chu kỳ kinh tế
Blog Nhịp Sống Khỏe

Chu kỳ kinh tế là gì? 4 điều cần biết để ổn định kinh tế hiệu quả

Nền kinh tế của một quốc gia sẽ luôn rơi vào các trạng thái khác nhau tại những thời điểm khác nhau. Theo đó, những trạng thái này sẽ có tính lặp lại và thành một chu kỳ nhất định gọi là chu kỳ nền kinh tế. Vậy thực chất chu kỳ kinh tế là gì, tại sao ảnh hưởng đến việc đầu tư và quản lý chi tiêu? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Tổng quan về chu kỳ kinh tế

Dưới đây là một số thông tin khái quát về chu kỳ nền kinh tế bạn nên biết:

Chu kỳ kinh tế là gì?

Chu kỳ kinh tế là quá trình biến động lên xuống của những hoạt động kinh tế, trong đó các sự kiện xuất hiện theo vòng tuần hoàn và được lặp đi lặp lại. Biểu đồ chu kỳ kinh tế sẽ được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế. Trong điều kiện không có nhiều biến động, nền kinh tế tăng trưởng sẽ trùng với thời gian của một chu kỳ. Ngược lại nếu có nhiều biến động sẽ làm cho sự tăng trưởng của nền kinh tế cao hơn hoặc thấp hơn so với chu kỳ dài hạn.

Chu kỳ kinh tế thường kéo dài bao lâu?

Mặc dù các sự kiện suy thoái kinh tế là ngẫu nhiên, nhưng chu kỳ kinh tế tại thị trường Việt Nam thường xác định rơi vào khoảng 10 năm một lần. Hai chu kỳ kinh tế được biết đến nhiều nhất là chu kỳ năm 1997 và năm 2008. Đây là hai thời điểm suy thoái kinh tế lớn nhất mà Việt Nam chịu ảnh hưởng, diễn ra tại thời điểm mà nền kinh tế nước ta đang còn yếu, chưa có “sức đề kháng” chống lại các tác động từ bên ngoài.

Các giai đoạn của chu kỳ kinh tế

Một chu kỳ nền kinh tế có thể được chia làm 4 giai đoạn chính với các đặc trưng khác nhau. Dưới đây là bảng mô tả đặc trưng của chu kỳ kinh tế qua các giai đoạn:

Đặc trưng của 4 chu kỳ kinh tế

Các giai đoạn

Điểm đặc trưng

Suy thoái

- Đây là giai đoạn khi tăng trưởng kinh tế chậm lại, doanh nghiệp hoạt động khó khăn, lợi nhuận giảm sút.

- Các chỉ số kinh tế bắt đầu cho thấy những dấu hiệu tiêu cực như GDP, sản xuất công nghiệp, doanh thu bán lẻ đều giảm và thất nghiệp sẽ tăng.

- Dù giảm tốc độ phát triển nhưng vẫn xuất hiện lạm phát.

Đáy chu kỳ

- Đây là lúc nền kinh tế đạt đến đáy của suy thoái, nơi chất lượng cuộc sống giảm và chính phủ phải can thiệp để đẩy lùi sự suy thoái.

- Nhà nước sẽ hỗ trợ bằng chính sách giảm lãi suất và các biện pháp khác để kích thích nền kinh tế.

- Lạm phát có dấu hiệu tăng nhẹ.

Phục hồi

- Đây là giai đoạn nền kinh tế bắt đầu phục hồi và tăng trưởng trở lại.

- Doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để sản xuất, gia tăng lợi nhuận và doanh thu. Chỉ số GDP tăng trưởng đột phá.

- Lạm phát ở mức vừa phải và có dấu hiệu giảm.

Hưng thịnh

- Giai đoạn này nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, doanh nghiệp hoạt động thuận lợi và lợi nhuận tăng trưởng.

- Các chỉ số kinh tế sẽ đạt đỉnh và có thể vượt qua mức trước khi suy thoái. Khi nền kinh tế có dấu hiệu đạt đỉnh thì tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại.

- Lạm phát tăng nhanh và dấu hiệu để bước vào một chu kỳ mới.

Mặc dù có những đặc trưng riêng biệt đối với mỗi giai đoạn nhưng chu kỳ kinh tế không mang tính quy luật. Ngoài ra, không có chu kỳ kinh tế nào hoàn toàn giống nhau và cũng chưa có công thức hay phương pháp để dự báo chính xác thời gian, thời điểm của các chu kỳ kinh tế. Thay vào đó, chúng ta chỉ có thể nhận diện giai đoạn của nền kinh tế thông qua các đặc trưng của nó như thông số kinh tế, chính sách tài khóa và tiền tệ.

Nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế toàn cầu thế nào?

Hiện tại, Việt Nam thuộc nhóm nước đang phát triển, nên rất dễ bị ảnh hưởng của các chu kỳ kinh tế. Dưới đây là những biểu hiện cho thấy nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế toàn cầu:

  • Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ và đang trong giai đoạn hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu. Do đó, các biến động kinh tế trong nước luôn gắn liền với các biến động kinh tế toàn cầu.

  • Chu kỳ bùng nổ/ đổ vỡ cũng góp phần ảnh hưởng và tạo ra chu kỳ kinh tế của Việt Nam. Tính từ năm 1986 sau khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới đến năm 2021, nước ta đã trải qua 4 lần sụt giảm kinh tế tần suất từ 9 - 10 năm, phù hợp với chu kỳ bùng nổ/ đổ vỡ của kinh tế toàn cầu.

 

 

  • Trong giai đoạn 2005 - 2017, kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều biến động tăng giảm, song đã đạt được tốc độ tăng trưởng trung bình GDP thực cả giai đoạn khoảng 6,3%/năm.

  • Sau khi chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ, thể hiện bằng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế sau khoảng 30 quý đã có thể bắt kịp lại tốc độ tăng trưởng trung bình của giai đoạn trước khủng hoảng, dù vậy giá trị tuyệt đối của GDP vẫn chưa thể có được sự phục hồi như giai đoạn trước năm 1997. Tương tự, sau khi chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu vào năm 2008, GDP của Việt Nam cũng bị sụt giảm nghiêm trọng. Những năm sau đó, mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP đã dần thu hẹp khoảng cách so với đường xu hướng, nhưng xét về giá trị tuyệt đối của GDP thực thì ngay cả đến bây giờ, gần 10 năm sau cuộc khủng hoảng 2008, GDP tuyệt đối vẫn chưa thể bắt kịp đường hướng Trend_level.

 

Bí quyết đầu tư và quản lý chi tiêu hiệu quả theo chu kỳ kinh tế

Từ những thông tin trên có thể nói, biểu đồ chu kỳ kinh tế có sự biến động khó lường tùy thuộc vào nhiều yếu tố ở từng thời điểm. Vì thế, để có thể quản lý nguồn chi tiêu và đầu tư theo chu kỳ kinh tế hiệu quả, tránh rủi ro khủng hoảng tài chính, bạn hãy “bỏ túi” những bí quyết dưới đây:

Nhận diện nền kinh tế đang ở giai đoạn nào

Trước khi đầu tư và quản lý chi tiêu, bạn cần nhận diện đúng giai đoạn của nền kinh tế. Đây là điều rất cần thiết, giúp cá nhân dự đoán xu hướng thị trường, có sự chuẩn bị tài chính tốt hơn khi xảy ra khủng hoảng và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.

>>> Tham khảo thêm: Những hành vi khiến bạn có quyết định đầu tư sai lầm

Vậy hiện tại Việt Nam đang ở giai đoạn nào của chu kỳ kinh tế? Sau khi trải qua giai đoạn giảm tốc trong năm 2023, nền kinh tế Việt Nam 2024 đang trong giai đoạn hồi phục sau suy thoái.

Ngoài ra, theo các chỉ tiêu kinh tế hiện tại của Việt Nam cho thấy, nước ta vẫn đang ở trong giai đoạn phục hồi ban đầu thông qua các dấu hiệu như (1) Lãi suất huy động bắt đầu xu hướng giảm, (2) Lạm phát tạo đỉnh và được kiểm soát, (3) Lãi suất dài hạn chạm đáy và đỉnh của giá trái phiếu, (4) Giá cổ phiếu hình thành xu hướng tăng.

Lập kế hoạch tài chính dài hạn ngay từ sớm

Khi bạn có kế hoạch tài chính dài hạn sớm sẽ giúp quản lý thu chi tiết kiệm hơn, hạn chế nợ nần hoặc thất thoát dòng tiền. Đồng thời còn giúp bạn quản lý tiền bạc, thời gian hoặc đầu tư để tăng trưởng sinh lời và thực hiện được mục tiêu nhanh chóng. Ngoài ra, việc lập kế hoạch chi tiêu cụ thể giúp bạn chủ động ứng phó được những rủi ro bất ngờ xảy ra như thất nghiệp, phá sản hoặc vấn đề về sức khỏe.

Để lập kế hoạch tài chính thành công, ngoài việc đặt ra mục tiêu tương lai và cắt giảm các chi tiêu không cần thiết, nhiều người đã chọn trang bị thêm cho mình các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Đây là giải pháp mang tính ổn định dài hạn và dự phòng tài chính hiệu quả trước mọi rủi ro trong cuộc sống. Trong trường hợp không có rủi ro, giá trị tích lũy của hợp đồng sẽ giúp bạn có được khoản tiết kiệm để hiện thực hóa các mục tiêu trong bản kế hoạch của mình.

Đa dạng hóa loại hình đầu tư

Việc đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau cũng góp phần giúp giảm rủi ro và tăng khả năng đón đầu với thị trường. Các hình thức đầu tư như cổ phiếu, bất động sản, gửi tiền tiết kiệm, trong đó tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư được nhiều người ưa chuộng và đánh giá cao.

Đây là sản phẩm có song song quyền lợi được bảo vệ và đầu tư gia tăng tài sản. Nếu “bảo vệ” sẽ giúp hỗ trợ tài chính kịp thời cho người tham gia khi gặp bất kỳ sự cố về tai nạn, bệnh tật,... thì “đầu tư” sẽ giúp bạn tích lũy thêm tài chính từ nguồn lãi suất ổn định.

Hiện nay Prudential không ngừng cho ra mắt đa dạng sản phẩm liên kết đầu tư, đáp ứng nhu cầu và “khẩu vị” đầu tư của khách hàng như:

- Sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-CHỦ ĐỘNG CUỘC SỐNG: Sản phẩm giúp bạn chủ động tích lũy cho tương lai với lãi suất đầu tư từ Quỹ Liên kết chung do Prudential công bố nhưng không thấp hơn mức lãi suất cam kết trong suốt Thời hạn hợp đồng. Đồng thời bạn có thể linh hoạt điều chỉnh kế hoạch tài chính để tự tin hiện thực hóa những mục tiêu quan trọng. Đặc biệt khi kết hợp với các sản phẩm bổ trợ, PRU-CHỦ ĐỘNG CUỘC SỐNG giúp gia tăng phạm vi bảo vệ, chăm sóc sức khỏe toàn diện cả gia đình trước rủi ro tai nạn hoặc bệnh hiểm nghèo.

- Sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-VỮNG CHẮC: Phù hợp với khách hàng muốn tìm kiếm giải pháp đầu tư ổn định, được hưởng mức lãi suất đảm bảo không thấp hơn mức lãi suất cam kết trong suốt Thời hạn hợp đồng và nhận hưởng 100% Giá trị tài khoản hợp đồng khi kết thúc hợp đồng… Hơn hết, khi kết hợp sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-VỮNG CHẮC với sản phẩm bảo hiểm bổ trợ Chết và Tàn tật do tai nạn mở rộng, khách hàng còn được hưởng Quyền lợi bảo vệ trước các rủi ro tàn tật, bỏng và tử vong do tai nạn lên đến 300% số tiền bảo hiểm.

- Sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị PRU-ĐẦU TƯ LINH HOẠT: Sản phẩm phù hợp với kỳ vọng lợi nhuận và mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau của khách hàng, bởi mang đến cơ hội gia tăng tài sản hiệu quả thông qua các quỹ đầu tư đa dạng với các mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau. Đặc biệt, khách hàng còn có thể linh hoạt hoán đổi quỹ, đầu tư thêm hay rút tiền mà không mất bất kỳ chi phí nào.

Ngoài quyền lợi đầu tư, sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị PRU-ĐẦU TƯ LINH HOẠT khi kết hợp cùng các sản phẩm bổ trợ còn là giải pháp gia tăng bảo vệ tài chính, đảm bảo sự an tâm trọn vẹn cho cả gia đình trước những rủi ro bất ngờ như tai nạn, bệnh hiểm nghèo, nằm viện hoặc phẫu thuật.

> Khách hàng có thể gọi ngay Hotline 1800 1247 hoặc liên hệ Prudential TẠI ĐÂY để được tư vấn chi tiết về sản phẩm bảo hiểm!

Chi tiêu tiết kiệm để kiểm soát tài chính

Bên cạnh những cách trên, việc quản lý chi tiêu cũng là bí quyết giúp bạn đảm bảo nhu cầu cuộc sống trong bất kỳ chu kỳ kinh tế nào. Theo đó, bạn có thể thực hiện các cách chi tiêu tiết kiệm để kiểm soát tài chính như sau:

  • Theo dõi chi tiêu hàng tháng để biết được nhu cầu chi tiêu tối thiểu từ đó có kế hoạch tiết kiệm phù hợp.

  • Khi có thu nhập bạn nên tạo thói quen tiết kiệm ngay từ 10% đến 20% số tiền thu vào để dự phòng những lúc khó khăn.

  • Hãy giảm chi phí sinh hoạt của bạn nếu có thể, để dành một khoản tiết kiệm hoặc đem đầu tư.

  • Hạn chế ăn ngoài, thay vào đó bạn có thể tự nấu ăn vừa tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo vệ sinh.

  • Tái sử dụng đồ cũ không chỉ tiết kiệm tiền mua sắm vật dụng thiết yếu mà hạn chế chi tiêu và bảo vệ môi trường.

  • Hạn chế vay mượn tiêu dùng vì thường thẻ tín dụng hoặc ngân hàng đều có lãi suất khá cao dễ khiến bạn chịu nhiều áp lực tài chính.

 

Với những thông tin trên, mong rằng đã giúp bạn hiểu được chu kỳ kinh tế là gì, qua đó có kế hoặc quản lý chi tiêu và đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhất ứng với mỗi giai đoạn của chu kỳ nền kinh tế. Ngoài ra, để giảm thiểu những rủi ro về tài chính trước những biến động của kinh tế, ngay từ bây giờ bạn có thể cân nhắc tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư, vừa được bảo vệ mà còn gia tăng tài sản tối ưu, an tâm tận hưởng cuộc sống!

>>> Xem thêm:

Sản phẩm tham khảo

Nhận tư vấn miễn phí về gói bảo hiểm phù hợp

Hãy để lại thông tin bên dưới, chuyên viên tài chính Prudential sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
* Là các thông tin bắt buộc
Thông tin chưa hoàn thành Vui lòng nhập đủ các thông tin bắt buộc

* Là các thông tin bắt buộc

Nhập thông tin của bạn

Chọn thành phố

Bằng việc đánh dấu vào ô ngay cạnh bên, Tôi xác nhận đã đọc, hiểu và biết rõ Chính Sách Bảo Mật Thông Tin của Prudential và đồng ý để Prudential liên hệ cho mục đích tư vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo và khuyến mại như quy định chi tiết tại Chính Sách Bảo Mật Thông Tin.

Đăng ký tư vấn bảo hiểm nhân thọ Prudential ngay hôm nay