17 thói quen để sức khỏe tốt hơn: Thực hành ngay hôm nay!
Việc duy trì các thói quen lành mạnh giúp bạn có nhiều năng lượng, ít căng thẳng và ngủ ngon hơn mỗi ngày. Nhờ đó sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của bạn được cải thiện đáng kể. Vậy câu hỏi đặt ra là làm gì để có sức khỏe tốt? Cùng Prudential điểm qua những thói quen tốt cho sức khỏe trong bài viết sau bạn nhé!
Dấu hiệu nhận biết bạn đang có sức khỏe ổn định
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), sức khỏe là trạng thái cơ thể đầy đủ về mặt thể chất, tinh thần và xã hội, không đơn thuần là tình trạng cơ thể không mắc bệnh. Theo đó, cơ thể có sức khỏe ổn định sẽ thể hiện qua các dấu hiệu sau:
-
Không ăn uống tùy hứng: Khi cơ thể khỏe mạnh, bạn sẽ kiểm soát được nhu cầu ăn uống của bản thân. Cụ thể, bạn có thể quyết định lượng thức ăn cần dùng phù hợp với cơ thể (ăn đến khi cơ thể cảm thấy thoải mái mà không quá no hoặc quá đói).
-
Có đủ năng lượng để làm những công việc yêu thích: Khi cơ thể có sức khỏe ổn định, bạn luôn tràn đầy năng lượng (cảm xúc và thể chất) khi làm công việc mình yêu thích.
-
Khả năng kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc tốt: Trong cuộc sống hàng này, bạn có thể gặp một số cảm xúc tiêu cực như tức giận, buồn, lo lắng, chán nản,... Nếu sức khỏe ổn định thì bạn có thể kiểm soát tốt các cảm xúc này, không để chúng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.
-
Thức dậy mà không cần báo thức: Dấu hiệu cho thấy bạn đang có sống khỏe sống tốt là có thể thức giấc mà không phải chờ đến báo thức. Đồng thời, sau khi thức giấc bạn luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng.
-
Móng tay hồng và sáng bóng: Móng tay của người có sức khỏe tốt, sẽ hồng hào và sáng bóng. Khi ấn vào rồi thả ra móng tay sẽ nhanh chóng trở lại màu sắc như ban đầu.
-
Nước tiểu màu vàng nhạt: Điều này chứng tỏ lượng nước trong cơ thể đầy đủ, thận khỏe. Tình trạng nước tiểu không màu, màu vàng đậm hoặc hồng đỏ đều chứng tỏ sức khỏe gặp vấn đề.
-
Cơ thể dẻo dai: Khi có sức khỏe ổn định, cơ thể bạn sẽ dẻo dai thực hiện được các động tác như hoạt động vừa phải ít nhất 150 phút, thể dục nhịp điệu ít nhất 10 phút, 10 lần chống đẩy, chạy hết tốc lực trong 60 giây mà không cảm thấy mệt.
-
Vết thương hồi phục nhanh chóng: Nếu sau khi bị thương, vết thương nhanh chóng khỏi chứng tỏ khả năng đông máu rất tốt, bạch cầu hoặc huyết quản đều ở trạng thái tốt.
-
Chỉ số khối của cơ thể (BMI) nằm trong khoảng 18,5 - 24,9: Một người khỏe mạnh sẽ có chỉ số BMI - chỉ số khối cơ thể dùng để tính toán mức độ béo hay gầy của một người trưởng thành ở mức 18,5 - 24,9. Điều này chứng tỏ bạn đang có cân nặng bình thường và cân đối.
-
Bàn chân có độ ấm vừa phải: Bàn chân của người có sức khỏe ổn định phải có độ ẩm vừa phải. Nếu bàn chân không ấm hoặc quá lạnh là biểu hiện của thận đang không khỏe.
Làm thế nào để có sức khỏe tốt? 17 thói quen tốt cho sức khỏe bạn nên biết
Bạn hãy bắt đầu với 17 bí quyết sống khỏe từ Prudential để khỏe hơn mỗi ngày:
Thường xuyên theo dõi các chỉ số cơ thể
Bạn nên theo dõi các chỉ số cơ thể thường xuyên để biết được hướng điều chỉnh trong thói quen ăn uống và vận động hàng ngày. Hai chỉ số cơ bản nhất bạn cần lưu tâm đến chính là cân nặng và chiều cao. Từ hai số đo này, bạn sẽ tính được BMI (Body Mass Index) – chỉ số hình thể được các chuyên gia dùng để nhận biết cơ thể của một người đang thiếu cân, cân đối hay thừa cân. Công thức tính chỉ số BMI như sau:
BMI = cân nặng (kg) ÷ chiều cao² (m)
Ví dụ, một người nặng 60 kg và cao 1,70 m sẽ có chỉ số BMI là: BMI = 60 ÷ (1,70 x 1,70) = 20,7.
Nếu chỉ số BMI của bạn nằm trong khoảng từ 18.5 – 25 nghĩa là bạn có một thể trạng khỏe mạnh và vóc dáng cân đối. Nếu dưới 18.5 hay trên 25 thì bạn có thể phải xem lại chế độ ăn uống và luyện tập để có thể trở về thể trạng tiêu chuẩn. Lưu ý, bạn cần theo dõi ít nhất 1 lần/tháng để có thể điều chỉnh lối sống và duy trì thể trạng cân đối khỏe mạnh.
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Dù bạn vẫn đang trẻ, luôn cảm thấy khỏe mạnh và không có dấu hiệu bệnh tật, bạn vẫn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khoẻ từng cơ quan của cơ thể. Đồng thời có thể phát hiện những triệu chứng về sức khỏe và có các biện pháp điều trị kịp thời. Phát hiện nguy cơ bệnh càng sớm và điều trị kịp thời sẽ gia tăng khả năng khỏi bệnh.
Vậy khoảng bao lâu bạn cần đến thăm khám tổng quát sức khỏe? Lý tưởng nhất thì bạn khám định kỳ hằng năm. Tuy nhiên, mức độ thường xuyên này có thể gia giảm theo độ tuổi và tình trạng sức khoẻ của bạn, cụ thể:
-
Nếu bạn dưới 30 tuổi và không có dấu hiệu bất thường về sức khỏe (như thừa cân, chán ăn, vàng da,...) và không có thói quen không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu bia thì có thể kiểm tra 2–3 năm/ lần.
-
Từ 30 – 40 tuổi, bạn có thể kiểm tra cách mỗi năm một lần. Từ 50 tuổi trở lên, việc kiểm tra hàng năm là cần thiết dù thể trạng không có vấn đề nhé bạn.
Ngủ đúng giờ và ngủ sâu
Giấc ngủ ngon sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích sức khỏe không ngờ như cải thiện trí nhớ, kiểm soát cân nặng và tăng cường năng suất làm việc vào ngày hôm sau. Không chỉ vậy, việc ngủ đủ và ngủ sâu còn có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh về phổi và tim mạch, thậm chí kéo dài tuổi thọ của con người.
Vậy ngủ bao nhiêu là đủ? Để duy trì sức khỏe tốt, một người từ 64 tuổi trở xuống cần ngủ 7 - 9 tiếng/ngày. Con số ngày với người từ 65 tuổi trở lên là 7 - 8 tiếng/ngày. Ngoài ra, bạn cần chú ý đến việc cải thiện không gian và thói quen chuẩn bị trước khi ngủ để có một giấc ngủ ngon.
Thói quen tốt cho sức khỏe: Siêng năng vận động
Nếu muốn sở hữu sức khoẻ tốt, dẻo dai và thể trạng cân đối, bạn cần phải luyện tập thể dục. Chỉ với 30 phút vận động hằng ngày, bạn sẽ có thể phòng chống được nhiều bệnh tật như huyết áp cao, tiểu đường, các bệnh lý tim mạch và thừa cholesterol. Ngoài ra, khoa học chứng minh việc luyện tập thể dục còn đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh ung thư vú, ung thư đường ruột và ung thư cổ tử cung. Không chỉ vậy, khi vận động cơ thể tiết ra hormone endorphine, giúp tinh thần sảng khoái và giải tỏa căng thẳng hiệu quả.
Theo đó, bạn hãy dành 10 phút buổi sáng để giãn cơ và hít thở sâu, lựa chọn gửi xe cách cơ quan vài dãy nhà để có thể đi bộ một chút, siêng năng đi cầu thang bộ thay vì thang máy,... Bạn cũng có thể làm quen với những môn thể thao nhẹ nhàng và ít tốn kém như đi bộ nhanh (jogging), nhảy dây, yoga,…
Ghi lại nhật ký ăn uống
Làm thế nào để khỏe mạnh mỗi ngày? Ghi lại nhật ký ăn uống là thói quen tốt cho sức khỏe mỗi ngày mà bạn nên thực hiện. Việc này giúp bạn biết rằng mình đã ăn gì trong hôm nay. Từ đó, bạn có thể bổ sung hay cắt giảm khẩu phần ăn hợp lý hơn, đầy đủ chất và tốt cho sức khoẻ hơn. Có 2 điều bạn cần lưu ý khi thực hiện cách sống khỏe mỗi ngày này:
-
Thứ nhất, bạn cần ghi lại ngay khi ăn, đừng chờ đến tối hay hôm sau để tránh việc bỏ sót. Nếu bỏ sót bạn sẽ rất dễ mất động lực để ghi chép về sau, dẫn đến nhật ký chưa đầy trang đã thành dĩ vãng.
-
Thứ hai, bạn phải thành thật với bản thân. Quyển nhật ký này là của riêng bạn và sẽ chẳng ai có thể đọc được danh sách này để đánh giá bạn. Do đó, bạn không cần phải cắt bớt những gì bạn đã ‘lỡ’ ăn trong ngày.
Xây dựng chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng góp phần quyết định đến sức khỏe của mọi người. Thực phẩm bạn ăn mỗi ngày có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, tâm trạng và mức năng lượng. Do đó, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe, cảm thấy vui vẻ và có năng lượng. Những chất dinh dưỡng này bao gồm protein, carbohydrate, nước, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tạo cho bản thân một số thói quen tốt cho sức khỏe như sau:
-
Không bao giờ bỏ bữa sáng.
-
Uống đủ nước mỗi ngày, cụ thể là khoảng 15,5 cốc (3,7 lít) đối với nam và 11,5 cốc (2,7 lít) đối với nữ.
-
Bạn hãy nhai nhuyễn, chậm rãi các loại thức ăn trước khi nuốt.
-
Tập trung vào thức ăn trong mỗi bữa ăn, không vừa ăn vừa làm việc khác (như xem tivi, sử dụng điện thoại,...).
Tập thiền định để kiểm soát căng thẳng
Nếu bạn chưa biết làm thế nào để khỏe mạnh mỗi ngày thì bạn có thể tập thiền. Đây là phương pháp thư giãn được thực hiện bởi những kỹ thuật đơn giản, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu và cân bằng trạng thái tâm lý. Bên cạnh đó, thiền đúng cách không chỉ hỗ trợ giảm căng thẳng mà còn mang lại nhiều các lợi ích về sức khỏe thể chất, trí não và tâm hồn. Theo đó, để ngồi thiền giảm căng thẳng đúng cách bạn thực hiện như sau:
-
Bạn trải một tấm nệm xuống sàn và ngồi với tư thế thoải mái. Bạn giữ cho lưng thẳng và đặt 2 chân chéo nhau ở tư thế hoa sen.
-
Đặt hai tay lên đầu gối, thả lỏng cơ thể và thư giãn.
-
Bạn bắt đầu hít vào khoảng 1 - 10 giây rồi thở ra từ từ trong khoảng 10 tiếng đếm.
-
Trong lúc thiền, hãy chỉ tập trung vào hơi thở và loại bỏ mọi suy nghĩ trong cuộc sống.
-
Bạn hãy duy trì thói quen ngồi thiền khoảng 15 - 30 phút/ngày để giảm căng thẳng.
Thường xuyên dọn dẹp, cải tạo không khí cho ngôi nhà
Không gian sống trong lành, sạch sẽ là một trong những yếu tố quan trọng bạn có sức khỏe tốt mỗi ngày. Do đó, bạn hãy lên lịch định kỳ lau dọn nhà cửa, thường xuyên vệ sinh cho thú cưng, sử dụng chất tẩy rửa hữu cơ như chanh, giấm thay cho hóa chất độc hại. Ngoài ra, để không khí thêm trong lành bạn hãy tạo góc vườn nhỏ, trồng thêm cây xanh, dùng thiết bị lọc không khí,...
Điều chỉnh thời gian sử dụng điện thoại
Thời gian sử dụng màn hình quá nhiều có thể dẫn đến mỏi mắt, rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng sức khỏe thể chất và tinh thần. Do đó, khi sử dụng điện thoại bạn nên thường xuyên nghỉ ngơi và thực hiện các hoạt động khác như đọc sách, tập thể dục, trò chuyện với bạn bè,... Nếu bạn phải sử dụng điện thoại, máy tính nhiều thì sứ sau 20 phút, hãy nhìn vào một nơi xa 6.06m trong ít nhất 20 giây.
Bí quyết sống khỏe mỗi ngày: Thoa kem chống nắng khi ra ngoài
Tia UV trong ánh mặt trời gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe và thẩm mỹ làn da. Do đó, bạn nên sử dụng kem chống nắng mỗi ngày để bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia UV. Bên cạnh đó, kem chống nắng cũng giúp ức chế sự phá hủy collagen và kích thích quá trình phục hồi cho làn da khỏe mạnh.
Thói quen tốt cho sức khỏe: Không hút thuốc lá
Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người hút mà còn tác động đến người vô tình hít phải, đặc biệt là người già, phụ nữ và trẻ em. Do đó, để có sức khỏe tốt bạn không nên hút thuốc và chủ động tránh xa khu vực có khói thuốc để không phải hít khói thuốc thụ động.
Nếu bạn có thói quen hút thuốc thì hãy sớm dừng sử dụng để cải thiện sức khỏe. Bạn có thể đơn giản hóa quá trình cai thuốc lá bằng cách giảm dần liều lượng, nhai kẹo cao su hoặc tập trung vào các hoạt động giải trí.
Kiên nhẫn đợi trà tan 5 phút trước khi uống
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, trà chứa một lượng lớn hợp chất chống ô-xy hóa có khả năng phòng ngừa những mối nguy hại về sức khỏe như giảm nguy cơ trụy tim, ngừa ung thư, viêm gan và cả hội chứng Parkinson. Tuy nhiên, lượng hợp chất này chỉ xuất hiện khi nó được hòa với nước nóng. Vì thế, hãy kiên nhẫn đợi thêm một chút để tận hưởng được tách trà thơm mà sức khỏe lại tốt hơn.
Nắm chặt tay trái khi bị căng thẳng
Khi bạn cần tập trung cao độ để thực hiện một hành động yêu cầu sự chính xác như giữ thăng bằng để bước đi trên đường gồ ghề, hãy nắm chặt bàn tay trái! Đây được xem là ‘chiêu’ giúp các vận động viên giữ được tâm lý bình tĩnh khi đang thi đấu. Cảm giác khó thở và hành động thiếu chính xác đến từ việc lo lắng quá mức về thử thách đang đối diện. Điều này bị chi phối bởi phần bán cầu não không thuộc thiên hướng của bạn. Do đó, hãy làm phân tán phần não đó bằng cách siết chặt tay trái nếu bạn là người thuận tay phải.
Thói quen tốt cho sức khỏe: Xì mũi từ tốn và chầm chậm từng bên
Khi bị nghẹt mũi, chúng ta thường liên tục xì mũi để nước mũi nhanh chóng biến mất, giải tỏa cảm giác nghẹt thở. Tuy nhiên, xì mũi mạnh bằng cả hai lỗ mũi sẽ làm tăng áp lực vào mũi và khiến chất nhầy vào sâu trong phần xoang mặt. Khi đó, cảm giác nghẹt thở sẽ nặng hơn và triệu chứng sổ mũi càng kéo dài. Vì thế, bạn nên tập thói quen xì mũi từ tốn và chầm chậm từng bên một để cải thiện tình trạng bệnh, sức khỏe tốt hơn.
Bí quyết sống khỏe mỗi ngày: Đừng soi gương quá kỹ
Khi soi gương quá lâu, bạn sẽ có nhu cầu ‘soi mói’ thật kỹ làn da của chính mình. Theo quán tính, bạn bắt đầu giơ tay lên và… nặn mụn gây tổn thương da, để lại thâm hoặc sẹo. Vậy nên thay vì soi gương quá kỹ, bạn nên chú ý chăm chỉ da đúng cách, điều trị mụn, thâm, tàn nhan,... theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp tình trạng da được cải thiện, trở nên mịn màng và sáng khỏe hơn.
Không mang dép xỏ ngón khi lái xe
Loại dép này giúp bạn thoải mái khi di chuyển, nhưng tuyệt đối không an toàn khi lái xe. Dép xỏ ngón có thể tuột khỏi chân bạn và mắc kẹt dưới bàn đạp thắng hoặc bàn đạp ga. Điều này cực kỳ nguy hiểm. Giải pháp an toàn là hãy đặt dép xỏ ngón qua một bên và lái xe bằng chân trần. Với đôi chân trần, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận và điều chỉnh áp lực lên các bàn đạp. Khi đã đến nơi, bạn hoàn toàn có thể mang lại dép xỏ ngón và vô tư đi dạo.
Uống nước trước khi lái xe
Mất nước mức độ nhẹ có thể khiến người lái xe mất tập trung và độ an toàn thấp tương tự như khi bạn lái xe mà uống rượu. Một nghiên cứu của Đại học Louborough đã chứng minh điều này bằng các bài kiểm tra lái xe giả lập. Trước và trong ngày thử nghiệm thứ nhất, người lái xe uống một lượng lớn nước và chỉ phạm 47 lỗi lái xe. Vào đợt sau, họ chỉ được phép uống một ít nước và đã gây ra 101 lỗi lái xe (tương ứng với mức độ sai phạm của người có 0.08 lượng cồn trong máu). Như vậy, việc bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể chính là cách giữ an toàn cho người cầm lái và người ngồi xe.
Trang bị cho bản thân giải pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất
Việc chuẩn bị một kế hoạch bảo vệ sức khỏe lâu dài, dự phòng cho những rủi ro trong tương lai là một điều cần thiết. Chọn mua bảo hiểm nhân thọ được xem là điểm tựa chu toàn sức khỏe và đảm bảo tương lai tài chính vững chắc.
Lắng nghe, Thấu hiểu & Hành động, Prudential mang đến cho khách hàng đa dạng gói sản phẩm với quyền lợi thiết thực cùng mức phí hợp lý. Nổi bật có thể kể đến sản phẩm bảo hiểm bổ trợ Bảo hiểm sức khỏe PRU-HÀNH TRANG VUI KHỎE được thiết kế với 4 chương trình Chăm sóc (Cơ bản, Nâng cao, Toàn diện, Hoàn hảo). Sản phẩm giúp hỗ trợ chi trả chi phí thực tế khi điều trị nội trú, ngoại trú, nha khoa hoặc thai sản, cho bạn an tâm chăm sóc sức khỏe với số tiền bảo hiểm từ 100 triệu đồng/năm đến 1 tỷ đồng/năm (tùy vào chương trình chăm sóc).
Bên cạnh đó, sản phẩm còn cung cấp dịch vụ bảo lãnh viện phí rộng khắp các bệnh viện, phòng khám tại Việt Nam và Đông Nam Á (đối với chương trình Chăm sóc Hoàn hảo). Nhờ đó, bạn có thể chăm sóc sức khỏe tại cơ sở y tế hiện đại giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng hơn. Đặc biệt, sản phẩm áp dụng cho cả người lớn và trẻ em; có thể đính kèm giải pháp cùng nhiều sản phẩm bảo hiểm chính của Prudential như: Sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-CHỦ ĐỘNG CUỘC SỐNG, Sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-HÀNH TRANG TRƯỞNG THÀNH, Sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị PRU-ĐẦU TƯ LINH HOẠT,... giúp bạn và gia đình tự tin chăm sóc sức khỏe tốt, tận hưởng niềm vui cuộc sống.
>> Quý khách có thể liên hệ Prudential để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết các gói sản phẩm bảo hiểm thiết thực nhé!
Mẹo duy trì thói quen tốt cho sức khỏe
Nếu bạn lo lắng việc duy trì các thói quen tốt sẽ khó khăn thì hãy bỏ túi ngay một số bí quyết sau:
-
Đặt ra mục tiêu rõ ràng: Việc đặt mục tiêu cụ thể giúp bạn duy trì động lực và tập trung chinh phục kết quả mình muốn. Ví dụ, bạn có thể đặt mục tiêu ngủ đủ số giờ nhất định mỗi ngày, kết hợp tập thể dục thường xuyên hoặc lựa chọn thực phẩm lành mạnh.
-
Nhờ sự giúp đỡ từ mọi người: Để sống khỏe sống tốt bằng thói quen tập thể dục, chế độ ăn uống nên có sự đồng hành của bạn bè, người thân hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Điều này không chỉ tạo động lực mà còn đảm bảo đạt kết quả nâng cao sức khỏe như mong muốn.
-
Dự đoán trước những thách thức: Trong quá trình thực hiện thói quen, bạn có thể đối mặt với cảm giác thèm ăn, cảm giác tự ti, lịch trình bận rộn,... Bạn cần dự đoạn và có kế hoạch vượt qua các thử thách này, từ đó duy trì thực hiện thói quen tốt cho sức khỏe thuận lợi.
Một sức khỏe tốt là tiền đề cho một cuộc sống hạnh phúc. Vậy nên bạn hãy kiên nhẫn thực hiện các thói quen tốt mỗi ngày để duy trì sức khỏe ổn định, từ đó tận hưởng trọn vẹn từng khoảnh khắc hạnh phúc của cuộc sống!