Quy tắc 6 chiếc lọ - Áp dụng để quản lý tài chính thông minh
6 chiếc lọ là một trong những quy tắc quản lý tài chính phổ biến và được nhiều người áp dụng. Vậy quy tắc 6 chiếc lọ hoạt động như thế nào và cần lưu ý gì khi áp dụng quy tắc này? Tất cả sẽ được giải đáp đến bạn trong bài viết sau.
Khám phá quy tắc 6 chiếc lọ và lợi ích nhận được
Phương pháp 6 chiếc lọ tài chính được tạo ra bởi tác giả T. Harv Eker trong cuốn sách “Secrets of the Millionaire Mind”. Theo đó, quản lý tài chính theo nguyên tắc 6 chiếc lọ có nghĩa là bạn sẽ chia thu nhập thành 6 chiếc lọ tương ứng với số phần trăm khác nhau.
Nguyên tắc tiết kiệm 6 cái lọ mang đến nhiều ưu điểm như:
-
Giúp bạn phân bổ nguồn lực đều và hợp lý thay vì chỉ tập trung chi tiêu cho 1 mục duy nhất.
-
Trong nguyên tắc chi tiêu 6 chiếc lọ luôn có 1 chiếc lọ tiết kiệm. Chiếc lọ này sẽ giúp bạn có một khoản tiền dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp hoặc tích lũy cho tương lai.
-
Thông qua việc phân bổ tài chính, bạn có thể tạo được sự cân bằng giữa công việc, cuộc sống và thậm chí là phát triển bản thân tốt hơn.
-
Ngoài ra trong nguyên tắc tiết kiệm 6 cái lọ còn có 1 chiếc lọ dành cho từ thiện. Chiếc lọ này sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và yêu đời hơn thông qua việc giúp đỡ người khác.
-
Đặc biệt, việc áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ giúp bạn có ý thức tài chính tốt hơn, tránh được những sai lầm tài chính (chẳng hạn mua sắm quá nhiều) để đảm bảo sự ổn định tài chính trong tương lai.
>>> Dành cho bạn: "Bỏ túi" ngay các nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân của người thành công
Cách áp dụng nguyên tắc quản lý tài chính bằng 6 chiếc lọ đơn giản
Việc quản lý tài chính theo nguyên tắc 6 chiếc lọ không hề quá phức tạp như nhiều người nghĩ. Cụ thể, cách áp dụng sẽ như sau:
Lọ 1: Chi tiêu cần thiết (NEC) - 55% thu nhập
NEC bao gồm những chi tiêu thiết yếu cố định hàng tháng như: tiền thuê nhà, tiền chợ, tiền điện/ nước,... Mặc dù đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên lọ này chỉ nên chiếm khoảng 55% thu nhập. Trường hợp lọ chi tiêu chiếm đến 80% thu nhập, bạn cần cân nhắc tăng tổng thu nhập của bản thân hoặc thay đổi lối sống để cắt giảm chi phí.
Lọ 2: Tiết kiệm dài hạn (LTS) - 10% thu nhập
Trong quy tắc tài chính 6 chiếc lọ không thể thiếu lọ tiết kiệm dài hạn. Chiếc lọ này sẽ giúp bạn có khoản dự phòng cần thiết cho các trường hợp rủi ro như: ốm đau, thất nghiệp, tai nạn,... Về lâu dài, chiếc lọ này còn có thể giúp bạn thực hiện được các dự định như: mua nhà, mua xe, du lịch,... Tỷ lệ tối ưu cho chiếc lọ tiết kiệm này là 10%.
Lọ 3: Giáo dục (EDU) - 10% thu nhập
Đầu tư cho bản thân bằng việc học sẽ giúp bạn nâng cao nghiệp vụ, phát triển khả năng của mình và thậm chí là mở rộng mối quan hệ để gia tăng thu nhập. Theo đó, bạn có thể trích 10% thu nhập của bản thân để học thêm ngoại ngữ, các khóa học nghiệp vụ cần thiết, khóa học quản lý tài chính,... hoặc sách để tự trau dồi kiến thức tại nhà.
Lọ 4: Hưởng thụ (PLAY) - 10% thu nhập
Sau những giờ làm việc và học tập mệt mỏi, bạn nên có những giờ giải trí để lấy lại năng lượng. Bạn có thể giảm phần trăm của lọ này, nhưng không nên bỏ qua nó bởi việc giải trí là rất cần thiết để cân bằng cuộc sống. Theo đó, 10% so với tổng thu nhập là mức cần thiết cho lọ PLAY.
Lọ 5: Tự do tài chính (FFA) - 10% thu nhập
Lọ tự do tài chính cũng là một phần quan trọng trong quy tắc 6 chiếc lọ. Chiếc lọ này có nhiệm vụ giúp bạn có thêm khoản thu nhập thụ động, từ đó gia tăng tài sản để hướng đến sự tự do tài chính. Cụ thể, bạn có thể trích 10% thu nhập để gửi tiết kiệm tại ngân hàng, đầu tư chứng khoán, trái phiếu,...
>>> Tham khảo thêm: Đầu tư cổ phiếu và trái phiếu, đâu mới là lựa chọn hiệu quả?
Lọ 6: Từ thiện (GIVE) - 5% thu nhập
Để hỗ trợ người thân hoặc xã hội, bạn có thể trích 5% thu nhập của bản thân. Với chiếc lọ này, bạn không cần quá cứng nhắc về phần trăm. Chẳng hạn, bạn có thể giảm tỷ lệ này nếu cần chi trả nhiều khoản khác hơn, nhưng hãy luôn trích một khoản quyên góp để giúp đỡ mọi người xung quanh.
Ví dụ minh họa cách sử dụng quy tắc 6 chiếc lọ cho thu nhập 8 triệu
Để có thể áp dụng phương pháp 6 chiếc lọ tài chính hiệu quả với mức lương 8 triệu, bạn có thể tham khảo minh họa sau:
Bước 1: Xác định thu nhập
Đầu tiên, bạn cần xác định chính xác tổng thu nhập hàng tháng của bản thân. Khoản tiền này bao gồm cả thu nhập từ công việc chính và các khoản thu phụ (nếu có).
Bước 2: Xác định chi phí cố định
Sau khi đã xác định được tổng thu nhập hàng tháng của bản thân, bạn cần liệt kê ra các chi phí cố định hàng tháng, chẳng hạn như: tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền internet, tiền điện thoại di động, tiền gửi xe,… Tiếp đến, bạn chuyển tiền cần chi trả cho các khoản trên vào lọ 1 - Chi tiêu cần thiết (NEC).
Bước 3: Phân bổ tiền cho các lọ còn lại
Ở bước 3, sau khi đã hoàn tất việc trừ chi phí cho lọ 1, tức chi phí cố định, bạn có thể phân bổ số tiền vào các lọ còn lại như sau:
-
Lọ tiết kiệm dài hạn: 10% – 800.000 đồng
-
Lọ giáo dục (EDU): 10% – 800.000 đồng
-
Lọ hưởng thụ (PLAY): 10% – 800.000 đồng
-
Lọ tự do tài chính (FFA): 10% – 800.000 đồng
-
Lọ từ thiện (GIVE): 5% – 400.000 đồng
Bước 4: Theo dõi và điều chỉnh thường xuyên
Cuối cùng, để áp dụng nguyên tắc quản lý tài chính bằng 6 chiếc lọ hiệu quả, bạn cần theo dõi sát sao và điều chỉnh số tiền phân bổ cho các lọ định kỳ hàng tháng. Trường hợp thấy bản thân đang chi tiêu nhiều hơn so với mức được phân bổ, bạn có thể cân nhắc cắt giảm chi tiêu hoặc tìm cách để gia tăng thu nhập cho bản thân.
Cần lưu ý gì khi vận dụng quy tắc 6 chiếc lọ để đạt hiệu quả tốt?
Sau đây là một số lưu ý khi áp dụng nguyên tắc chi tiêu 6 chiếc lọ:
-
Tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc 6 chiếc lọ tài chính, không chi tiêu quá nhiều ở bất kỳ lọ nào.
-
Tạo dựng và duy trì thói quen quản lý tài chính bằng cách ghi chép lại các khoản mà bản thân đã chi.
-
Sử dụng tiền hợp lý, không nên “hưởng thụ” quá đà để tránh mất kiểm soát trong quản lý tài chính.
-
Tạo dựng thu nhập thụ động để hướng đến tự do tài chính ngay từ sớm.
-
Lựa chọn kênh tiết kiệm và đầu tư hợp lý, chẳng hạn bạn có thể lựa chọn tham gia bảo hiểm có yếu tố đầu tư. Với loại hình bảo hiểm này, bạn vừa được bảo vệ trước các rủi ro, vừa có thể gia tăng tài sản hiệu quả.
Gợi ý đến bạn, với sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-CHỦ ĐỘNG CUỘC SỐNG, người tham gia có thể linh hoạt tích lũy tài chính nhờ hưởng lãi từ kết quả đầu tư của Quỹ liên kết chung, thưởng duy trì hợp đồng, thưởng tri ân, quyền lợi đáo hạn,... Đồng thời khi kết hợp với các sản phẩm bổ trợ, PRU-CHỦ ĐỘNG CUỘC SỐNG còn gia tăng phạm vi bảo vệ, toàn diện cho cả gia đình trước rủi ro tai nạn hoặc bệnh hiểm nghèo.
Tương tự, khi lựa chọn tham gia sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-VỮNG CHẮC, bạn có thể an tâm với lãi suất đảm bảo suốt thời hạn hợp đồng từ quỹ liên kết chung. Ngoài ra, người tham gia còn nhận được nhiều quyền lợi khác như: 200% số tiền bảo hiểm cho rủi ro Tử vong do Tai nạn hoặc 100% số tiền bảo hiểm cho rủi ro Tử vong/ TTTBVV, tạm ứng lên đến 50% Giá trị tài khoản hợp đồng khi mắc bệnh hiểm nghèo giai đoạn cuối, gia tăng phạm vi bảo vệ khi kết hợp với sản phẩm bảo hiểm bổ trợ Chết và Tàn tật do tai nạn mở rộng,...
Trường hợp muốn linh hoạt đầu tư vào các quỹ khác nhau, bạn có thể lựa chọn sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị PRU-ĐẦU TƯ LINH HOẠT. Cụ thể, 07 Quỹ đầu tư PRUlink với các mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau sẽ phù hợp với nhu cầu đa dạng của người tham gia. Hơn thế nữa, bạn còn có thể linh hoạt hoán đổi quỹ, đầu tư thêm hay rút tiền mà không mất bất kỳ chi phí nào.
>> Tham khảo thêm về sản phẩm bảo hiểm có yếu tố đầu tư TẠI ĐÂY.
Cũng như những phương pháp quản lý tài chính khác, quy tắc 6 chiếc lọ cũng sở hữu những ưu, nhược điểm riêng. Vì thế, bạn có thể áp dụng quy tắc tài chính 6 chiếc lọ hoặc bất kỳ phương pháp nào, miễn là nó phù hợp với tình trạng thực tế của bản thân. Điều quan trọng là bạn cần kiên trì và nỗ lực thực hiện phương pháp mà mình lựa chọn để đạt được kết quả như mong muốn.
>>> Bài viết cùng chủ đề: