chi tiêu trong gia đình
Blog Nhịp Sống Khỏe

Quản lý chi tiêu trong gia đình hàng tháng như thế nào hợp lý?

Biết cách quản lý chi tiêu trong gia đình là một trong những bí quyết giúp cuộc sống của bạn và người thân được ổn định về mặt tài chính và tinh thần, cũng như dễ dàng thực hiện các dự định trong tương lai. Vậy quản lý tài chính gia đình như thế nào là hợp lý? Cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm ra lời giải đáp hữu ích nhé!

1. Vì sao nên quản lý chi tiêu gia đình hàng tháng?

Tài chính ổn định là một trong những nền tảng vững chắc tạo nên hạnh phúc gia đình. Việc quản lý chi tiêu rõ ràng, chi tiết không chỉ đảm bảo cân bằng tài chính, tối ưu dòng tiền, mà còn giúp bạn có một khoản dự phòng, tiết kiệm cho tương lai. Nhờ vậy, tình hình tài chính của gia đình luôn trong trạng thái an toàn, thậm chí có thể chủ động trong các tình huống rủi ro phát sinh như bệnh tật, thất nghiệp,... Không chỉ vậy, khi tài chính được đảm bảo, các mâu thuẫn, tranh cãi xuất phát từ vấn đề tiền bạc được giảm bớt tối thiểu, từ đó cải thiện hạnh phúc gia đình.

2. Khám phá 7 mẹo quản lý chi tiêu trong gia đình hiệu quả

Quản lý các khoản chi tiêu trong gia đình là một bài toán đơn giản nếu bạn nắm được những bí quyết “vàng” sau đây:

2.1 Thảo luận với gia đình về ngân sách

Sự thấu hiểu lẫn nhau về vấn đề tài chính là không thể thiếu để đảm bảo giữ hòa khí gia đình, cũng như cân bằng chi tiêu. Vì thế, bạn cần trao đổi trực tiếp với các thành viên trong gia đình về các khoản thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, dự phòng, đồng thời xác định rõ các mục tiêu, dự định tương lai của gia đình. Nhờ vậy, bạn sẽ biết được đâu là khoản chi tiêu cần thiết, từ đó thống nhất với người thân nên cắt giảm hoặc ưu tiên khoản chi tiêu nào.

2.2 Thiết lập mục tiêu và lập kế hoạch quản lý chi tiêu gia đình

Đặt ra mục tiêu tài chính rõ ràng là bước đầu lên kế hoạch những gì bạn muốn đạt được trong tương lai, có thể liên quan đến kiếm tiền, tiết kiệm, chi tiêu hoặc đầu tư. Theo đó, mục tiêu cần được đo lường cụ thể với kế hoạch quản lý chi tiêu theo thời gian rõ ràng. Chẳng hạn như, bạn thiết lập mục tiêu mua nhà trong 5 năm thì cần ngân sách bao nhiêu, mỗi tháng phải tiết kiệm các khoản nào để đạt được số tiền mong muốn? Việc này giúp bạn xác định được những việc cần ưu tiên thực hiện, đồng thời tạo thói quen chi tiêu trong gia đình khoa học, có động lực rõ ràng để thực hiện mục tiêu chung.

>>> Xem thêm: Cách xác định và lập kế hoạch mục tiêu cá nhân

2.3 Đừng bỏ qua các chi phí phát sinh

Đi cùng với các tình huống bất ngờ trong cuộc sống, chi phí phát sinh hàng tháng là một khoản đáng kể tiềm ẩn nguy cơ làm mất cân bằng tài chính nếu không được phân bổ hợp lý. Ví dụ, luôn tồn tại những các khoản chi ngoài dự tính như tiền mừng đám cưới, tiền sửa xe, tiền mua vật dụng hư hỏng,... Do đó, kế hoạch chi tiêu gia đình cần bao gồm các chi phí cố định và chi phí dự phòng (thường chiếm 10-20% tổng chi tiêu) nhằm giúp bạn chủ động xử lý các trường hợp chi tiêu phát sinh.

2.4 Từ bỏ thói quen mua sắm không cần thiết

Các chuyên gia tài chính đưa ra lời khuyên chỉ nên dành tối đa 5% thu nhập để mua sắm . Việc hạn định số tiền mua sắm khiến bạn cân nhắc kỹ lưỡng hơn trước khi mua thứ gì đó cũng như hình thành thói quen mua sắm tiết kiệm, hợp lý. Theo đó, thay vì chi tiền theo cảm hứng nhất thời hay xu hướng phổ biến, bạn cần ưu tiên chọn mua những món đồ có tính ứng dụng cao, cần thiết nhất cho đời sống.

2.5 Sử dụng phần mềm thông minh để quản lý chi tiêu trong gia đình

Các phần mềm thông minh quản lý chi tiêu trong gia đình hiện nay được tích hợp tính năng tạo báo cáo thu chi hàng tháng cụ thể, chi tiết. Đồng thời, những ứng dụng này còn giúp người dùng phân chia tài chính theo các mục đích chi tiêu, giúp tối ưu nguồn thu nhập hiệu quả. Không những thế, tính năng nhắc nhở về hạn mức chi tiêu cũng giúp bạn “tỉnh táo” hơn khi mua sắm, tránh sa đà chi tiêu không cần thiết.

2.6 Theo dõi báo cáo tín dụng hàng tháng

Sử dụng thẻ tín dụng cho các hoạt động chi tiêu trở nên phổ biến bởi tính tiện dụng cũng như các lợi ích kèm theo. Dù vậy, hình thức chi trả này cũng tiềm ẩn nguy cơ chi tiêu quá mức vì thói quen “cà thẻ” mà không chú ý đến khoản vay tín dụng. Do đó, bạn nên theo dõi sát sao báo cáo tín dụng hàng tháng để tránh tình trạng vượt khả năng chi trả.

2.7 Đánh giá tình hình tài chính gia đình mỗi tháng

Mỗi cuối tháng, bạn cần đánh giá tình hình tài chính gia đình. Theo đó, nếu các khoản chi nhiều hơn hoặc bằng tổng thu nhập gia đình thì bạn nên cân chỉnh lại hoạt động chi tiêu cho tháng sau. Ngoài ra, để đảm bảo chi tiêu hàng tháng hiệu quả, bạn nên áp dụng quy tắc 50/30/20 được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Theo đó, thu nhập của bạn được chia theo tỷ lệ 50%, 30% và 20% tương ứng với các khoản chi phí cố định (tiền ăn uống, đi lại, nhà ở và các hóa đơn tiện ích), sở thích cá nhân và tiết kiệm, đầu tư. Nhờ đó, tình hình tài chính của gia đình luôn ở mức cân bằng mà vẫn đáp ứng đầy đủ các nhu cầu chi tiêu cần thiết.

Đặc biệt, để sử dụng khoản tiền dành để tiết kiệm và đầu tư đúng mục đích nhất, nhiều người lựa chọn giải pháp tham gia bảo hiểm nhân thọ. Đây được xem là cách dự phòng tài chính hiệu quả trước rủi ro trong cuộc sống (như bệnh tật, tai nạn, thương tật, tử vong). Đặc biệt, một số sản phẩm còn có quyền lợi đầu tư với lợi nhuận hấp dẫn, giúp bạn gia tăng khoản tài sản tích lũy để hiện thực hóa những kế hoạch tương lai. Điển hình là gói bảo hiểm PRU-ĐẦU TƯ LINH HOẠT mang đến cho người tham gia quyền lợi bảo hiểm kết hợp với đầu tư gia tăng tài sản. Với quyền lợi bảo vệ bằng 100% số tiền bảo hiểm và toàn bộ kết quả đầu tư, bạn có thể chủ động duy trì trạng thái tài chính an toàn cho gia đình trước những thay đổi trong cuộc sống. Chưa kể, bạn còn nắm trong tay quyền lợi quyết định đầu tư với cơ hội gia tăng tài sản hiệu quả với các quỹ PRULINK. Đây chính là điểm tựa tài chính vững vàng, giúp bạn chủ động đón đầu những rủi ro và tự tin hiện thực hóa những mục tiêu đã đặt ra.

3. Một vài lưu ý khi quản lý chi tiêu gia đình

Khi xây dựng kế hoạch quản lý chi tiêu trong gia đình, bạn cũng đừng quên những lưu ý quan trọng như sau:

  • Trao đổi thẳng thắn về tiền bạc với các thành viên để tránh tạo mâu thuẫn, tranh cãi, cũng như giúp cả gia đình đồng tâm thực hiện kế hoạch chi tiêu hiệu quả.

  • Phân rõ trách nhiệm tài chính của từng thành viên, góp phần hạn chế thói quen tiêu xài phung phí, cải thiện tinh thần vì mục đích chi tiêu chung của gia đình.

  • Lập quỹ chung giữa các thành viên để có một quỹ dự phòng chung cho những trường hợp bất trắc phát sinh.

 

Quản lý chi tiêu trong gia đình sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn nếu bạn “nằm lòng” những bí quyết được chia sẻ trên. Ngoài ra, đừng quên sử dụng dòng tiền khoa học, tiết kiệm kết hợp với giải pháp đầu tư hiệu quả để nhanh chóng đạt được mục tiêu, dự định đề ra, cho bản thân và gia đình cuộc sống thịnh vượng và tương lai vững chắc nhé!

>>> Tham khảo thêm:

Sản phẩm tham khảo

Nhận tư vấn miễn phí về gói bảo hiểm phù hợp

Hãy để lại thông tin bên dưới, chuyên viên tài chính Prudential sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
* Là các thông tin bắt buộc
Thông tin chưa hoàn thành Vui lòng nhập đủ các thông tin bắt buộc

* Là các thông tin bắt buộc

Nhập thông tin của bạn

Chọn thành phố

Bằng việc đánh dấu vào ô ngay cạnh bên, Tôi xác nhận đã đọc, hiểu và biết rõ Chính Sách Bảo Mật Thông Tin của Prudential và đồng ý để Prudential liên hệ cho mục đích tư vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo và khuyến mại như quy định chi tiết tại Chính Sách Bảo Mật Thông Tin.

Đăng ký tư vấn bảo hiểm nhân thọ Prudential ngay hôm nay