Quy tắc ngón tay cái là gì? 8 quy tắc được ứng dụng phổ biến
Nguyên tắc ngón tay cái đang là khái niệm nhận được nhiều quan tâm, nhất là những người có ý định đầu tư và tích lũy. Vậy quy tắc ngón tay cái là gì? Có những nguyên tắc phổ biến nào được áp dụng? Hãy cùng Prudential tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Quy tắc ngón tay cái là gì?
Nguyên tắc ngón tay cái (hay còn gọi là Rule of thumb) là tập hợp những nguyên tắc hoặc hướng dẫn thực tế có thể được sử dụng làm cơ sở để đưa ra quyết định hoặc giải quyết một vấn đề nhất định. Thông thường, quy tắc tắc ngón tay cái được áp dụng rộng rãi đa ngành, lĩnh vực như kinh doanh, tiết kiệm, đầu tư,...
Trong lĩnh vực đầu tư, nguyên tắc ngón cái thường đề cập đến phương pháp tiết kiệm, đầu tư cho tương lai, lập kế hoạch hưu trí,... Qua đó, bạn có thể dễ dàng tìm hiểu, ghi nhớ và đưa ra quyết định tích lũy cũng như đầu tư đúng đắn, gia tăng tài sản hiệu quả.
Lợi ích của quy tắc ngón tay cái
Dưới đây là một số lợi ích khi áp dụng quy tắc ngón cái vào việc tích lũy và đầu tư:
-
Dễ dàng tiếp cận thị trường tài chính: Với ưu điểm đơn giản, dễ hiểu quy tắc ngón cái giúp bạn dễ dàng tiếp cận thị trường tài chính mà không phải tìm hiểu sâu.
-
Đưa ra quyết định nhanh chóng: Các quy tắc giúp bạn đánh giá nhanh chóng các cơ hội, từ đó đưa ra quyết định đầu tư chính xác. Nhờ đó, bạn có thể chọn được kênh đầu tư hiệu quả mà không tốn nhiều thời gian.
-
Quản lý tốt rủi ro: Trong quy tắc ngón cái có một số nguyên tắc quản lý rủi ro bằng cách chia nhỏ đầu tư và phân bố tài sản. Nhờ đó, bạn có thể hạn chế tối đa tổn thất tài chính trong quá trình đầu tư sinh lời.
-
Tạo điểm khởi đầu tốt cho nhà đầu tư: Các quy tắc ngón cái đóng có thể đóng vai trò là điểm khởi đầu cho bạn xây dựng chiến lược đầu tư cơ bản. Dựa vào đó, bạn có thể xây dựng một kế hoạch đầu tư chỉnh chu, thu về lợi nhuận ổn định.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách quản lý danh mục đầu để cân đối rủi ro và tối ưu lợi nhuận
8 quy tắc ngón tay cái phổ biến trong tích lũy và đầu tư bạn nên biết
Trong lĩnh vực tích lũy và đầu tư có rất nhiều quy tắc ngón cái khác nhau, điển hình như:
Quy tắc 50/30/20
Quy tắc 50/30/20 là một quy tắc quản lý dòng tiền cá nhân cơ bản nhưng vô cùng hiệu quả. Bởi vì bạn chỉ cần chia thu nhập của mình thành 3 khoản:
-
50% thu nhập dành cho các chi phí sinh hoạt cần thiết như thực phẩm, nhà ở, đi lại,...
-
30% thu nhập cho các chi phí linh hoạt như hiếu hỉ, giải trí,... mà bạn có thể cắt giảm nếu cần.
-
20% sẽ dành để tranh toán nợ cũng như tiết kiệm cho mục tiêu cụ thể.
Ví dụ: Nếu thu nhập của bạn là 10 triệu/tháng thì có thể áp dụng quy tắc 50/30/20 như sau:
-
5 triệu cho các nhu cầu cần thiết như tiền nhà, tiền điện, ăn uống,...
-
3 triệu để chi cho các phí như giải trí, gặp mặt bạn bè, đám cưới,..
-
2 triệu để trả các khoản nợ đang có, tiết kiệm hoặc đầu tư.
Quy tắc 72
Quy tắc ngón tay cái - 72 được áp dụng để tính thời gian cần để các khoản đầu tư tăng gấp đôi giá trị. Công thức tính rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy 72 chia cho lợi nhuận hàng năm. Kết quả hiển thị là số năm mà bạn cần đầu tư để đạt được gấp đôi số tiền vốn ban đầu.
Ví dụ: Bạn đầu tư với số vốn 20 triệu và lợi nhuận hàng năm là 10%. Theo quy tắc 72, bạn sẽ mất 72/10= 7.2 năm để tăng số tiền của mình lên 60 triệu.
Quy tắc 25x
Quy tắc 25x thích hợp với những bạn muốn có cuộc sống nghỉ hưu thoải mái. Để áp dụng được nguyên tắc ngón tay cái này, bạn cần ước lượng được mức thu nhập mình cần trong một năm nghỉ hưu. Tiếp đó, bạn nhân con số này với 25 thì sẽ biết được số tiền cần tích lũy trước khi về hưu.
Ví dụ: Để nghỉ hưu thoải mái, tận hưởng những điều mình thích bạn cần có 50 triệu/năm. Lúc này, số tiền bạn tích lũy trước khi nghỉ hưu là 50 triệu x 25=1 tỷ 250 triệu. Khi đạt được mức 1 tỷ 250 triệu bạn có thể bắt đầu có kế hoạch về hưu sớm.
>>> Thông tin thêm: Làm cách nào để dần độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm?
Quy tắc 114
Nếu bạn muốn xác định số năm mà khoản đầu tư tăng gấp ba thì có thể sử dụng quy tắc 114. Theo quy tắc này, bạn chia 114 cho tỷ suất lợi nhuận thì có thể biết số năm mà tiền vốn tăng gấp 3 lần.
Ví dụ: Nếu bạn đầu từ 20 triệu với tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng là 10% /năm thì thời gian nhân ba là 114/10= 11.4 năm
Quy tắc 144
Bạn muốn xác định số năm mà số vốn đầu tư ban đầu sẽ tăng gấp bốn lần, thì có thể áp dụng quy tắc ngón tay cái trong marketing 144. Theo đó, để biết thời gian vốn nhân bốn bạn hãy lấy 144 chia cho tỷ suất lợi nhuận dự kiến trong 1 năm.
Ví dụ: Bạn đầu từ 20 triệu đồng với tỷ suất lợi nhuận dự kiến là 14%/năm. Theo đó, thời gian dự kiến số vốn đầu tư nhân bốn là 144/14=10.2 năm.
Quy tắc quỹ dự phòng
Mục tiêu của quy tắc quỹ dự phòng là giúp bạn an tâm hơn khi đối mặt những trường hợp bất ngờ về tài chính như mất việc, tai nạn, bệnh tật,... Do đó, bạn nên tạo một quỹ dự phòng khẩn cấp trước khi quyết định đầu tư sinh lời. Theo quy tắc ngón cái này, bạn phải tiết kiệm số tiền bằng chi phí tích lũy hàng tháng của mình trong ít nhất 3 - 6 tháng.
Ví dụ: Bạn có thu nhập 20 triệu/tháng và số tiền tiết kiệm mỗi tháng của bạn là 5 triệu. Bạn muốn lập quỹ dự phòng 30 triệu thì cần tiết kiệm muốn lập quỹ dự phòng 50 triệu trong 6 tháng thì mỗi tháng bạn cần tiết kiệm trong 6 tháng.
Quy tắc 20/4/10 được áp dụng cho trường hợp bạn muốn mua xe ô tô dưới hình thức trả góp. Theo nguyên tắc ngón tay cái này, bạn cần chú ý các điểm sau:
-
Bạn chỉ nên quyết định mua xe khi tổng thu nhập hiện tại bằng hoặc lớn hơn 20% giá trị chiếc xe. Nếu ít hơn mức này thì bạn không nên tiếp tục mua xe theo cách này.
-
Đảm bảo có thể thanh toán dứt điểm trả góp mua xe trong vòng tối đa 4 năm hay không. Trường hợp bạn không đủ khả năng thì hãy tạm gác lại để tìm phương án khả thi hơn.
-
Bạn nên xem xét mình có thể dành ra 10% thu nhập hàng tháng để thanh toán các khoản phí về xe cộ (tiền xăng, phí đỗ xe, phí đường bộ, bảo trì sửa chữa,...)
Ví dụ: Với thu nhập 500 triệu/năm và muốn mua xe có giá trị khoảng 300 triệu. Bạn cần đảm bảo:
-
Bạn có thể trả trước 20% giá trị chiếc xe là 100 triệu. Sau đó, bạn có thể thanh toán toàn bộ chi phí trong vòng 4 năm với tổng số tiền là 200 triệu.
-
Cuối cùng, mỗi tháng bạn có thể dành 10% thu nhập là 1.4 triệu để chi trả phí vận hành xe.
Như vậy, với thu nhập 500 triệu/năm bạn có đủ khả năng mua trả góp chiếc xe ô tô 300 triệu.
Quy tắc 70
Với quy tắc 70, bạn có thể đánh giá xem liệu khoản đầu tư có nên tiếp tục hay không. Cụ thể, bạn chia số 70 cho tỷ lệ lạm phát để biết giá trị vốn của mình sẽ giảm xuống còn một nửa so với hiện tại nhanh đến mức nào.
Ví dụ: Với tỷ lệ lạm phát 5%, giá trị khoản đầu tư của bạn sẽ bị trượt giá 50% sau 70/5= 14 năm. Như vậy, khoản đầu tư của bạn sẽ giảm xuống còn một nửa sau 14 năm.
Để áp dụng hiệu quả nguyên tắc ngón tay cái, đảm bảo tài chính vững vàng và ổn định cuộc sống, xu hướng của nhiều người hiện nay là trang bị thêm bảo hiểm nhân thọ (đặc biệt là những sản phẩm có kết hợp 3 yếu tố: bảo vệ, tích lũy và đầu tư trong kế hoạch tài chính của bản thân.
Hiện nay, sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-CHỦ ĐỘNG CUỘC SỐNG là giải pháp đáp ứng tốt nhu cầu trên. Sản phẩm không chỉ bảo vệ cuộc sống trước rủi ro, đầu tư cho tương lai con cái, mà còn chuẩn bị tốt cho tuổi trung niên đầy an vui và độc lập.
Sản phẩm mang đến những quyền lợi đầu tư và tích lũy hấp dẫn, linh hoạt. Với số tiền này, bạn có thể chủ động xây dựng kế hoạch tài chính, an tâm theo đuổi những dự định trong tương lai như cho con du học, hưu trí an nhàn, du lịch,... Bên cạnh đó, phạm vi bảo vệ, chăm sóc sức khỏe toàn diện cả gia đình trước rủi ro tai nạn hoặc bệnh hiểm nghèo còn được gia tăng khi kết hợp thêm với các sản phẩm bổ trợ.
>> Liên hệ với Prudential để được tư vấn về sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-CHỦ ĐỘNG CUỘC SỐNG hoặc các sản phẩm bảo hiểm bổ trợ phù hợp để đính kèm.
Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã hiểu rõ hơn về quy tắc ngón tay cái trong tích lũy và đầu tư. Khi áp dụng các quy tắc này bạn cần lưu ý rằng, không có nguyên tắc nào phù hợp tuyệt đối. Do đó, trước khi thực hiện bạn cần cân nhắc tình huống thực tế và điều chỉnh quy tắc cho phù hợp, hiệu quả hơn.
>>> Xem thêm: