quản lý chi tiêu cá nhân
Blog Nhịp Sống Khỏe

8 cách quản lý chi tiêu cá nhân đơn giản và đầy hiệu quả

Bạn có thường xuyên rơi vào tình trạng hết tiền khi mới giữa tháng? Nếu câu trả lời là “Có” thì bạn cần điều chỉnh để chi tiêu hợp lý hơn. Hãy bỏ túi ngay 8 cách quản lý chi tiêu cá nhân từ Prudential để làm chủ kế hoạch tài chính cho riêng mình nhé!

Quản lý thu chi cá nhân là gì?

Quản lý thu chi hay chi tiêu cá nhân là cách sắp xếp, phân bổ thu nhập của bản thân thành những khoản hợp lý. Để đảm bảo hiệu quả, hoạt động này cần thực hiện hàng ngày, hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm.


Vì sao cần quản lý chi tiêu cá nhân?

Việc quản lý thu chi cá nhân nghiêm túc khi còn trẻ giúp bạn hình thành thói quen chi tiêu thông minh. Điều này không chỉ giúp tránh lãng phí tài chính mà còn giúp bạn sở hữu một khoản tiền tiết kiệm. Khoản tiền này mang đến rất nhiều lợi ích như:

  • Có nguồn lực tài chính để đầu tư và nâng cấp bản thân, mở ra nhiều cơ hội việc làm tốt hơn, dễ dàng tăng thêm nguồn thu nhập.

  • Sở hữu khoản dự phòng cho những tình huống khẩn cấp, từ đó không phải vay nợ và gây ra những áp lực tâm lý, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

  • Bạn có dùng khoản tiền tiết kiệm để đầu tư. Nếu thành công, bạn sẽ có thêm một khoản thu nhập thụ động.

  • Đặc biệt, bạn còn có thể sở hữu quỹ hưu trí vững vàng. Khi đó bạn có thể an tâm và thoải mái tận hưởng tuổi hưu an nhàn mà không phải phụ thuộc tài chính vào con cháu.


Khám phá 8 cách quản lý chi tiêu hợp lý

Thay vì đặt thời hạn tiết kiệm quá dài tính theo năm/quý có thể khiến bạn chán nản và dễ bỏ cuộc, hãy bắt đầu quản lý chi tiêu trong 1 tháng bằng các cách sau:

Pay Yourself First

Với phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân này, mỗi khi nhận được lương hoặc thu nhập, bạn cần dành 10% để tiết kiệm trước. Phần tiền còn lại (90%), bạn có thể chi tiêu cho nhiều khoản khác nhau như chi trả hoá đơn, đóng học phí, du lịch,... Ưu điểm của phương pháp này dễ thực hiện và ít tốn thời gian, nhưng khả năng tiết kiệm không cao.

Quy tắc 50/30/20

50/30/20 là cách quản lý chi tiêu hàng tháng được tạo nên bởi chuyên gia tài chính nổi tiếng Elizabeth Warren. Để áp dụng phương pháp này, bạn sẽ phân bổ thu nhập của bản thân như sau:

  • 50% thu nhập cho những nhu cầu cơ bản như hoá đơn điện/ nước/ wifi, ăn uống, xăng xe,...

  • 30% thu nhập cho các khoản giải trí như du lịch, xem phim, mua sắm,...

  • 20% còn lại cho việc trả nợ hoặc đầu tư cho tương lai.

 

6 chiếc lọ tài chính

Phương pháp 6 chiếc lọ tài chính được đề cập cuốn sách “Secrets of the Millionaire Mind” bởi tác giả T. Harv Eker. Theo đó khi áp dụng phương pháp này, thu nhập của bạn sẽ chia thành 6 khoản, bao gồm:

  • 55% thu nhập dành cho cần thiết như tiền thuê nhà, tiền điện, nước, chi phí thực phẩm,...

  • 10% thu nhập dành cho tiết kiệm dài hạn.

  • 10% thu nhập cho việc học tập.

  • 10% thu nhập dành cho các sở thích cá nhân và việc hưởng thụ.

  • 10% thu nhập để đầu tư.

 

Phương pháp 10/20/70

Phương pháp này không chỉ giúp chi tiêu hợp lý mà còn giúp bạn đỡ “áp lực hơn” so với những phương pháp trên. Cụ thể, thu nhập của bạn sẽ được chia thành các khoản sau:

  • 10% dành cho quỹ dự phòng và tiết kiệm.

  • 20% dành cho việc phát triển bản thân.

  • 70% dành cho các chi tiêu cơ bản

 

Phương pháp phong bì

Ngay khi bạn nhận lương, hãy chia tiền vào từng bao thư theo kế hoạch chi tiêu của bản thân. Chẳng hạn, nếu bạn dự định sẽ chi 2 triệu cho du lịch, hãy cất 2 triệu tiền mặt vào bao thư có ghi chữ “Du lịch”.

Lưu ý, bạn không nên cho thêm tiền vào các bao thư cho tới khi bạn nhận kỳ lương mới. Trường hợp một bao thư nào đó bị rỗng thường xuyên, hãy xem lại bảng phân bổ ngân sách hoặc điều chỉnh cách chi tiêu của mình. Có thể bạn đang tiêu tiền quá mức, nhưng cũng có thể bạn đang quá nghiêm khắc với bản thân.

Cách ghi chép chi tiêu cá nhân với phương pháp Kakeibo

Việc ghi chép đầy đủ các khoản thu chi theo phương pháp Kakeibo là cách giúp bạn nắm rõ tình hình tài chính cá nhân của mình. Khi rà soát lại bạn sẽ đánh giá và có sự điều chỉnh sao cho hợp lý hơn. Nếu thấy chi tiêu vượt quá mức ngân sách cho phép, bạn có thể giảm khoản chi hoặc tìm cách tăng thêm nguồn thu nhập cá nhân. Lưu ý, bạn nên kiên nhẫn ghi chép từng khoản chi tiêu một cách cẩn thận, tốt nhất là nên làm hàng ngày để tránh sai sót.


Quy tắc 9 - 1 của người Do Thái

Quy tắc 9-1 là cách quản lý chi tiêu cá nhân được ưa chuộng trong cộng đồng người Do Thái. Quy tắc này khá giống với Pay Yourself First, tuy nhiên điểm khác biệt là 10% của quy tắc 9 - 1 dành cho cả tiết kiệm và đầu tư.

Dùng các ứng dụng quản lý chi tiêu

Nếu bạn thấy việc lập bảng thu chi hay tự quản lý nợ quá phức tạp, hãy tìm đến sự hỗ trợ từ các phần mềm tài chính cá nhân. Ưu điểm của các phần mềm này là có chi phí thấp hơn so với việc thuê chuyên gia tư vấn. Đồng thời, bạn còn được cung cấp các bảng tính theo mẫu rất tiện lợi để cân đối thu chi của gia đình.

Chi tiêu hợp lý đừng quên tìm cách gia tăng tài sản

Để hướng đến mục tiêu tự do tài chính, bên cạnh thực hiện cách quản lý chi tiêu trong 1 tháng, bạn còn cần phải tìm cách gia tăng tài sản. Có khá nhiều hình thức để bạn tham khảo như gửi tiết kiệm ngân hàng, mua vàng, đầu tư chứng khoán,... Tuy vậy, để đảm bảo dòng tiền tiết kiệm ổn định và có kế hoạch dự phòng tài chính cho tương lai tốt nhất, nhiều bạn trẻ có xu hướng chọn tham gia bảo hiểm nhân thọ liên kết đầu tư.

Chẳng hạn với bảo hiểm liên kết chung PRU-CHỦ ĐỘNG CUỘC SỐNG, sản phẩm mang đến giải pháp giúp bạn chủ động lập kế hoạch tài chính cho những mục tiêu quan trọng của cuộc sống. Theo đó, sản phẩm giúp bạn tích lũy và gia tăng tài sản thông qua hàng loạt quyền lợi như: thưởng duy trì hợp đồng, thưởng tri ân khách hàng, quyền lợi đầu tư, quyền lợi đảm bảo gia tăng số tiền bảo hiểm và quyền lợi khi kết thúc hợp đồng.

Bên cạnh đó, PRU-CHỦ ĐỘNG CUỘC SỐNG còn bảo vệ tài chính của gia đình bạn trước các rủi ro bất ngờ với quyền lợi tử vong, quyền lợi thương tật toàn bộ và vĩnh viễn. Khi kết hợp với các sản phẩm bổ trợ, phạm vi bảo vệ sẽ được gia tăng đáng kể. Nhờ đó, bạn có thể an tâm phấn đấu cho các mục tiêu trong tương lai.

Mong rằng với các cách quản lý chi tiêu cá nhân trên có thể giúp bạn kiểm soát tốt tài chính của mình. Việc quản lý chi tiêu một cách thông minh không chỉ cải thiện cuộc sống hiện tại mà còn mang lại sự an tâm và tự tin về tài chính để bạn vững bước hướng đến tương lai.

Sản phẩm tham khảo

Nhận tư vấn miễn phí về gói bảo hiểm phù hợp

Hãy để lại thông tin bên dưới, chuyên viên tài chính Prudential sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
* Là các thông tin bắt buộc
Thông tin chưa hoàn thành Vui lòng nhập đủ các thông tin bắt buộc

* Là các thông tin bắt buộc

Nhập thông tin của bạn

Chọn thành phố

Bằng việc đánh dấu vào ô ngay cạnh bên, Tôi xác nhận đã đọc, hiểu và biết rõ Chính Sách Bảo Mật Thông Tin của Prudential và đồng ý để Prudential liên hệ cho mục đích tư vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo và khuyến mại như quy định chi tiết tại Chính Sách Bảo Mật Thông Tin.

Đăng ký tư vấn bảo hiểm nhân thọ Prudential ngay hôm nay