
-
Hộp giải trí (10%): Dành cho các hoạt động giải trí như xem phim, du lịch, mua sắm và các hoạt động giúp bạn thư giãn, xả stress.
-
Hộp quà tặng và từ thiện (10%): Dành cho việc mua quà tặng, từ thiện hoặc ủng hộ người thân, bạn bè và cộng đồng. Việc này giúp bạn thể hiện lòng nhân ái và duy trì mối quan hệ xã hội.
-
Hộp chi tiêu lớn (5%): Dành cho các khoản chi tiêu lớn như: mua nhà, mua xe, sửa chữa, nâng cấp đồ đạc hoặc chuẩn bị cho các sự kiện lớn trong cuộc sống.
Tùy thuộc vào mục tiêu và nhu cầu cụ thể mà bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ dòng tiền phân bổ vào các hộp sao cho phù hợp nhất.
JARS là phương pháp tiết kiệm tài chính gia đình cực kỳ hiệu quả, dựa trên việc phân chia dòng tiền vào từng "hộp" khác nhau
2. Áp dụng quy tắc 50:30:20
Quy tắc 50:30:20 là một cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình phổ biến hiện nay. Để áp dụng quy tắc này, bạn cần chia nguồn thu nhập hàng tháng của mình thành 3 phần chính như sau:
-
Chi tiêu cần thiết (50%): Được sử dụng cho các khoản chi tiêu cần thiết như: tiền nhà, điện nước, thực phẩm, học phí, bảo hiểm và chi phí y tế. Hãy lập danh sách các khoản chi tiêu cụ thể và theo dõi chúng định kỳ để đảm bảo không vượt quá ngưỡng 50%.
-
Chi tiêu cá nhân (30%): Được dành cho các chi tiêu cá nhân và giải trí như du lịch, ăn uống, mua sắm… theo sở thích và các hoạt động giải trí khác. Việc giữ ổn định tỷ lệ chi tiêu cá nhân giúp bạn có thể tận hưởng cuộc sống mà không làm ảnh hưởng đến tài chính chung trong gia đình.
-
Tiết kiệm, đầu tư hoặc trả nợ (20%): Bạn có thể chia đều tỷ lệ giữa việc tiết kiệm, trả nợ và đầu tư; hoặc ưu tiên một trong 3 mục đích tuỳ theo nhu cầu của gia đình.
Nhớ rằng quy tắc 50:30:20 không phải là một công thức cứng nhắc, mà là một nguyên tắc hướng dẫn bạn có thể phân bổ thu nhập hợp lý. Bạn có thể linh hoạt điều chỉnh tỷ lệ % cho mỗi hạng mục phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh hiện tại của gia đình.
Ví dụ: Nếu bạn đang trong giai đoạn phải trả nợ thì có thể giảm tỷ lệ chi tiêu cá nhân xuống còn 20% và dành 30% thu nhập để trả nợ.
Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng quy tắc 50:30:20, bạn cũng cần chú ý đến những rủi ro có thể xảy ra. Hãy chuẩn bị một khoản tiết kiệm dự phòng để đối phó với các tình huống bất ngờ như thất nghiệp, ốm đau hoặc hư hỏng tài sản. Khoản tiết kiệm này phải đủ để chi trả các chi tiêu cần thiết cho gia đình trong ít nhất 3-6 tháng.
3. Thiết lập mục tiêu và lập kế hoạch quản lý chi tiêu gia đình
Đặt ra mục tiêu tài chính rõ ràng cũng là cách tiết kiệm tiền hiệu quả giúp bạn có thể đạt được trong tương lai, có thể liên quan đến kiếm tiền, tiết kiệm, chi tiêu hoặc đầu tư.
Theo đó, mục tiêu cần được đo lường cụ thể với kế hoạch quản lý chi tiêu theo thời gian rõ ràng. Chẳng hạn như, bạn thiết lập mục tiêu mua nhà trong 5 năm thì cần ngân sách bao nhiêu, mỗi tháng phải tiết kiệm các khoản nào để đạt được số tiền mong muốn?
Việc này giúp bạn xác định được những việc cần ưu tiên thực hiện, đồng thời tạo thói quen chi tiêu khoa học cho các thành viên trong gia đình.
>>> Xem thêm: Cách xác định và lập kế hoạch mục tiêu cá nhân
4. Dạy trẻ cùng tiết kiệm
Việc dạy trẻ em cùng tiết kiệm với bố mẹ là rất cần thiết vì nó giúp trẻ hiểu và trân trọng giá trị của tiền bạc từ khi còn nhỏ. Điều này giúp trẻ xây dựng thói quen tiết kiệm, sử dụng tiền bạc một cách thông minh khi trưởng thành và có thể tự tin đối mặt với các vấn đề tài chính trong tương lai.
Dạy con tiết kiệm tiền ngay khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ hình thành thói quen sử dụng tài chính đúng đắn khi trưởng thành
5. Tái sử dụng triệt để
Một trong những cách cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình được rất nhiều người áp dụng chính là tái sử dụng triệt để các vật dụng có sẵn.
Việc này không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền mà còn hạn chế lượng rác thải ra, góp phần bảo vệ môi trường trong xanh. Bạn có thể tái sử dụng các vật dụng như lon, chai, túi nilon, giấy báo, quần áo, túi xách… để sáng tạo ra những món đồ dùng mới cho gia đình.
6. Đừng bỏ qua các chi phí phát sinh
Đi cùng với các tình huống bất ngờ trong cuộc sống, chi phí phát sinh hàng tháng là một khoản đáng kể tiềm ẩn nguy cơ làm mất cân bằng tài chính nếu không được phân bổ hợp lý.
Ví dụ, luôn tồn tại những các khoản chi ngoài dự tính như tiền mừng đám cưới, tiền sửa xe, tiền mua vật dụng hư hỏng,... Do đó, kế hoạch chi tiêu gia đình cần bao gồm các chi phí cố định và chi phí dự phòng (thường chiếm 10-20% tổng chi tiêu) nhằm giúp bạn chủ động xử lý các trường hợp chi tiêu phát sinh.
7. So sánh giá và cân nhắc khi mua sắm
Thay vì mua hàng hóa đắt tiền, bạn có thể tìm kiếm các sản phẩm tương tự với mức giá rẻ hơn trên các trang web thương mại điện tử để tiết kiệm tiện tối ưu.
Hơn nữa, việc cân nhắc trước khi mua sắm chính là cách giúp bạn tránh mua những thứ không cần thiết hoặc không phù hợp với nhu cầu của gia đình. Bạn có thể đặt ra một số câu hỏi như: "Tôi thực sự cần sản phẩm này không?" hoặc "Sản phẩm này có phù hợp với nhu cầu và sở thích của các thành viên không?" sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn.
Việc so sánh giá và cân nhắc trước khi mua sắm sẽ giúp bạn tránh mua những sản phẩm không cần thiết và đảm bảo mua được sản phẩm với giá tối ưu nhất
8. Từ bỏ thói quen mua sắm không cần thiết
Các chuyên gia tài chính đưa ra lời khuyên chỉ nên dành tối đa 5% thu nhập để mua sắm. Việc hạn định số tiền mua sắm khiến bạn cân nhắc kỹ lưỡng hơn trước khi mua thứ gì đó cũng như hình thành thói quen mua sắm tiết kiệm, hợp lý.
Theo đó, thay vì chi tiền theo cảm hứng nhất thời hay xu hướng phổ biến, bạn cần ưu tiên chọn mua những món đồ có tính ứng dụng cao, cần thiết nhất cho đời sống. Đây chính là cách tiết kiệm tiền hiệu quả, giúp bạn giảm bớt chi tiêu hàng tháng.
9. Tận dụng các chương trình khuyến mãi
Các cửa hàng, siêu thị thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng tham gia. Hãy tận dụng các chương trình khuyến mãi này, bạn sẽ có cơ hội mua sắm với chi phí thấp và tiết kiệm được nhiều tiền hơn cho gia đình.
Tuy nhiên, bạn cần đọc kỹ các điều kiện của chương trình khuyến mãi trước khi quyết định mua hàng. Nếu không, bạn có thể mua phải những sản phẩm không cần thiết hoặc bị lừa đảo.
10. Tiết kiệm năng lượng sử dụng
Tiết kiệm năng lượng là một cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình mà bạn nên lưu lại và áp dụng ngay cho các thành viên như:
-
Tắt đèn khi không sử dụng.
-
Dùng đèn LED thay cho các loại đèn sợi đốt.
-
Tắt các thiết bị điện tử khi không sử dụng.
-
Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng và điều chỉnh nhiệt độ trong nhà có thể giúp giảm hóa đơn tiền điện hàng tháng.
-
Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời hoặc thủy điện cũng là một giải pháp tiết kiệm tài chính và bảo vệ môi trường hiệu quả.
Việc tiết kiệm năng lượng sử dụng mỗi ngày chính là cách tiết kiệm tiền hiệu quả và bảo vệ môi trường sống
11. Sử dụng phần mềm thông minh để quản lý chi tiêu trong gia đình
Các phần mềm thông minh quản lý chi tiêu trong gia đình hiện nay được tích hợp tính năng tạo báo cáo thu chi hàng tháng cụ thể, chi tiết.
Đồng thời, những ứng dụng này còn giúp người dùng phân chia tài chính theo các mục đích chi tiêu, giúp tối ưu nguồn thu nhập hiệu quả.
Không những thế, tính năng nhắc nhở về hạn mức chi tiêu cũng giúp bạn “tỉnh táo” hơn khi mua sắm, tránh sa đà chi tiêu không cần thiết.
12. Theo dõi báo cáo tín dụng hàng tháng
Sử dụng thẻ tín dụng cho các hoạt động chi tiêu trở nên phổ biến bởi tính tiện dụng cũng như các lợi ích kèm theo.
Dù vậy, hình thức chi trả này cũng tiềm ẩn nguy cơ chi tiêu quá mức vì thói quen “cà thẻ” mà không chú ý đến khoản vay tín dụng.
Do đó, bạn nên theo dõi sát sao báo cáo tín dụng hàng tháng để tránh tình trạng vượt khả năng chi trả.
13. Tìm thêm việc làm để tăng thu nhập
Một phương pháp đơn giản để tiết kiệm tài chính cho gia đình là tìm thêm việc làm để tăng thu nhập. Công việc này còn giúp bạn phát triển kỹ năng và mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội.
Tuy nhiên, bạn cần sắp xếp thời gian làm việc hợp lý để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mình. Một số phương pháp tăng thu nhập thụ động cho gia đình "không tốn sức" mà bạn có thể tham khảo là đầu tư cổ phiếu hoặc chứng khoán.
14. Đánh giá tình hình tài chính gia đình mỗi tháng
Mỗi cuối tháng, bạn cần đánh giá tình hình tài chính gia đình. Theo đó, nếu các khoản chi nhiều hơn hoặc bằng tổng thu nhập gia đình thì bạn nên cân chỉnh lại hoạt động chi tiêu cho tháng sau.
Nhờ đó, tình hình tài chính của gia đình luôn ở mức cân bằng mà vẫn đáp ứng đầy đủ các nhu cầu chi tiêu cần thiết.
15. Có khoản dự phòng
Trong mọi kế hoạch tiết kiệm, lập khoản dự phòng là một bước không thể nào thiếu. Khoản dự phòng, như tên gọi của nó, được chuẩn bị trước cho những rủi ro xảy ra trong cuộc sống như ốm đau, thất nghiệp, tài sản hư hại,… Trong đó, rủi ro về sức khoẻ và tính mạng là phổ biến nhất cũng như cũng tốn kém nhất. Chính vì vậy, nhiều người tìm đến bảo hiểm nhân thọ như cách dự phòng tài chính hiệu quả.
Đặc biệt, một số sản phẩm còn có quyền lợi đầu tưgiúp bạn có cơ hội gia tăng khoản tài sản tích lũy để hiện thực hóa những kế hoạch tương lai.
Điển hình là gói bảo hiểm PRU-ĐẦU TƯ LINH HOẠT mang đến cho người tham gia quyền lợi bảo hiểm kết hợp với cơ hội đầu tư gia tăng tài sản. Với quyền lợi bảo vệ trước rủi ro tử vong/TTTBVV bằng 100% số tiền bảo hiểm và toàn bộ kết quả đầu tư, bạn có thể chủ động duy trì trạng thái tài chính an toàn cho gia đình trước những thay đổi trong cuộc sống.
Chưa kể, bạn còn nắm trong tay quyền lợi quyết định đầu tư với cơ hội gia tăng tài sản hiệu quả với các quỹ PRULINK. Đây chính là điểm tựa tài chính vững vàng, giúp bạn chủ động đón đầu những rủi ro và tự tin hiện thực hóa những mục tiêu đã đặt ra.
Một vài lưu ý khi quản lý chi tiêu gia đình
Khi xây dựng kế hoạch quản lý chi tiêu trong gia đình, bạn cũng đừng quên những lưu ý quan trọng như sau:
-
Trao đổi thẳng thắn về tiền bạc với các thành viên để tránh tạo mâu thuẫn, tranh cãi, cũng như giúp cả gia đình đồng tâm thực hiện kế hoạch chi tiêu hiệu quả.
-
Phân rõ trách nhiệm tài chính của từng thành viên, góp phần hạn chế thói quen tiêu xài phung phí, cải thiện tinh thần vì mục đích chi tiêu chung của gia đình.
-
Lập quỹ chung giữa các thành viên để có một quỹ dự phòng chung cho những trường hợp bất trắc phát sinh.
Quản lý chi tiêu trong gia đình sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn nếu bạn “nằm lòng” những cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình đã được chia sẻ trên. Ngoài ra, đừng quên sử dụng dòng tiền khoa học, tiết kiệm kết hợp với giải pháp đầu tư hiệu quả để nhanh chóng đạt được mục tiêu, dự định đề ra, cho bản thân và gia đình cuộc sống thịnh vượng và tương lai vững chắc nhé!
>>> Xem thêm: