Những sai lầm thường gặp trong quản lý tài chính cá nhân
Đại đa số người Việt chưa được trang bị kiến thức quản lý tài chính cá nhân bài bản như ở các nước phát triển. Thay vì cần phải quản lý tài chính một cách khoa học bằng các phương pháp chuyên môn, đa số chúng ta thường phân bổ nguồn tiền dựa vào cảm hứng. Chẳng hạn như: hôm nay có nhiều tiền nên bỏ tiết kiệm, hôm sau lại rút ra để sắm cho mình chiếc điện thoại mới…
Vậy đâu là vấn đề trong cách chi tiêu tiền bạc của chúng ta? Hãy cùng Prudential tìm hiểu những sai lầm thường gặp trong quản lý tài chính cá nhân để sớm khắc phục những sai lầm không đáng có.
Không có “quỹ dự phòng” cho riêng mình
Với lối suy nghĩ “tuỳ cơ ứng biến” hoặc “đến đâu hay đến đó”, hầu hết chúng ta đều bỏ qua khâu chuẩn bị sẵn các khoản tài chính dự phòng cho những tình huống phát sinh khẩn cấp. Đến khi rủi ro xảy ra, có thể là bệnh tật, thất nghiệp hay tai nạn, bạn không thể trở tay kịp và rơi vào bế tắc, thậm chí là nợ nần. Điều này dẫn đến việc gây áp lực tài chính lên bản thân và cả gia đình.
Theo lời khuyên của các chuyên gia tài chính chuyên nghiệp, mỗi người nên có một quỹ dự phòng bằng 3 – 6 tháng chi phí sinh hoạt, được cất riêng trong một tài khoản tiết kiệm ngắn hạn mà khi cần có thể rút ra ngay.
>>> Có thể bạn quan tâm: Bạn đang giữ tiền của mình ở đâu?
Thiếu kiểm soát trong chi tiêu thường nhật
Những khoản chi lặt vặt trong ngày như ghé mua tách cappuccino mang đi, vé xem phim suất cuối cùng hoặc tiền gửi xe, thoạt nhìn có vẻ không đáng kể. Thế nhưng nếu bạn thử cộng dồn chúng vào cuối tháng hay cuối năm, bạn sẽ bất ngờ trước sự “khổng lồ” của nó đấy. Ví dụ như mỗi tuần bạn cùng gia đình đi ăn ngoài hai lần, mỗi lần tầm 500 nghìn. Khoản tiền không có gì là đặc biệt cho đến khi bạn tính toán lại thì trong 1 năm gia đình bạn tiêu tốn khoảng 52 triệu cho các bữa ăn ngoài, đủ để mua một chiếc xe máy đời mới hay chi trả tiền học vài họ kỳ cho con. Thật đáng phải xem xét lại đúng không nào?
Giải pháp cho bạn chính là lập ngân sách chi tiêu và ghi chú từng khoản chi phí dù nhỏ nhất. Hiện nay có rất nhiều ứng dụng quản lý tài chính cá nhân trên điện thoại mà bạn có thể tải xuống và ghi chú lại từng chi tiêu của bản thân của gia đình. Chỉ cần thực hiện việc này liên tục trong 2 – 3 tháng, chúng ta có thể tam biệt tình trạng thiếu hụt mà không rõ vì sao trước kia.
>>> Bài viết có liên quan: Nên làm gì để giúp bạn chi tiêu có nguyên tắc?
Lạm dụng thẻ tín dụng
Không thể phủ nhận tiện ích của thẻ tín dụng trong đời sống hiện nay, tuy nhiên, nó lại là một con dao hai lưỡi khiến bạn dễ dàng “vung tay quá trán” mà không nhận ra. Theo thời gian, bạn sẽ dần trở nên phụ thuộc vào việc vay mượn qua thẻ, cứ chi tiêu rồi lại gồng gánh khoản nợ - lãi cao.
Để khắc phục vấn đề này, bạn cần phải suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định sử dụng chiếc thẻ tín dụng tiện lợi này. Một tuyệt chiêu bạn có thể làm là cân nhắc kỹ lưỡng đâu là “nợ xấu” – những khoản chi khiến bạn tốn tiền, khấu hao nhanh nhưng không mang tới lợi ích gì, và đâu là “nợ tốt” – khoản vay có thể giúp bạn gia tăng giá trị bản thân hay tài sản.
>>> Đừng bỏ lỡ: Có phải bạn đang gánh nợ quá nhiều hay không?
Lấy ví dụ cùng là việc dùng thẻ tín dụng để trả góp mua laptop mới. Nếu bạn mua chỉ với mục đích cho bằng bạn bằng bè và để giải trí cá nhân thì đó là “nợ xấu” và bạn không nên chi tiền để tránh việc thâm hụt ngân sách. Còn nếu mua để phục vụ cho công việc viết lách kinh doanh tự do thì đó lại là “nợ tốt”, và bạn có khả năng bù lại số tiền đầu tư cho chiếc máy bằng nguồn thu nhập mới kiếm được.
Không quan tâm đến bảo hiểm nhân thọ
Không quan tâm đến bảo hiểm nhân thọ. Tỉ trọng sở hữu bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam chỉ ở mức 8%, trong khi đó con số này ở các nước tiên tiến luôn ở mức gần như tuyệt đối. Theo một số khảo sát về nhu cầu bảo hiểm nhân thọ cho thấy một số hộ gia đình Việt còn từ chối việc mua bảo hiểm vì sợ rằng việc chuẩn bị trước như vậy như một điềm báo về sự xui rủi. Ngoài ra, nhiều người Việt vẫn nghĩ rằng khi có chuyện bất trắc thì “trời kêu ai nấy dạ”, mua bảo hiểm trước cũng chẳng thể ngăn rủi ro đến với mình.
>>> Thông tin thêm: Làm thế nào để chuẩn bị tâm thế đối mặt với rủi ro?
Thật ra cả hai suy nghĩ trên đều là quan niệm sai lầm. Không có cơ sở nào để chứng minh việc mua bảo hiểm nhân thọ sẽ tăng khả năng bạn gặp rủi ro, và mục đích của bảo hiểm không phải là ngăn cho rủi ro không xảy đến mà là giảm thiểu tác động tiêu cực của chúng đến tài chính gia đình của người mua. Nếu bạn là trụ cột và là người mang lại nguồn thu nhập cốt lõi để chi trả cho cuộc sống hằng ngày của gia đình thì một sản phẩm bảo hiểm phù hợp sẽ hỗ trợ tài chính cho gia đình khi có chuyện không may xảy ra với bạn.
Với các giải pháp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Prudential, bạn không chỉ có thể bảo vệ người trụ cột với sản phẩm chính mà còn có thể bảo vệ những thành viên trong gia đình với sản phẩm bổ trợ.
Để khám phá chi tiết về giải pháp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Prudential, bạn hãy truy cập TẠI ĐÂY.
Giải pháp bảo vệ tài chính, chăm sóc sức khỏe để an vui sống mỗi ngày
Muốn gia tăng thu nhập nhưng không chịu đầu tư
Có hai cách phổ biến để gia tăng tài sản là tiết kiệm và đầu tư – một bên là tích luỹ thu nhập theo thời gian và một bên là kiếm thêm thu nhập. Tiết kiệm luôn là hình thức an toàn mà nhiều người chọn lựa để tích luỹ tài sản của mình và kiếm lợi từ khoản lãi suất gửi tiền của ngân hàng. Tuy vậy, phương thức này lại khá bị động, lãi suất thường không cao và đồng tiền lại nhanh mất giá. Còn với đầu tư, khoản lãi suất từ nguồn vốn mang lại có thể cao hơn lãi suất từ ngân hàng rất nhiều lần. Đi kèm với ưu điểm này là những rủi ro không được lãi hoặc thậm chí lỗ và thâm hụt tài sản.
Lời khuyên của nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffett là “Đừng bao giờ đặt tất cả trứng của bạn vào cùng một giỏ”. Đừng phụ thuộc quá vào những tài khoản tiết kiệm mà hãy mạnh dạn tìm hiểu và dành một phần tiền của bạn cho việc đầu tư. Bằng việc nghiên cứu kỹ các kiến thức đầu tư cơ bản và thường xuyên theo dõi phân tích các chỉ số thống kê, Prudential tin rằng bạn sẽ có thể nhanh chóng gia tăng tài sản của mình một cách hiệu quả.