Tương lai cho con: Chọn thành đạt hay hạnh phúc
Có một sự thật rằng các bậc cha mẹ luôn mong muốn điều tốt đẹp nhất dành cho con của mình. Tuy vậy, bạn có từng băn khoăn rằng “Thế nào mới là tốt nhất?”. Liệu tốt nhất là khi con công thành danh toại và có địa vị trong cuộc sống; hay đơn giản là khi con luôn vui cười hạnh phúc khi là chính mình?
Điều bố mẹ muốn và điều con chọn - có giống nhau?
Một cuộc khảo sát do Fanpage của Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam thực hiện vào đầu tháng 9 ghi nhận kết quả: 75% bố mẹ mong muốn con hạnh phúc, 25% còn lại kỳ vọng con thành đạt. Tuy nhiên, khoảng cách thế hệ và sự khác nhau trong quan điểm sống đã dẫn đến thực tế: định nghĩa hạnh phúc của bố mẹ khác với mong đợi của con, và tất nhiên dẫn đến điều bố mẹ muốn và điều con chọn lựa đôi khi không giống nhau.
Chị Võ Lê Trang (Chuyên viên lập trình tại Cty Nielsen): “Con vào lớp 9, giai đoạn chuyển cấp quan trọng nên cả nhà gần như đi học cùng con. Với sức học của con, tôi muốn con thi vào chuyên Anh của trường Lê Hồng Phong hoặc Trần Đại Nghĩa để con đường thành đạt rộng mở. Nhưng con thì thẳng thắn bày tỏ là con không thích học trường chuyên, càng không thích chuyên Anh. Tôi đã trò chuyện với con nhiều lần nhưng hai mẹ con vẫn không đi đến thống nhất. Bé dường như không hiểu điều tôi chọn là tốt cho bé”.
Dù khẳng định rằng mình tôn trọng sự lựa chọn của con và mong muốn con hạnh phúc, nhiều phụ huynh vẫn đang vô tình hướng con theo con đường “mình nghĩ là tốt nhất cho con” hơn là “con đường con lựa chọn”. Điều đó dẫn đến rất nhiều bậc cha mẹ vẫn không thể lý giải được vì sao con thường phản đối quyết định của bố mẹ, khi mà lựa chọn này là tốt nhất cho tương lai của con – theo quan điểm của bố mẹ.
>>> Có thể bạn quan tâm: Vì sao cha mẹ cũng cần phải học cách tôn trọng con cái?
Qua một đoạn phỏng vấn nhỏ với các em học sinh, ta có thể thấy rằng việc đi học thêm các môn chính khóa như Toán, Anh, Văn là theo mong muốn của bố mẹ, còn nếu được tự lựa chọn, các em sẽ học các môn Năng khiếu như Vẽ, Đàn, Nhảy,... Thậm chí, ước mơ nghề nghiệp của các em đôi khi thậm chí không nằm trong từ điển của các bậc cha mẹ.
Sẽ là khập khiễng nếu bắt các bậc cha mẹ chọn một trong hai con đường cho con - hoặc thành đạt, hoặc hạnh phúc – vì bản chất hai thái cực này có thể dung hoà để con có một tương lai tốt đẹp nhất cho con.
Để con được cân bằng thành đạt và hạnh phúc, bắt đầu từ đâu?
Trả lời câu hỏi trên trong buổi chia sẻ “Tương lai cho con: Chọn Thành đạt hay Hạnh phúc”, các vị khách mời trong buổi chia sẻ đều có chung một quan điểm rằng: Hãy lắng nghe và trở thành bạn của con.
Hiểu con có lẽ là đề bài khó nhất của bố mẹ. Những ông bố bà mẹ hiện đại biết họ phải vượt qua thử thách đầu tiên đó là: Làm bạn cùng con – một người bạn lắng nghe con và chia sẻ với con mọi điều. Bố mẹ cũng hiểu được sự cần thiết của việc dành nhiều thời gian để chia sẻ, tâm tình cùng con. Song, sự cố gắng của bố mẹ đôi khi không được trẻ hưởng ứng.
>>> Đừng bỏ lỡ: Dành thời gian cho con là khoản đầu tư hiệu quả nhất của cha mẹ
Một phụ huynh có mặt tại buổi chia sẻ cho biết: “Mỗi lần mình hỏi con đi học có vui không, con chỉ trả lời cụt ngủn “Bình thường, cũng như mọi ngày, chuyện con học mẹ hỏi làm gì”. Hai mẹ con chẳng bao giờ nói chuyện được quá nửa tiếng và dường như không tìm được tiếng nói chung”.
Trước chia sẻ này, Tiến sĩ Tâm lý Lê Thị Linh Trang cho rằng: “Đối với những đứa trẻ không mở lòng tâm sự với bố mẹ, đừng gặng hỏi bé, hãy tìm một cách gần gũi và tự nhiên hơn. Bố mẹ có thể bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách chủ động kể con nghe về một ngày làm việc của mình, về những vấn đề công việc mà mình đang gặp phải. Những câu chuyện có vẻ người lớn ấy giúp bé cảm nhận được bố mẹ đang tin tưởng mình và sẽ thoải mái chia sẻ ngược lại”.
>>> Khám phá ngay top 10 bí quyết trò chuyện cùng con TẠI ĐÂY
Các khách mời từ trái sang phải: chị Võ Thị Xuân Viêt (trưởng phòng Đào tạo Đại lý – Phía Nam tại Prudential Việt Nam) - Tiến sĩ tâm lý Lê Thị Linh Trang (công tác tại Học viện Cán bộ TP HCM) - chị Mai Thục Quyên (Giám đốc của công ty truyền thông Golden) - Tiến sĩ Đào Minh Hồng (nguyên trưởng khoa QHQT trường ĐHKHXH&NV TP.HCM) - Chị Võ Lê Trang (Chuyên viên lập trình tại Cty Nielsen)
Bố mẹ học gì từ con?
Có mặt tại buổi chia sẻ, Tiến sĩ Đào Minh Hồng – trưởng khoa quan hệ quốc tế ĐH Quốc tế Hồng Bàng - cho biết: “Dù có thành công trong sự nghiệp đến đâu thì trong chặng đường làm bố mẹ, chúng ta vẫn phải học vô cùng nhiều và người thầy của chúng ta, không ai khác đó chính là con. Những năm đầu tiên làm mẹ, tôi vô tình ‘đè’ cái bóng của mình lên con, tôi đặt mọi mong muốn của bản thân vào con, đến nỗi con luôn sợ hãi khi đứng trước tôi. Khi con lớn lên cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, tôi dần học được cách kiên nhẫn, thích nghi, thay đổi bản thân cho phù hợp với những thế hệ mới. Và hành trình học làm bố mẹ là hành trình cả đời”.
>>> Thông tin thêm: 5 điều mà cha mẹ có thể học được từ con cái
Toàn bộ khách mời tham gia sự kiện đều bất ngờ lẫn thích thú khi nghe cô Hồng bật mí việc cô đã viết thư cảm ơn đứa con đầu lòng của mình khi bạn tốt nghiệp lớp 12 – cô đã cảm ơn bạn đã giúp cô hoàn thành khóa học “làm bạn cùng con” dù cho trong suốt khóa học ấy, cô và con mình đã xảy ra không ít bất đồng.
Khách mời Mai Thục Quyên đã khiến mọi người cảm động khi chị kể rằng cậu con trai Jason hay nói “trái tim con thấy vui đó Mami”, “trái tim con thấy lớp 1 khó lắm đó Mami”. Bài học chị nhận được từ cậu con trai vừa lên lớp 1 của mình rằng cảm xúc của một đứa trẻ chính là tương lai của nó, không dễ để hiểu trẻ nghĩ gì, nên đôi khi người lớn thường áp đặt cái gọi là “tốt nhất cho con” dưới góc nhìn và tiêu chuẩn của mình, của truyền thống gia đình, của xã hội. Chị tâm niệm thành đạt trước tiên phải xây dựng từ một trái tim thật thấu suốt chính mình và hạnh phúc, nếu không, sự thành đạt sẽ không còn ý nghĩa.
“Trái tim con thấy vui đó Mami” - Chị Mai Thục Quyên chia sẻ
Làm bạn với con là mối quan hệ hai chiều, chỉ khi nào bạn thật sự xem con là một người bạn đúng nghĩa thì bạn mới có thể nhận được những điều tương tự từ con. “Tôi luôn duy trì thói quen hỏi ý kiến của con từ những vấn đề đơn giản nhất như chuyện ăn uống, lựa chọn trang phục,… Hôm nay cả nhà ăn gì là do con đề xuất, quần áo của tôi khi đi làm, đi hội thảo, đi tiệc đều do con chọn. Điều này vừa giúp mình bắt kịp suy nghĩ của con, vừa tạo cho con cảm giác ý kiến của con được tôn trọng. Dần dà, con hào hứng tâm sự cùng bố mẹ hơn.” – tiến sĩ Linh Trang chia sẻ.
Bố mẹ vốn là người đồng hành vô điều kiện và đáng tin cậy nhất với con trẻ. Hãy để hành trình đồng hành đó thêm bền chặt bằng những thói quen, hành động đơn giản nhất. Tương lai cho con, chọn thành đạt hay hạnh phúc, bố mẹ hãy để chính con lựa chọn.
>>> Xem thêm: