cách phòng tránh bệnh ung thư
Blog Nhịp Sống Khỏe

Đón 2 lần “tháng Bảy” – Không nên làm những điều này!

Bạn không nghe nhầm đâu! Thực chất, đón hai lần tháng Bảy nghĩa là chúng ta sẽ trải qua khoảng thời gian từ tháng Bảy dương lịch cho đến tháng Tám (tức tháng Bảy âm lịch). Tuy nhiên, phiên bản tháng Bảy nào cũng có những cảnh báo nho nhỏ cần bạn lưu tâm. Bởi thời điểm này có rất nhiều hoạt động xen kẽ, không chỉ du lịch hè mà sau đó nhiều gia đình còn tất bật với các lễ cúng cô hồn, lễ Vu Lan báo hiếu.

Tháng bảy dương lịch – Dễ bệnh vặt là do:

1. Uống nước đá lạnh liên tục

Mùa hè là mùa lễ hội, mùa tiệc tùng với rất nhiều cuộc đi chơi, gặp gỡ khiến nhiều người luôn trong trạng thái “khát” nước lạnh. Việc uống nước đá liên tục dễ khiến chúng ta mắc bệnh viêm họng, cảm lạnh. Thực chất, nước đá hay nước lạnh không giải quyết được cơn khát, thậm chí uống nước đá còn khiến chúng ta khát hơn do nhiệt độ lạnh làm miệng và cổ họng dễ khô hơn so với uống nước ấm, nước để nguội.

2. Ngồi phòng máy lạnh cả ngày

Thời tiết càng oi bức, chúng ta càng không muốn ra đường mà chỉ muốn ở nhà với điều hòa bật gần như 24/24. Thói quen tránh nóng này khiến sức đề kháng của chúng ta kém đi nhiều. Nguyên nhân là do không khí không được lưu thông trong phòng kín nên dễ tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn. Vì vậy. bạn chỉ nên giữ điều hòa ở khoảng 26-27 độ C, bật chế độ quạt (Fan) để tiết kiệm điện, đồng thời tránh sốc nhiệt khi đi ra bên ngoài.

3. Khi vừa đi ngoài nắng về

Tắm ngay khi đi ngoài nắng về là nguyên nhân khiến nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột. Bởi lúc này, lỗ chân lông của bạn đang nở to, mồ hôi đổ nhiều. Nếu cơ thể tiếp xúc ngay với nước lạnh sẽ làm cản trở tuần hoàn máu, trường hợp xấu sẽ gây đột quỵ. Bên cạnh đó, để cơ thể ngâm nước hoặc tắm nhiều lần trong ngày dễ khiến bạn bị cảm lạnh. Tốt nhất là bạn nên chờ khoảng 30 phút đến một tiếng sau khi từ ngoài đường về rồi hẵn tắm rửa.

 

4. Lười cấp nước cho cơ thể

Ngoài nắng nóng, mùa này thời tiết có thể thay đổi bất chợt với những cơn mưa to kéo dài kèm theo gió mạnh, nhiệt độ không khí hạ đột ngột làm chúng ta lười uống nước hơn vì phải đi “xả van” nhiều lần. Đặc biệt ở những tỉnh thành miền núi có khí hậu lạnh hơn còn làm ta lười tắm, lười vệ sinh. Dù vậy, bạn cũng cần cung cấp cho cơ thể ít nhất 1-1.5 lít nước mỗi ngày, tắm hoặc lau người với nước ấm để vi khuẩn không có cơ hội trú ngụ.

Tháng bảy âm lịch – “Đón cô hồn” bất ổn là do:

1. Đốt vàng mã, thắp nhang vô tội vạ

Tháng Bảy âm lịch đi đâu cũng thấy khói nhang nghi ngút. Ấy là do nhiều người quan niệm phải tranh nhau “đốt nhiều vàng mã”, thắp nhang liên tục thì “ông bà” mới có thể nghe thấy và phù hộ cho gia đình. Thực chất, đốt vàng mã là hoạt động góp phần làm ô nhiễm môi trường, nếu thực hiện hời hợt sẽ là nguy cơ gây hỏa hoạn. Bên cạnh đó, nhang khói liên tục trong nhà sẽ gây ngộp, đốt nhang không rõ nguồn gốc dễ gây nguy hiểm nếu nhà có em bé và trẻ nhỏ. Tóm lại, việc cúng kiếng, đốt vàng mã nên được thực hiện đơn giản, bớt cầu kì, bày vẽ theo hoạt động mê tín để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và người xung quanh.

2. Lo “giật cô hồn” lỡ bỏ mất của

“Giật cô hồn” vốn là tục lệ quen thuộc, là nét văn hóa lâu đời của người Việt ta mỗi dịp rằm tháng Bảy. Dần dà, tục giật cô hồn trở thành hoạt động trải nghiệm của nhiều người vì sự đông đảo, thú vị và không khí vui vẻ nó mang lại. Tuy nhiên, đây cũng là dịp cho kẻ xấu lợi dụng trà trộn vào đám đông để ăn cắp, móc túi,… Người người xô đẩy, chen lấn, giành giật tiền hay đồ ăn khiến bản thân vô tình bị thương. Nhiều trường hợp dở khóc dở cười vì tranh suất đồ cúng mà ẩu đả ngay trước nhà gia chủ. Chính vì vậy, đi giật cô hồn cũng nên tỉnh táo, vui thôi đừng vui quá bạn nhé

3. Đi chùa lễ Vu Lan

Trong tháng Bảy âm lịch, ngoài lễ cúng cô hồn thì Vu Lan báo hiếu là ngày lễ lớn tiếp theo để những người con có dịp bày tỏ sự biết ơn đến ông bà, cha mẹ. Lễ Vu Lan được tổ chức long trọng tại các chùa lớn, nhiều người đổ về chùa để kính lễ và từ đó dễ bị kẻ gian lôi kéo, dụ dỗ. Mặt khác, vì quá nhiều người tập trung về cùng một khu vực, cộng thêm đồ ăn thức uống được bày biện lâu ngoài trời nên dễ nhiễm khuẩn, khách tham gia dễ bị lây các bệnh về tiêu hóa, bệnh đường hô hấp. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế ăn thức ăn được bày bán trước chùa hoặc được phát tại chùa, chỉ nên ăn thức ăn được phục vụ vào đầu ngày để giảm thiểu sự cố sức khỏe.

Dù là tháng Bảy dương lịch hay âm lịch thì việc đảm bảo sức khỏe vẫn là ưu tiên hàng đầu. Mọi hoạt động nên được diễn ra có kiểm soát, chừng mực. Sau bài viết này, Blog Nhịp Sống Khỏe hy vọng bạn sẽ đón hai lần tháng Bảy như ý!

Nhận tư vấn miễn phí về gói bảo hiểm phù hợp

Hãy để lại thông tin bên dưới, chuyên viên tài chính Prudential sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
* Là các thông tin bắt buộc
Thông tin chưa hoàn thành Vui lòng nhập đủ các thông tin bắt buộc

* Là các thông tin bắt buộc

Nhập thông tin của bạn

Chọn thành phố

Bằng việc đánh dấu vào ô ngay cạnh bên, Tôi xác nhận đã đọc, hiểu và biết rõ Chính Sách Bảo Mật Thông Tin của Prudential và đồng ý để Prudential liên hệ cho mục đích tư vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo và khuyến mại như quy định chi tiết tại Chính Sách Bảo Mật Thông Tin.

Đăng ký tư vấn bảo hiểm nhân thọ Prudential ngay hôm nay