Khám phá quy tắc 5 chiếc lọ giúp quản lý tài chính thành công
Bạn có bao giờ cảm thấy việc quản lý tài chính trở nên khó khăn và áp lực vì không biết bắt đầu từ đâu? Hãy tham khảo ngay quy tắc 5 chiếc lọ, với cách tiếp cận dễ hiểu và thực tiễn, đây sẽ là công cụ hữu ích giúp bạn cân bằng giữa chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư một cách hiệu quả.
Quy tắc 5 chiếc lọ là gì và lợi ích nhận được?
Quy tắc 5 chiếc lọ là quy tắc được cha mẹ Do Thái dạy trẻ ngay từ nhỏ để biết cách tư duy và sử dụng tiền bạc thông minh. Bằng cách dùng 5 chiếc lọ đã được dán nhãn với 5 mục gồm: Chi tiêu hàng ngày, từ thiện, đầu tư, khẩn cấp và hào phóng.
Theo đó, mỗi lần được cha mẹ cho 10 đồng Shekel (tiền Israel), trẻ em được dạy sẽ bỏ 1 đồng vào mỗi lọ từ thiện, hào phóng và khẩn cấp, 2 đồng vào lọ đầu tư và 5 đồng vào lọ chi tiêu.
Cách sử dụng quy tắc 5 chiếc lọ này đó là lọ từ thiện sẽ được mở vào cuối tuần. Lọ hào phóng sẽ được mở vào cuối tháng. Lọ khẩn cấp chỉ được mở vào những dịp đặc biệt như khó khăn hoặc có người bị ốm. Lọ đầu tư chỉ được mở khi nó đã đầy và lọ chi tiêu được phép sử dụng mỗi ngày cho nhu cầu ăn uống.
Quản lý tiền bạc theo quy tắc 5 chiếc hũ có thể hơi khó khăn trong thời gian đầu áp dụng, nhưng nếu nghiêm túc tuân thủ bạn sẽ nhận lại kết quả xứng đáng:
-
Kế hoạch chi tiêu cụ thể và hợp lý để tránh lãng phí các khoản tiền không cần thiết hoặc vượt quá mức thu nhập.
-
Có khoản tiền tiết kiệm dự phòng cho những trường hợp phát sinh bất ngờ hoặc mục tiêu dài hạn.
-
Có khoản đầu tư để sinh lời giúp gia tăng nguồn thu nhập.
-
Có một khoản để đóng thuế, tham gia thiện nguyện để giúp đỡ xã hội.
Cách hoạt động của quy tắc 5 chiếc lọ trong quản lý tài chính
Dựa theo quy tắc 5 hũ, để quản lý tài chính bạn có thể phân chia số tiền mà mình có cụ thể như sau:
Lọ thứ nhất: Hào Phóng
Lọ thứ nhất trong quy tắc 5 chiếc lọ sẽ chứa 10% số tiền mà bạn kiếm được. Giả sử bạn có 200 nghìn thì hãy cho 20 nghìn vào chiếc lọ này. Số tiền trong chiếc lọ này sẽ được dùng với các mục đích tốt đẹp giúp rèn luyện đức tính hào phóng.
Đây là tư duy quản lý tài chính bắt nguồn từ niềm tin “xởi lởi thì trời cho” của người Do Thái. Vì thế, chiếc lọ này cũng có thể được xem là phương pháp giúp cải thiện tính ích kỷ và lối sống cá nhân hà tiện.
Lọ thứ hai: Từ Thiện
Với 10% tiếp theo, bạn sẽ đặt vào chiếc lọ thứ hai. Số tiền trong chiếc lọ này dùng để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.
Khái niệm này nhằm củng cố niềm tin cho chiếc lọ thứ nhất và hướng đến cộng đồng hơn. Theo đó, người Do Thái cho rằng số tiền trong chiếc lọ thứ hai chính là xây dựng lòng tin trong cộng đồng và có thể mở rộng cơ hội tăng thêm thu nhập. Họ nghĩ rằng một người càng hào phóng khi cống hiến hết mình mà không cầu mong nhận lại thì cộng đồng càng tin tưởng vào người đó hơn.
Lọ thứ ba: Đầu Tư
Chiếc lọ thứ ba sẽ chứa 20% số tiền mà bạn kiếm được, đây là khoản dùng để đầu tư. Những đứa trẻ Do Thái sẽ được bố mẹ thử thách bằng việc tự nghĩ ra các dự án kinh doanh để gia tăng số tiền cho dù chiếc lọ ấy chỉ có 2 đồng.
>>> Tin liên quan: Cha mẹ nên bắt đầu từ đâu để dạy con cách kiếm tiền?
Đối với nhiều người đây là điều không thực tế bởi số tiền quá ít để trẻ có thể thành công. Tuy nhiên, nếu được dạy ngay từ nhỏ bằng cách tư duy với số tiền nhỏ, đứa trẻ sẽ dần rèn luyện kỹ năng phán đoán và nhạy bén trong các dự án đầu tư.
Theo đó, để đầu tư, các đứa trẻ Do Thái đã sử dụng số tiền trong lọ này mua khoảng 400 - 500 hạt đậu, sau đó chúng sẽ gieo trồng và chăm sóc. Đến khi thu hoạch, những đứa trẻ sẽ bán thành quả của mình và dùng 1 phần của số tiền đó bắt đầu thực hiện một dự án khác.
Lọ thứ tư: Khẩn Cấp
Trong quy tắc 5 chiếc lọ, bạn sẽ bỏ vào 10% số tiền mình kiếm được vào lọ thứ tư. Số tiền này sẽ dùng cho các trường hợp khẩn cấp. Người Do Thái luôn lập ra kế hoạch tài chính cụ thể để sẵn sàng đối mặt với những phát sinh bất ngờ như ốm đau, đám tiệc,… Có thể bạn sẽ cần giải quyết những tình huống khẩn cấp này mà không thể đợi lấy tiền từ các khoản đầu tư trong Chiếc lọ thứ ba, vì thế Chiếc lọ thứ tư này ra đời.
Lọ thứ năm: Chi Tiêu
Cuối cùng, bạn sẽ bỏ 50% số tiền còn lại trong khoản thu nhập của mình vào chiếc lọ thứ 5. Số tiền này được dùng cho những khoản chi tiêu theo sở thích và nhu cầu của bản thân như ăn ở, đi lại, giáo dục,...
Tuy nhiên, bạn nên cân đối thói quen chi tiêu của mình, không nên tiêu nhiều hơn 10% số tiền mà bạn kiếm được để tránh lãng phí vào những việc không cần thiết.
>>> Dành cho bạn: Bí quyết quản lý chi tiêu giúp giảm bớt nỗi lo về tài chính
Gợi ý cách ứng dụng quy tắc 5 chiếc lọ cho thu nhập 10 triệu
Trường hợp bạn có thu nhập mỗi tháng là 10 triệu và muốn ứng dụng quy tắc 5 hũ này, hãy bắt đầu theo các bước sau:
Bước 1: Xác định mức chi tiêu cần thiết
Bước đầu tiên khi áp dụng quy tắc 5 chiếc lọ là bạn cần xác định những chi phí cố định của mỗi tháng như tiền nhà, điện nước, ăn uống, đi lại,.... Tiếp theo, bạn sẽ trích 50% tổng thu nhập (tức là 5 triệu đồng) cho vào lọ chi tiêu.
Bước 2: Phân bổ nguồn tiền hợp lý cho các lọ còn lại
Khi đã trừ ra các khoản chi tiêu cố định, bạn tiếp tục phân bổ tiền thu nhập của mình vào các lọ còn lại, bao gồm:
-
Lọ hào phóng: 10% là 1 triệu đồng.
-
Lọ từ thiện: 10% là 1 triệu đồng.
-
Lọ đầu tư: 20% là 2 triệu đồng.
-
Lọ khẩn cấp: 10% là 1 triệu đồng.
Bước 3: Thường xuyên theo dõi và điều chỉnh
Sau khi đã phân chia các khoản tiền vào các lọ, bạn cần theo dõi định kỳ và có thể điều chỉnh nếu có sự dư thừa hay thiếu hụt trong chi tiêu. Ngoài ra, bạn nên giảm mức chi tiêu hoặc tìm cách tăng thêm thu nhập nếu cảm thấy đang vượt quá ngân sách của mình. Trường hợp có một khoản dư vào cuối tháng, bạn có thể đem đi đầu tư hoặc bỏ vào lọ tiết kiệm (khẩn cấp) để tạo thu nhập thụ động.
Một vài lưu ý giúp vận dụng quy tắc 5 hũ thành công
Để vận dụng quy tắc 5 chiếc lọ một cách hiệu quả, không chỉ dừng lại ở việc phân bổ thu nhập mà bạn cần phải hiểu rõ cách điều chỉnh theo tình hình tài chính cá nhân. Dưới đây là những lưu ý giúp bạn áp dụng quy tắc 5 hũ thành công:
-
Ghi chú chi tiêu vào ứng dụng quản lý tài chính sẽ giúp rà soát các khoản hàng ngày, hàng tháng, hàng năm để cân nhắc và điều chỉnh khi cần thiết.
-
Chủ động gia tăng thu nhập bằng nhiều nguồn như nhận viết bài thuê, quản lý fanpage, kinh doanh nhỏ,...
-
Hạn chế mua sắm khi giảm giá, vì điều này khiến dễ bị cuốn vào việc mua những món đồ không cần thiết, gây lãng phí, ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính trở nên khó khăn hơn.
-
Duy trì thói quen chi tiêu đúng mục tiêu đã đề ra giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả và hình thành “kỷ luật” khi mua sắm cho bản thân.
-
Không nên lạm dụng thẻ tín dụng sẽ tránh được các tình huống mua sắm vượt quá khả năng và kế hoạch tài chính của bản thân.
-
Hãy đảm bảo bạn sử dụng tiền trong mỗi hũ đúng với mục tiêu đã đề ra. Điều này sẽ giúp bạn giữ được sự cân bằng tài chính và tránh tình trạng thiếu hụt quỹ cho các khoản cần thiết.
-
Đừng quên theo dõi và đánh giá các hũ tài chính, để xem liệu phân bổ có còn phù hợp hay cần điều chỉnh khi thu nhập, mục tiêu hoặc tình hình kinh tế thay đổi.
-
Tìm kiếm kênh tiết kiệm và đầu tư uy tín như gửi ngân hàng, chứng khoán, tham gia bảo hiểm nhân thọ,...
> Có thể bạn quan tâm: 7 nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân của người thành công
Hiện nay, tham gia bảo hiểm nhân thọ đầu tư đang là xu hướng được rất nhiều người ưa chuộng bởi những lợi ích: Bảo vệ tài chính, tích lũy tài sản, lãi suất ổn định và tiềm năng lợi nhuận, linh hoạt trong kế hoạch tài chính...
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng vừa muốn bảo vệ tài chính một cách tối ưu, mà còn tạo ra cơ hội tích lũy tài sản dài hạn, Prudential đã cho ra mắt các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư nổi bật như:
-
Sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-CHỦ ĐỘNG CUỘC SỐNG: Là giải pháp giúp bạn đầu tư và chủ động lập kế hoạch tài chính cho những mục tiêu trong tương lai. Khi tham gia sản phẩm, khách hàng sẽ được hưởng lãi suất đầu tư từ Quỹ Liên kết chung do Prudential công bố nhưng không thấp hơn mức lãi suất cam kết trong suốt Thời hạn hợp đồng. Ngoài ra, còn có những quyền lợi khác như thưởng duy trì hợp đồng, thưởng tri ân khách hàng, đảm bảo gia tăng số tiền bảo hiểm,...
-
Sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-VỮNG CHẮC: Sản phẩm được đề xuất kết hợp với sản phẩm bảo hiểm bổ trợ Chết và Tàn tật do tai nạn mở rộng với mục đích hướng đến việc tăng cường bảo vệ khách hàng trước rủi ro tai nạn. Đồng thời, khách hàng còn được đầu tư an toàn với mức lãi suất ổn định cùng các khoản thưởng duy trì hợp đồng và Quyền lợi đảm bảo gia tăng số tiền bảo hiểm. Không chỉ vậy, khách hàng được an tâm hơn với quyền lợi bảo vệ toàn diện của danh mục sản phẩm bổ trợ đa dạng và tích lũy hiệu quả cho các mục tiêu tài chính trong tương lai.
-
Sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị PRU-ĐẦU TƯ LINH HOẠT: Là giải pháp kết hợp giữa bảo hiểm và đầu tư giúp bạn được bảo vệ tài chính trước rủi ro và mang đến cơ hội gia tăng tài sản ổn định. Nổi bật là 07 Quỹ đầu tư PRUlink đa dạng với các mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau, giúp đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại từng thời điểm. Đặc biệt, khách hàng có thể linh hoạt hoán đổi quỹ, đầu tư thêm hay rút tiền mà không mất bất kỳ chi phí nào.
>> Tham khảo thêm về sản phẩm: TẠI ĐÂY.
> Để biết thêm chi tiết về sản phẩm như Quyền lợi, Điều khoản loại trừ, Lưu ý khi quản lý hợp đồng, khách hàng hãy liên hệ Prudential sẽ có chuyên viên tư vấn cụ thể!
Tóm lại, quy tắc 5 chiếc lọ là một phương pháp khá hiệu quả trong việc quản lý tài chính cá nhân. Quy tắc này không chỉ giúp bạn duy trì kỷ luật trong chi tiêu, mà còn tạo điều kiện để bạn phát triển tài chính bền vững, xây dựng quỹ dự phòng và đạt được các mục tiêu dài hạn. Với sự linh hoạt và thực tiễn, quy tắc 5 hũ chính là chìa khóa góp phần giúp bạn tạo một nền tảng tài chính ổn định hơn.
>>> Bài viết cùng chủ đề: