Cách tiết kiệm tiền theo tuần đơn giản và có kỷ luật
Bạn muốn có khoản tiết kiệm để đề phòng những lúc ‘cháy túi’ khi lương chưa về? Thu nhập thấp nhưng muốn tiết kiệm theo tuần là điều hoàn toàn có thể. Cùng Prudential học bí kíp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả để giúp bạn tích tiểu thành đại nhé.
Phân bổ ngân sách chi tiêu theo tuần
Đầu tiên, nên lập một danh sách các khoản chi tiêu hàng tháng, phân loại thành :
-
Các khoản thiết yếu: Tiền nhà, ăn uống, đi lại, sức khỏe, giáo dục, và chi phí sinh hoạt (điện, nước, điện thoại, internet, v…v..)
-
Các khoản không thiết yếu: giải trí, mua sắm, du lịch, hiếu hỷ, v..v..
-
Các khoản đầu tư tích lũy: tiết kiệm, đầu tư, quỹ dự phòng.
Sau đó, xác lập các khoản thu nhập hàng tháng, bao gồm tiền lương, thu nhập thụ động, lãi suất tiết kiệm hoặc đầu tư.
Từ đó, lên kế hoạch chi tiêu theo quy tắc 50/30/20, như sau:
-
50% thu nhập dành cho các khoản chi tiêu thiết yếu
-
30% thu nhập dành cho các khoản chi tiêu không thiết yếu
-
20% thu nhập dành cho các khoản tích lũy, dự phòng.
Nếu thu nhập còn hạn chế, thì bạn hãy linh hoạt tùy chỉnh tỷ lệ phân chia, nhưng cố gắng luôn dành ra ít nhất khoảng 10% cho tích lũy, dự phòng nhé.
Quy tắc 50/30/20 là tỷ lệ tối ưu giúp bạn duy trì chi tiêu hợp lý, không quá phung phí hay bủn xỉn, đảm bảo chất lượng cuộc sống trước mắt mà vẫn lo cho tương lai sau này.
Vì thế, nếu chi phí cuộc sống mất cân bằng, ví dụ chi tiêu không thiết yếu chiếm tỷ trọng quá nhiều, khiến bạn không đủ tiền dành cho dự phòng hoặc các nhu cầu thiết yếu, thì bạn nên tìm cách điều chỉnh lại chi tiêu nhé.
Theo dõi và thống kê chi tiêu mỗi ngày
Sau khi đã đặt hạn mức chi tiêu cho từng khoản, bạn nên theo dõi chi tiêu mỗi ngày. Có nhiều cách:
-
Viết tay trên 1 quyển sổ ghi chép chi tiêu, phù hợp cho bạn nào khéo tay và thích chơi bullet journal.
-
Sử dụng app tài chính cá nhân như MoneyKeeper
-
Lập bảng tính toán thu chi đơn giản trên Excel hoặc Google Sheet.
Bạn nên xác lập các khoản chi tiêu cụ thể như đã liệt kê ở trên, và đưa từng khoản thu chi thực tế vào từng khoản đã được xác lập. Nên thống kê ngay sau khi vừa phát sinh việc thu chi, hoặc vào cuối ngày. Nên giữ lại các phiếu thu và hóa đơn để giúp bạn nhớ rõ con số cụ thể, tránh việc nhầm lẫn nhé.
Làm theo cách này, chỉ cần một đến hai tuần sau là bạn đã bắt đầu thấy được thói quen tài chính của mình rồi đấy.
>>> Có thể bạn quan tâm: Bí quyết tiết kiệm tiền lương hàng tháng cho dân công sở
Bật chức năng tiết kiệm tự động trên app
Chức năng tiết kiệm tự động cho phép bạn đặt ra một khoản tiết kiệm cố định định kỳ, cứ đến ngày đó là sẽ tự động trích ra khoản tiền đó từ tài khoản chính để đưa vào tài khoản tiết kiệm tích lũy. Chức năng này rất phù hợp cho những ai hay quên tiết kiệm, không quen tính toán chi li.
Giữ lại tiền lẻ
Một đồng tiền lẻ không đáng là nhiêu nhưng nhiều đồng tiền lẻ lại là một câu chuyện khác. Ví dụ một nghìn đồng không đáng giá bao nhiêu và cũng không thể mua bán được gì, nhưng nếu mỗi ngày bạn để dành được một nghìn thì một tháng bạn sẽ có được 30 nghìn, cũng đủ để mua một gói xôi hay một ổ bánh mì. Chính vì vậy, bạn nên tập thói quen giữ lại tiền lẻ, đưa vào tiết kiệm dự phòng để phát huy hết giá trị của chúng nhé.
Thanh lý đồ không còn sử dụng - trao đổi đồ cũ
Trao đổi đồ cũ rất phù hợp cho ai đang cần những món đồ có giá trị như đồ nội thất và máy móc chuyên môn, mà không đủ ngân sách mua đồ mới. Khi bạn mua đồ cũ, cái lợi thứ nhất là bạn không cần phải trả thuế VAT. Với những món đồ có giá trị cao, thì thuế phí đi kèm thường cũng sẽ cao, vì thế, mua đồ cũ sẽ giúp bạn tiết kiệm khoản thuế này.
Ngoài ra, giá đồ cũ cũng thường rẻ hơn, tuy sẽ cần bạn biết trả giá, tinh mắt, biết cách chọn lựa. Nói đơn giản là để bớt chi tiêu thì bạn cần có đầu óc và hiểu biết. Bạn có thể tham gia các hội mua bán đồ cũ trên mạng xã hội để từ từ quan sát và chớp lấy thời cơ hàng tốt giá rẻ nhé.
Tuy nhiên, bạn cũng cần bình tĩnh và nhạy bén để đánh gia được những lời chiêu dụ, hay những cú lừa mua hàng giả, hàng không có giá trị trên mạng xã hội nhé.
Giảm thiểu những khoản chi tiêu bắt buộc
Đây là một cách làm khá khó vì các khoản chi tiêu bắt buộc thường là cố định, có thể chỉ có tăng chứ không có giảm. Để giảm thiểu các khoản này, bạn cần phải xem xét và điều chỉnh cách sống của mình.
Ví dụ, để giảm tiền nhà, bạn có thể phải chuyển nơi ở, hoặc tìm thêm người ở chung. Để giảm chi phí sinh hoạt, bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt, có thể tìm đến những dịch vụ công cộng rẻ tiền.
Với tính kỷ luật và mục tiêu rõ ràng, tiết kiệm tiền hàng tuần nằm trong tầm tay bạn
Prudential xin gửi gắm bạn một lời khuyên cuối cùng: thay vì xoay xở tìm cách cắt giảm chi tiêu nhưng ảnh hưởng đến hiệu suất công việc, thì nên tìm cách gia tăng thu nhập của mình. Có thể là bạn tìm công việc lương tốt hơn, hoặc xin tăng lương, hoặc nhận thêm công việc ngoài giờ, hoặc lên ý tưởng kinh doanh cho những món đồ, không gian bạn không còn sử dụng nữa.
Với cách quản lý chi tiêu này, chúc bạn tiết kiệm hàng tuần ngày càng dư dả nhé.
>>> Bài viết liên quan: