Áp lực của mẹ,
con có thấu?
Nội dung bài viết:
Nuôi con khôn lớn không chỉ là hành trình đầy niềm vui và hạnh phúc mà còn là quá trình đối mặt với nhiều áp lực và thách thức đối với các bậc cha mẹ, đặc biệt là người Mẹ. Trong xã hội ngày càng phát triển và thay đổi nhanh chóng, việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái trở nên phức tạp hơn bao giờ hết.
Trong bài viết này, Prudential sẽ bóc tách những áp lực của Mẹ khi nuôi dạy con khôn lớn để phần nào giúp bạn hiểu được những khó khăn Mẹ phải trải qua để ta có được ngày hôm nay. Từ đó, hi vọng bạn sẽ thông cảm cũng như thương Mẹ nhiều hơn.
1. Áp lực về thời gian
Việc chăm sóc con từ sơ sinh đến khi trưởng thành đòi hỏi Mẹ phải dành nhiều thời gian và công sức. Trong giai đoạn sơ sinh, việc cho con bú, thay tã, ru ngủ và chăm sóc sức khỏe của con liên tục đòi hỏi sự chú ý và chăm sóc của Mẹ. Khi con bắt đầu bò, đi và tập nói, Mẹ lại phải dành thời gian để đảm bảo an toàn, kích thích trí thông minh và phát triển kỹ năng giao tiếp của con. Khi con bắt đầu đi học, Mẹ phải đưa đón sáng chiều, giúp con làm bài tập, tham gia các hoạt động ngoại khóa, chuẩn bị bữa ăn, giải quyết những vấn đề tâm lý và xã hội mà con đang trải qua.
Nếu người bình thường đã gặp nhiều khó khăn trong việc cân bằng cuộc sống và công việc thì đối với Mẹ, việc này còn khó gấp bội. Mẹ phải sắp xếp thời gian để vừa kiếm tiền, vừa lo cho gia đình, và chăm sóc con cái. Hai mươi bốn giờ chưa bao giờ là đủ với Mẹ và không ít khi Mẹ phải hy sinh nhu cầu và sở thích cá nhân để đảm bảo nhu cầu của con và gia đình.
>>> Đọc thêm: Mẹo quản lý thời gian giúp bạn làm việc một cách hiệu quả hơn
2. Áp lực sức khoẻ
Kể từ giai đoạn mang thai, sức khoẻ thể chất của Mẹ đã bắt đầu chịu nhiều ảnh hưởng. Các triệu chứng như mệt mỏi, nôn mửa, đau lưng hay tăng cân đều gây khó chịu trong suốt thai kỳ. Sau khi sinh con, Mẹ phải chịu đựng cảnh thức khuya, dậy sớm để chăm sóc con, khiến cho việc nghỉ ngơi trở nên khó khăn. Việc thiếu ngủ là điều không thể tránh khoẻ và gây suy giảm sức khoẻ và hệ miễn dịch. Rồi khi con lớn hơn, Mẹ phải thường xuyên bồng bế, chơi cùng con, cùng tham gia các hoạt động ngoài trời không kể thời gian trong ngày.
Không chỉ bị ảnh hưởng về thể chất, sức khoẻ tinh thần Mẹ cũng thường xuyên chịu ảnh hưởng. Áp lực từ việc chăm sóc con, cân bằng công việc và gia đình khiến Mẹ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Đôi khi, mâu thuẫn và xung đột giữa các thành viên trong gia đình hoặc chỉ giữa hai mẹ con cũng sẽ làm cho Mẹ buồn. Đặc biệt, khi con bước vào tuổi dậy thì, sự thay đổi về tâm lý và nhu cầu của con thường khiến Mẹ cảm thấy bối rối, lo lắng. Những áp lực này có thể khiến Mẹ dễ bị stress và trầm cảm.
>>> Bài viết liên quan:
3. Áp lực về tài chính
Mẹ nào cũng muốn con mình có một tuổi thơ trọn vẹn nên việc đảm bảo cho con có một cuộc sống ổn định và chất lượng giáo dục tốt nhất cho con trở thành một thách thức không nhỏ. Và một trong những áp lực tài chính lớn nhất mà Mẹ phải đối mặt là những chi phí liên quan đến giáo dục. Học phí của con, từ mẫu giáo đến đại học, mỗi năm lại mỗi tăng và đó là chưa kể đến các khoản chi phí khác như sách vở, đồ dùng học tập, đồng phục và các hoạt động ngoại khóa. Mẹ luôn phải cân nhắc kỹ lưỡng và lên kế hoạch chi tiêu hợp lý để đảm bảo con có được một nền giáo dục chất lượng, phù hợp với khả năng tài chính của gia đình.
Bên cạnh đó, áp lực tài chính cũng đến từ việc đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc cho con. Mẹ phải chuẩn bị tài chính cho các khoản chi tiêu như khám chữa bệnh, mua bảo hiểm, tiêm phòng, mua quần áo, giày dép và đồ chơi phù hợp với sở thích của con. Đồng thời, việc tổ chức sinh nhật, dự tiệc hay đi du lịch cùng gia đình cũng đòi hỏi Mẹ phải có kế hoạch tài chính thận trọng.
>>> Xem ngay: Mối liên hệ giữa căng thẳng tài chính và rủi ro sức khỏe mà bạn cần nắm rõ
4. Áp lực xã hội
Khi nuôi dạy con, Mẹ phải đối mặt với những quan niệm và kỳ vọng mà xã hội đặt lên vai của mình. Một trong những áp lực chính đó là áp lực về cách nuôi dạy con. Xã hội có nhiều quan niệm và phương pháp nuôi dạy khác nhau, khiến cho Mẹ dễ cảm thấy bối rối và lo lắng khi không biết đâu là cách nuôi dạy phù hợp với con mình. Điều này khiến Mẹ cảm thấy bị áp lực và thường cảm thấy tự ti khi không đạt được những tiêu chuẩn đặt ra.
>>> Tham khảo thêm:
-
Những bí quyết nuôi dạy con ngoan đến từ các chuyên gia tâm lý đại học Harvard
-
Bật mí nghệ thuật nuôi con của người Nhật có thể bạn chưa biết
-
Nên dạy con theo kiểu "Mẹ hổ" châu Á hay "Mẹ sói" phương Tây?
Xã hội cũng thường đặt nhiều kỳ vọng về một người mẹ tốt. Ví dụ người mẹ chuẩn mực là phải biết làm bếp, làm việc nhà, kiểm soát con cái và đảm bảo mọi thứ hoàn hảo. Chính vì thế, Mẹ luôn trong trạng thái căng thẳng, phải đáp ứng được những kỳ vọng này, và dễ cảm thấy bất an khi không thể hoàn thành tốt được tất cả các công việc này.
Lời kết
Bạn thấy đó, áp lực Mẹ phải đối mặt mỗi ngày là không hề nhỏ. Mẹ là người đã hy sinh rất nhiều để chăm sóc và nuôi dạy chúng ta. Mẹ luôn là người đặt lợi ích của chúng ta lên hàng đầu, thậm chí là trên cả bản thân mình. Mẹ đã đánh đổi nhiều thứ để con của Mẹ có được cuộc sống tốt đẹp nhất, và chính vì thế chúng ta phải thương Mẹ nhiều hơn để đền đáp những cống hiến đó. Mẹ đã và sẽ luôn là người trao cho ta tình yêu, sự chăm sóc và sự ủng hộ lớn nhất, và không có ai có thể thay thế được tình cảm chân thành đó.
>>> Xem thêm: