kỹ năng tự học, nuôi dạy con
Blog Nhịp Sống Khỏe

Các hoạt động giúp con nâng cao kỹ năng tự học

Trong bối cảnh trường học thường xuyên chuyển đổi giữa mô hình học trực tuyến và học trực tiếp nhằm thích nghi với tình hình dịch Covid-19, cha mẹ cần giúp con rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu để duy trì niềm vui thích với kiến thức, đảm bảo kết quả học tập trong năm học mới. Dù con có quay lại mô hình học trực tiếp tại trường toàn thời gian thì thói quen tự học vẫn rất cần thiết. Đây sẽ là hành trang quý giá để con tự tin bước vào đời. Hãy tham khảo để giúp con nâng cao kỹ năng tự học trong bài viết sau đây.

Tạo lập thói quen tự giác

Để tạo lập thói quen tự học, cha mẹ nên cùng con duy trì khung thời gian học tập đều đặn hàng ngày, để về sau con có thể tự ngồi vào bàn học mà không cần bố mẹ nhắc.

Lập thời gian biểu phù hợp với trẻ, đồng thời để trẻ được quyền quyết định kế hoạch học tập của mình, giúp trẻ cảm thấy thích thú, được tôn trọng và có trách nhiệm hơn. Cha mẹ cũng cần hiểu năng lực thực sự của con, từ đó có kế hoạch phù hợp với khả năng của trẻ.

>>> Tham khảo thêm: Thời gian biểu cho con vào tiểu học mà cha mẹ cần phải biết

Đồng hành chứ không làm hộ

Thay vì làm giúp con các bài tập về nhà, truyền thụ kiến thức một cách thụ động cho con, cha mẹ nên hướng dẫn con cách tự tìm kiếm thông tin trên Internet, sách vở. Để rèn luyện tinh thần và kỹ năng tự học, với mỗi bài tập, phụ huynh có thể yêu cầu trẻ giải theo nhiều cách khác nhau, trong khả năng trẻ có thể. Với bài đọc, phụ huynh cần cho trẻ đọc trước vài lượt sau đó để con tự tìm ra ý chính của bài. Ngay cả với câu hỏi của trẻ, phụ huynh cũng không nên trả lời ngay, mà nên hỏi ngược lại bé để giúp con có thể tự tư duy, tự tìm tòi trước khi được giải đáp.

Đồng thời, cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ đặt câu hỏi tương tự với thầy cô khi chưa hiểu bài, khuyến khích trẻ tự tìm ra câu trả lời trước theo lý giải của bé, để củng cố và phát triển thêm khả năng tự học của con.

Chủ động tư duy

Ngay từ trong những việc nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày, phụ huynh cũng cần gợi mở cho con đặt câu hỏi theo mô hình “5 Whys” để tìm kiếm gốc rễ vấn đề. Với mô hình này, trẻ sẽ cần xem xét kỹ một vấn đề bằng cách đặt câu hỏi tại sao liên tiếp 5 lần: "Tại sao?", "Nguyên nhân gì gây ra vấn đề này?". Câu trả lời cho câu hỏi "tại sao" đầu tiên sẽ gợi ra câu hỏi "tại sao" thứ hai, rồi thứ ba và tiếp tục đến lần thứ năm. Việc không ngừng đặt câu hỏi sẽ giúp trẻ hiểu rõ được bản chất vấn đề và ngăn các sai lầm tái diễn.

Phương pháp này do Sakichi Toyoda – nhà sáng lập Toyota Industries phát triển vào những năm 1930. Nó trở nên phổ biến vào những năm 1970 và vẫn được dùng cho đến ngày nay. Phương pháp “5 Whys” hiệu quả nhất khi được sử dụng để giải quyết các vấn đề đơn giản hoặc khó khăn vừa phải, thay vì vấn đề phức tạp hoặc quan trọng.

Để hướng dẫn trẻ thực hiện phương pháp “5 Whys”, cha mẹ có thể tuân thủ theo quy trình đơn giản. Đầu tiên là giúp trẻ tập hợp một nhóm những người bạn, hoặc cùng trẻ lập nhóm, bao gồm một người đóng vai trò là người điều hành, người có thể giữ cho nhóm tập trung.

Tiếp đó, xác định vấn đề bằng cách quan sát, thảo luận và viết một báo cáo ngắn gọn. Trẻ có thể viết ý kiến của mình lên bảng trắng, ghi chú dán để thêm câu trả lời cho câu hỏi "Tại sao?". Việc này còn giúp trẻ tự tư duy, phân tích và làm việc nhóm tốt hơn.

Hãy hỏi từng thành viên trong nhóm câu hỏi "Tại sao?". Để trả lời, đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ nghiêm túc, tìm kiếm câu trả lời có căn cứ trên thực tế. Các thành viên trong nhóm có thể đưa ra một lý do rõ ràng tại sao hoặc một số lý do chính đáng.

Đối với mỗi câu trả lời ở trên, hãy hỏi thêm 4 "lý do" tiếp theo. Mỗi lần, hướng dẫn trẻ đóng khung câu hỏi tương ứng với câu trả lời vừa ghi lại. Khi câu hỏi "Tại sao?" không còn có thể đào sâu thêm câu trả lời nào nữa, quá trình "Tại sao?" có thể dừng lại, vì khi đó, ít nhất trẻ cũng đã tìm được câu trả lời cho vấn đề của mình. Trong một số trường hợp, trẻ có thể cần hỏi "Tại sao?" thêm một vài lần nữa trước khi đi đến gốc rễ của vấn đề.

Sau khi xác định được ít nhất một nguyên nhân gốc rễ, trẻ cần thảo luận và thống nhất về các biện pháp đối phó để ngăn vấn đề tái diễn. Phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ theo dõi các biện pháp đối phó, sửa đổi chúng hoặc thay thế chúng hoàn toàn để phù hợp với hoàn cảnh thực tế.

Phương pháp 5 Whys còn giúp thúc đẩy trẻ tiến xa hơn, đặt ra câu hỏi để đi tìm lời đáp và cách giải quyết vấn đề, thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh.

Walter Scott từng nói rằng "Tất cả những người đáng giá đều có phần tự lập trong học vấn của mình". Do đó, để một đứa trẻ thành công trên giảng đường và trong cuộc sống, trẻ cần được tu dưỡng khả năng tự học ngay từ khi còn nhỏ.

>>> Bài viết cùng chủ đề:

Sản phẩm tham khảo

Nhận tư vấn miễn phí về gói bảo hiểm phù hợp

Hãy để lại thông tin bên dưới, chuyên viên tài chính Prudential sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
* Là các thông tin bắt buộc
Thông tin chưa hoàn thành Vui lòng nhập đủ các thông tin bắt buộc

* Là các thông tin bắt buộc

Nhập thông tin của bạn

Chọn thành phố

Bằng việc đánh dấu vào ô ngay cạnh bên, Tôi xác nhận đã đọc, hiểu và biết rõ Chính Sách Bảo Mật Thông Tin của Prudential và đồng ý để Prudential liên hệ cho mục đích tư vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo và khuyến mại như quy định chi tiết tại Chính Sách Bảo Mật Thông Tin.

Đăng ký tư vấn bảo hiểm nhân thọ Prudential ngay hôm nay