Trao thái độ sống tích cực cho trẻ
Trẻ lớn lên với suy nghĩ lạc quan tích cực sẽ luôn sẵn sàng vượt qua mọi thử thách, và tất nhiên, cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn. Và thái độ sống tích cực không phải tính cách, đó là sự rèn luyện từ khi còn bé. Hãy cùng Prudential trao cho con mình cách sống lạc quan bằng những điều đơn giản mỗi ngày sau đây nhé!
Ngưng phàn nàn
Nhớ lại xem, có lần nào đó trên đường đưa con đến trường, bạn đã phàn nàn trước mặt con những câu như: “Tắc đường thế này chẳng biết bao giờ mới đến nơi” hoặc “Hôm nay lại đi muộn rồi” hay không?
Những câu nói tưởng chừng vô thưởng vô phạt đó thật ra đang tập trung vào nỗi thất vọng và sự tiêu cực, đó là biểu hiện của thái độ sống bi quan. Bạn càng than vãn nhiều, con sẽ bắt chước càng nhanh và trở nên chán nản giống như bạn.
Thay vì thế, sao không thử nói về những việc tốt hoặc điều tích cực của vấn đề? Chẳng hạn như: “Hôm nay mẹ đã hoàn thành tốt một dự án lớn ở công ty” hay “Cô tiếp tân mới ở văn phòng mẹ tốt bụng lắm”, hoặc đơn giản hơn là: “Kẹt xe thế này chắc cũng sẽ có nhiều người đến muộn”. Hãy thường xuyên nói về những điều tốt đẹp, đặc biệt là khi cả nhà cùng quây quần vui vẻ bên nhau. Từng thành viên trong gia đình có thể chia sẻ về điều tuyệt nhất và chưa được như ý theo góc nhìn lạc quan. Điều này sẽ giúp trẻ rèn luyện thói quen nhìn nhận vấn đề đa chiều. Hơn thế, cả nhà còn có thể chia sẻ những kế hoạch để chuẩn bị cho ngày hôm sau tốt hơn.
>>> Thông tin thêm: Nghệ thuật tổ chức cuộc sống gia đình mà bạn không nên bỏ qua
Chia sẻ với con kỳ vọng của bạn
Để trẻ tự nuôi dưỡng thái độ “tôi làm được” và tinh thần lạc quan, chúng ta cần trao cho trẻ cơ hội chứng tỏ mình. “Giao việc cho con là một cách giúp chúng thấy chúng có thể làm được mọi thứ” – Giáo sự Tamar Chansky - nhà tâm lý học trẻ em, tác giả cuốn “Giải phóng con khỏi tư duy tiêu cực” chia sẻ.
Cha mẹ nên yêu cầu con tự gấp chăn màn, mặc quần áo và đánh răng rửa mặt mỗi sáng từ khi vào mẫu giáo. Giao ‘trọng trách’ vừa sức với bé sẽ giúp bố mẹ bớt bận rộn, mà còn giúp trẻ có tinh thần ‘con làm được’.
Hãy thử tưởng tượng tới lúc con hào hứng xuống nhà khoe bạn: “Mẹ ơi, con gấp chăn đẹp lắm. Mẹ lên xem nào”. Để chắc chắn rằng con có thể làm được, bạn cần giao việc phù hợp với tuổi của trẻ. Ví dụ, bé 2 tuổi có thể tự lấy đồ chơi, bé 3 tuổi có thể cho quần áo bẩn vào giỏ, bé 4 tuổi có thể mang bát đĩa vào bồn rửa, bé 5 tuổi có thể dọn thùng rác, và bé 6 tuổi có thể phân loại đồ cần giặt.
>>> Khám phá ngay 12 kỹ năng mà cha mẹ nên giáo dục cho con từ sớm TẠI ĐÂY
Khuyến khích trẻ mạo hiểm trong giới hạn an toàn
Sẽ có lúc bạn cảm thấy hoang mang khi giữa hai lựa chọn: cho phép con thử điều mới hay bảo vệ con khỏi tổn thương. Bản năng làm cha mẹ dễ khiến chúng ta ôm con tránh xa khỏi những rủi ro, nhưng việc loại bỏ mọi rủi ro có thể khiến con mất đi sự tự tin và dễ sợ hãi trước mọi thứ - điều này cũng đồng nghĩa cới thái độ sống bi quan. Tiến sĩ Michael Thompson, Cố vấn phụ huynh, tác giả cuốn “Nhớ nhà là hạnh phúc: Rời xa vòng tay cha mẹ giúp trẻ trưởng thành” nhấn mạnh: bạn cần học cách thả lỏng “dây cương”.
Chẳng hạn, hãy cho phép nhóc nhà bạn tự chơi thể thao ở sân sau, hoặc tham gia một chuyến đi xa chơi với cả lớp. Khi con lớn, hãy khuyến khích con đối mặt với những việc rủi ro hơn, như leo núi hay tham gia trại hè qua đêm. Hãy nhớ, điều bạn muốn nhìn thấy không phải là con mình lùi bước trước điều mới lạ, mà sẽ tự hào chạy về nhà khoe rằng “con làm được rồi mẹ ơi”.
Kiên nhẫn thay vì phản ứng nóng vội
Kiềm chế bản năng bảo vệ con là điều không hề dễ dàng. Khi con gặp vấn đề nào đó chưa tự giải quyết được, bố mẹ thường không suy nghĩ mà ngay lập tức can thiệp giúp con. “Nhưng thực ra, để con tự giải quyết vấn đề của mình là cách hiệu quả để giúp con tự tin, lạc quan hơn” – Tiến sỹ Reivich chia sẻ.
Hãy thử tưởng tượng một ngày cô công chúa nhỏ trở về nhà, buồn bã kể với bạn cô bé bị bạn bè gọi là “Mập”, bạn sẽ làm gì? Theo bản năng bảo vệ con, có thể bạn sẽ bàn với cô giáo nhắc nhở bạn cùng lớp để trẻ không bị bắt nạt nữa – nhưng thật ra lại khiến trẻ lùi bước khi rơi vào hoàn cảnh tương tự. Sao không thử tập cho bé cách “tự vệ”? Chẳng hạn, bạn có thể khuyến khích bé phản ứng bằng cách nói nghiêm túc và rõ ràng: “Đầu tiên, tớ không mập. Thứ hai, chúng ta là bạn thì không nên nói nhau như thế”. Nếu thử cách này, bạn đang giúp bé tự tin và mạnh mẽ hơn đấy.
>>> Có thể bạn quan tâm: Hãy cùng con chống nạn bắt nạt học đường nhé bố mẹ ơi
Dám đón nhận thách thức
Con bạn có thường hay than thở “Con làm không tốt”, “Con không thông minh”; “Con đá bóng dở lắm”; “Con không biết vẽ”… khi bé nhận điểm kém ở trường? Thật không may, trẻ con thường tự cho mình yếu kém ngay khi mới thất bại lần đầu.
Để tránh cho con tự kết luận tiêu cực về bản thân, hãy thử giúp trẻ thay đổi góc nhìn. Đó là lời khuyên từ nhà Tâm lý học Andrew Shatté, người sáng lập chương trình “Trưởng thành từ vấp ngã: Cho con mạnh mẽ hơn”. Bạn có thể nói: “Môn thế thao nào ban đầu cũng khó học cả!”, hoặc “Bố biết con chưa biết đọc đồng hồ, nhưng con sẽ học được”, những câu nói này có thể giúp trẻ suy nghĩ tích cực hơn.
Đồng thời, hãy cho con thấy ai cũng từng gặp tình trạng khó khăn: “Mẹ chắc rằng nhiều bạn trong lớp cũng thấy môn Toán khó như con vậy” hoặc “Bố cũng từng học mãi mới hiểu phép chia”, và thử nhắc đến vài kỹ năng khác mà trẻ đã học thành thạo để cổ vũ con: “Trước đây con học đọc mất 2 tháng mà? Con cũng sẽ làm tốt phép chia sớm thôi”.
>>> Bài viết có liên quan: Làm sao để giúp con trở nên tự lập hơn?
Hãy luôn nói sự thật với con
Khi bé gặp vấn đề gì đó - chẳng hạn như khó làm quen với bạn bè tại nơi ở mới – bố mẹ thường hay muốn động viên con thật ngọt ngào: “Con có rất nhiều bạn ở nhà cũ mà. Khi các bạn ở đây biết con mẹ dễ thương thế nào, các bạn sẽ đến và mong được làm quen với con thôi!”. Tuy nhiên những câu động viên khiến bé hy vọng thái quá như vậy không hẳn có tác dụng tốt như bạn tưởng, bởi “trẻ con có thể nhận ra ngay rằng lời khen kiểu đó không thành thực”. An ủi con rằng mọi thứ sẽ ổn thực ra khiến con dễ tin vào điều ngược lạ. Sống lạc quan đòi hỏi cách suy nghĩ thực tế nhiều hơn là mơ mộng, vì tư duy thực tế giúp con sẵn sàng hơn với mọi thứ con đối mặt” – Tiến sỹ Chansky chia sẻ.
Trong ví dụ trên, nếu vẫn không có bạn nào chịu chơi với bé, bé có thể sẽ kết luận rằng bé chẳng dễ thương như bạn khen hoặc các bạn mới không tiếp nhận bé. Thay vào đó, bạn hãy tâm sự với con một cách thẳng thắn: “Ai cũng thấy khó khăn khi phải chuyển chỗ ở và làm quen mọi thứ lại từ đầu. Con sẽ mất một chút thời gian để kết thêm bạn mới nhưng hãy kiên nhẫn và chủ động làm quen với các bạn nhé”. Cách nói chân thành như vậy có thể giúp bé hiểu rõ và chủ động giải quyết vấn đề hơn là một lời nói né tránh ngọt ngào. Một khi bé có được sự tự tin và tích cực để đối mặt với khó khăn, có thể chính bạn cũng có được vài bài học khi quan sát con giải quyết vấn đề theo cách của riêng bé.
Hy vọng với những điều đơn giản trên, các bạn sẽ cùng con rèn luyện thái độ sống tích cực mỗi ngày từ hôm nay. Hãy chia sẻ với Prudential nếu bạn có thêm cách nào thú vị nhé!
>>> Xem thêm: