Công ty là chiến trường, về nhà là chiến trận
Parental burnout - Bạn có đang "kiệt sức" trong vai trò ba mẹ?
Không ai có thể phủ nhận sức nặng trong vai trò của người làm cha mẹ, và cũng không một ai có quyền áp đặt tiêu chuẩn toàn năng cho hai con người bình thường này. Một ngày đẹp trời tỉnh dậy, nếu bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi và bất lực khi nhìn vào đứa trẻ thân yêu thì hãy bình tĩnh, có thể là bạn đang gặp phải vấn đề mang tên parental burnout.
Công ty là chiến trường, về nhà là chiến trận
Chắc có lẽ đối với thế hệ Millennials nói chung và những người trẻ làm việc trong môi trường công sở nói riêng, cụm từ “burnout" (hay hội chứng cháy sạch) đã không còn quá xa lạ. Đây là một thuật ngữ thường gặp chỉ tình trạng kiệt sức về thể chất, tinh thần tại nơi làm việc do căng thẳng quá mức và kéo dài. Người mắc phải hội chứng này luôn cảm thấy không có năng lượng, mất hết cảm hứng làm việc, thường suy nghĩ tiêu cực và hoài nghi khả năng của chính bản thân họ, từ đó dẫn đến hiệu quả công việc cũng giảm sút.
>>> Tham khảo ngay: Bạn có đang mắc phải triệu chứng Job Burnout?
Xã hội phát triển, những chuẩn mực mới phát sinh, sức ép và trách nhiệm vô hình cũng theo đó mà leo thang, burnout vươn ra khỏi phạm vi công việc và ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác trong đời sống người trẻ. Parental burnout xuất hiện như một lẽ hiển nhiên khi ngoài công việc thì gia đình chính là nơi ta đối mặt mỗi ngày.
Khá tương đồng với burnout, parental burnout chỉ tình trạng kiệt quệ về thể chất, tinh thần vì cảm thấy căng thẳng kinh niên trong quá trình nuôi dạy con cái. Những vấn đề thể chất và đấu tranh tinh thần cũng từ đó phát sinh và ngày càng làm trầm trọng hóa vấn đề. Dưới đây là những dấu hiệu của parental burnout mà phụ huynh thường gặp phải:
- Cảm thấy mệt mỏi, vô vọng và bất lực khi đối diện với những yêu cầu, đòi hỏi từ con
- Chán nản, đánh mất niềm vui và động lực trong việc nuôi dạy trẻ
- Nghi ngờ khả năng làm cha mẹ của bản thân và hình tượng cha mẹ lý tưởng từng hướng đến
- Cảm thấy xa cách và không thể kết nối cảm xúc với con
- Nhức đầu và đau mỏi cơ toàn thân
- Thay đổi về thói quen ăn uống và ngủ nghỉ
- Dễ cáu gắt và nổi nóng
- Tự cô lập bản thân
Sức chịu đựng của mỗi người là có giới hạn. Nếu mỗi ngày bạn đều rơi vào tình cảnh đi làm thì áp lực đồng vì công việc chồng chất, đồng nghiệp ganh đua, sếp không tinh ý, về đến nhà tiếp tục chịu đựng sự bướng bỉnh, tiếng trẻ con quấy khóc liên hồi thì đây chính là báo động đỏ cho sức khỏe tinh thần. Tuy rằng vẫn rất yêu thương con trẻ nhưng vòng lặp tiêu cực tưởng chừng bất tận này dần đẩy tinh thần phụ huynh vào trạng thái “sức cùng lực kiệt”.
Bắt mạch trạng thái “kiệt sức”, đâu là nguyên nhân?
Parental burnout là tình trạng bất ổn về sức khỏe tinh thần và bất cứ người làm cha mẹ nào cũng có thể mắc phải. Vì thế hãy luôn nhớ rằng, nếu bạn đang mắc kẹt trong vòng lặp của những căng thẳng nối dài trong hành trình nuôi dạy con cái thì bạn không hề cô đơn.
Trong thế kỷ 21, parental burnout đang dần trở nên phổ biến đối với các cặp vợ chồng hiện đại, trong đó nữ giới thường chiếm đa số do quan niệm trách nhiệm nuôi dạy con thường được gán cho người mẹ.
Nguyên nhân cho tình trạng này có thể đến từ nhiều góc độ khác nhau, cả nội tại tự phát sinh và bên ngoài tác động.
Yếu tố nội tại:
- Bố mẹ nuôi con theo chủ nghĩa hoàn hảo. Tâm lý luôn muốn mọi thứ dành cho con là toàn diện, tối ưu và chỉn chu nhất vô hình khiến bố mẹ gia tăng những áp lực không cần có trong sinh hoạt mỗi ngày. Ngay cả hình mẫu cha mẹ lý tưởng mà họ từng hướng đến nhưng lại không thực tế và xa rời tính cách mỗi ngày càng đẩy sự thất vọng lên cao.
- Trầm cảm sau sinh. Trên thực tế có đến 15% phụ nữ bị trầm cảm ở 3 tháng đầu và 25% trong vòng 12 tháng sau sinh. Nguyên nhân do sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố dẫn đến tâm trạng mệt mỏi và kiệt sức. Mức độ trầm cảm có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, đôi khi tự khỏi hoặc sẽ trở nặng nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Hai yếu tố tác động trên có thể một phần xuất phát từ việc thiếu kỹ năng cân bằng do lần đầu làm bố mẹ. Họ có xu hướng nghe theo “kinh nghiệm truyền dạy" nhiều hơn “kiến thức khoa học". Khi tiếp thu một lượng lớn thông tin không được chọn lọc và thiếu sự tư vấn chuyên sâu từ bác sĩ, những nguy cơ không mong đợi có thể phát sinh.
Tác động bên ngoài:
- Tâm lý căng thẳng kéo dài liên tục, ảnh hưởng do áp lực công việc mang theo từ văn phòng về đến nhà, khi bố mẹ chưa kịp bình ổn cảm xúc lại tiếp tục đối mặt với “trận chiến" nuôi con, hai tầng căng thẳng chồng chéo khiến mọi thứ trở thành một mớ hỗn độn còn bố mẹ thì rơi vào bế tắc không biết nên bắt đầu giải quyết từ đâu.
- Đại dịch COVID vừa qua khiến nhiều gia đình rơi vào tình trạng thất nghiệp, thu nhập ảnh hưởng đè nặng áp lực tài chính. Nếu vẫn giữ được việc thì tình trạng work-from-home thành work-all-day cũng gây ức chế không nhỏ lên sức khoẻ tinh thần các cặp bố mẹ khi phải vừa làm việc vừa chăm con cùng một lúc.
- Khi tiêu chuẩn được đặt ra bởi xã hội, mọi thứ bạn nhìn thấy và nghe được có thể chỉ là lớp ngoài giả dối tự tạo. Tuy nhiên, việc so sánh với con cái và những cặp bố mẹ khác trong vòng bạn bè là tâm lý thường gặp và hay xảy ra.
Giải pháp làm tròn thiên chức vẫn vui vẻ tích cực
- Mở lòng chia sẻ và thừa nhận điểm yếu bản thân với chồng hoặc vợ. Chăm con là việc của cả hai người, hành trình này đòi hỏi sự đồng cảm, san sẻ và giúp đỡ xuyên suốt từ cả hai phía. Còn nếu bạn là bố mẹ đơn thân thì hãy tìm đến sự trợ giúp từ bạn bè thân thiết và gia đình. Đừng bao giờ im lặng và cố gắng ôm hết mọi trách nhiệm về bản thân mình.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách cân bằng cuộc sống khi là bố mẹ đơn thân
- Ngưng cầu toàn, tự loại bỏ vỏ bọc hoàn hảo không phù hợp với bản thân. Không gì trên đời là trọn vẹn tuyệt đối, hãy kiên nhẫn với chính bản thân vì bố mẹ cũng là những người bình thường, có đôi lúc vụng về và còn nhiều điều thiếu sót. Nhưng tình yêu thương dành cho con cùng nỗ lực hoàn thiện mỗi ngày mới là những điều giá trị hơn cả.
- Ngủ đủ giấc và tập suy nghĩ tích cực từ những chuyện nhỏ nhặt. Thiếu ngủ khiến chúng ta lờ đờ, mệt mỏi và dễ cáu gắt với mọi chuyện. Một tinh thần thoải mái và hướng đến những mặt tích cực sẽ mang đến sự thay đổi to lớn trong cuộc sống mỗi ngày.
- Nuôi nấng một đứa trẻ trưởng thành nói không ngoa là cả một hành trình vĩ đại. Xuyên suốt chặng đường đó không thể tránh khỏi những biến cố không ngờ ập đến. Chúng ta không thể kiểm soát được tất cả biến cố nhưng bố mẹ hoàn toàn có thể bảo vệ chính mình và con cái bằng cách lên kế hoạch tài chính cho tương lai ngay hôm nay cùng các sản phẩm bảo hiểm từ Prudential.
>>> Xem thêm: