Cải thiện mối quan hệ chỉ với 12 hành động đơn giản
Nội dung bài viết
Trong những cuộc gặp gỡ hàng ngày, việc nâng cao nhận thức và biết cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp chúng ta thấu hiểu, cảm thông và kết nối với đối phương dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, ngôn ngữ cơ thể là công cụ hữu hiệu để chúng ta thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của mình. Vậy làm sao để có thể cải thiện các lỗi ngôn ngữ cơ thể khiến cho các mối quan hệ tốt đẹp hơn?
Prudential sẽ tiết lộ một số cách để tạo ấn tượng trong giao tiếp, cải thiện các mối quan hệ trong cuộc sống chỉ bằng những hành động đơn giản sau.
Hiểu đúng về ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể không chỉ dừng lại ở việc dáng đi của bạn thế nào, cử chỉ của bàn tay, mà còn là bao gồm cả việc kiểm soát sự chuyển động của cơ thể, nét mặt, ánh mắt, cả hơi thở, …
Thông thường, bạn sẽ thể hiện ngôn ngữ cơ thể theo cách bản năng và thiếu kiểm soát. Tuy nhiên, việc kiểm soát quá mức cũng không tạo nên cảm giác gần gũi với người đối thoại. Do đó, bạn cần có sự cân bằng để vẫn có thể kiểm soát nhưng vẫn thoải mái và toát lên vẻ tự nhiên.
>>> Bài viết có liên quan: Vì sao chúng ta nên học cách thấu hiểu ngôn ngữ yêu thương?
Những bước rèn luyện ngôn ngữ cơ thể:
1. Chú ý đến cơ thể của bạn
Đây là bước đầu tiên để phát triển ngôn ngữ cơ thể. Trong từng hành động, bạn cần hiểu rõ mình đang làm gì, đang nói về điều gì với người đối thoại. Hãy chú ý đến mọi điều bạn làm, thời điểm và bối cảnh bạn đang giao tiếp. Khi nhận thức được hành động, lời nói của bản thân là bạn đã thành công được một nửa.
2. Bắt chước hành động của đối phương
Khi ngồi đối diện với một người, thỉnh thoảng bạn hãy “bắt chước” cử chỉ của họ, tăng hoặc giảm tông giọng để cuộc trò chuyện diễn ra cùng một nhịp điệu. Tuy nhiên, đừng “bắt chước” một cách máy móc và thiếu tự nhiên. Những cử động bắt chước ban đầu chỉ nên thực hiện nhẹ nhàng và tinh tế, khi đến mức đồng điệu, bạn sẽ nhận ra không biết hành động của ai đang “bắt chước” ai.
3. Chú ý cách bắt chéo chân & tay
Ngồi bắt chéo chân khi nói chuyện là thói quen của một số người vì tư thế này mang lại cảm giác thoải mái. Tuy nhiên, một số khác lại cảm giác không thích trò chuyện với người có điệu bộ này. Nếu bạn có thói quen bắt chéo chân khi ngồi nói chuyện, hãy giữ cho mũi chân không hướng về phía người đối diện. Ngoài ra, tư thế mắt cá chân bắt lên đầu gối có thể được hiểu là người cứng đầu hoặc ngạo mạn.
Đối với cử động tay, có thể bạn sẽ có những lúc đặt hai tay trước ngực, hoặc phụ nữ đặt tay lên phần vai hoặc khuỷu tay kia. Tín hiệu này được xem là đồng nghĩa với việc bạn đang thiếu tự tin, hoặc đang không sẵn sàng đón nhận lời trò chuyện từ người kia. Ngoài ra, nắm chặt lòng bàn tay có thể tạo nên cảm giác tự tin, bạn có thể làm điều này nếu cảm thấy hơi bối rối.
Ánh mắt được xem là cửa sổ tâm hồn, nên ánh mắt sẽ thể hiện rõ những gì bạn nghĩ. Trong một số nền văn hóa, việc nhìn thẳng vào mắt người lạ hoặc người lớn tuổi hơn được xem là thiếu tôn trọng. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn không nhìn vào mắt ở mọi cuộc giao tiếp. Điều bạn cần là tìm hiểu kỹ hơn trước khi trò chuyện lần đầu với một người quen mới.
Vai gồng cứng, gần với mang tai có thể hiểu là bạn hoặc người trò chuyện đang căng thẳng và có thể “tấn công” đối phương.
6. Đừng nghiêng đầu về phía trước
Bạn có thể hướng đầu về phía trước để thể hiện mình đang hứng thú với cuộc trò chuyện, nhưng nếu cúi đầu quá sẽ khiến bạn trông rụt rè, nhu nhược, kém tự tin.
Việc giữ sống lưng quá thẳng hẳn sẽ thiếu tự nhiên, nhưng hãy giữ cho lưng đừng gù thõng xuống. Điều đó không chỉ tốt cho xương sống, mà còn tạo là tín hiệu của sự tự tin.
8. Khi nói chuyện, nhìn vào người đối diện
Trò chuyện nhưng không nhìn vào người đối diện chứng tỏ bạn đang mất tập trung hoặc không hứng thú. Nếu nhìn người đối diện thường xuyên hơn, bạn sẽ tạo được sự kết nối trong suốt cuộc giao tiếp.
9. Hướng cơ thể về phía người trò chuyện
Bạn đã từng trải qua cảm giác cuộc trò chuyện hào hứng đến nỗi cả hai ngồi xích gần nhau hơn? Nếu áp dụng điều này đối với người giao tiếp lần đầu, bạn có thể thấy đối phương sẽ cởi mở hơn với bạn. Tất nhiên, hướng người không có nghĩa bạn phạm vào khoảng riêng tư của đối phương, đẩy sống lưng góc 45 độ được xem là cách phù hợp.
Bạn có thể có thói quen cắn ống hút, sờ bông tai, nghịch tóc, … trong khi trò chuyện. Thế nhưng, điều đó có thể khiến người khác cảm giác bạn mất tập trung với cuộc đối thoại cùng họ.
Đừng phá vỡ thiện cảm bằng cách bắt tay quá rụt rè, hoặc nắm tay người khác quá chặt. Hãy hãy cảm nhận lực tay của người đang bắt tay bạn và kiểm soát để đáp lại với lực vừa đủ. Nên chú ý: đừng để tay ướt mồ hôi khi bắt tay.
Bạn có thể cảm thấy căng thẳng vì kiểm soát xem cơ thể nên và không nên làm gì. Đừng như thế, hãy hít thở sâu và thư giãn. Việc điều khiển cơ thể khiến bản thân không tự nhiên khi trò chuyện, nhưng cũng đừng cố gồng mình. Chỉ cần điều chỉnh từng chút một trong những lần giao tiếp, bạn sẽ hoàn thiện dần thôi. Đừng quá áp lực bạn nhé!
Những bí mật trên dựa vào phép giao tiếp thông thường của người phương Tây hiện đại. Tuy nhiên, điều này không thể áp dụng cho tất cả nền văn hóa, bởi mỗi nước đều có ý nghĩa riêng đối với ngôn ngữ cơ thể. Nếu được, hãy chuẩn bị cho mình những thông tin về người sắp giao tiếp sẽ khiến bạn tự tin hơn.
Chúc bạn ngày càng hoàn thiện ngôn ngữ cơ thể và được những mối quan hệ tốt đẹp!
>>> Xem thêm: