Hút thuốc lá thụ động - kẻ thù nguy hiểm và âm thầm
Trên thế giới có khoảng 600,000 ca tử vong do hút thuốc lá thụ động. Ở người lớn, hút thuốc lá thụ động gây ung thư, các bệnh về tim mạch, dễ sinh non… Còn đối với trẻ em, hít phải khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản, viêm phổi, các triệu chứng về bệnh đường hô hấp, giảm chức năng phổi và tăng nguy cơ đột tử ở trẻ.
1. Hút thuốc lá thụ động là gì?
Hút thuốc lá thụ động là hành vi hít phải (hay còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra. Điều này không chỉ áp dụng cho thuốc lá truyền thống, mà còn thuốc lá điện tử.
4 điều mà bạn cần lưu ý về hút thuốc lá thụ động:
#1. Khói thuốc lá có thể gây ảnh hưởng trong phạm vi từ 7 đến 10 mét
#2. 85% khói thuốc lá không nhìn thấy được bằng mắt thường
#3. Khói thuốc lá có thể tồn tại trong không khí đến tận 2,5 giờ sau khi đã được dập
#4. Khói thuốc lá có thể bám lên các đồ vật trong phòng: từ thảm, sofa, rèm, và thậm chí là lông chó mèo
#5. Tất cả các điều này có nghĩa, nếu có ai đó hút thuốc trong phòng kín (nhà riêng hay nơi công sở), thì những người sống hoặc sinh hoạt trong khu vực đó sẽ là những người hút thuốc lá thụ động
2. Tác hại của hút thuốc lá thụ động
Theo thông tin của chính phủ Canada, trong thuốc lá truyền thống có 2.500 chất nhưng khi được đốt lên, chúng sẽ thành 4.000 chất mà trong đó có hơn 70 chất gây ung thư. Đối với thuốc lá điện tử, đã có nhiều bằng chứng cho thấy những người hút thụ động sẽ hít phải lượng nicotin và các chất gây ung thư bằng với những người hút thuốc lá thụ động truyền thống.
Bệnh tim mạch: người hút thuốc lá thụ động có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 25–30%. Việc tiếp xúc với khói thuốc gây tác động trực tiếp đến tim, máu và hệ thống mạch máu và điều đó làm tăng nguy cơ bị đau tim. Ngay cả khi tiếp xúc với khói thuốc trong thời gian ngắn cũng có thể làm xơ cứng mạch máu và gây ra một cơn đau tim chết người.
>>> Thông tin thêm: Những bí quyết cải thiện sức khỏe tim mạch bạn nên biết
Bệnh ung thư phổi: Những người không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc ở nhà hoặc nơi làm việc sẽ tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi lên 20–30%. Ngay cả việc tiếp xúc ngắn với khói thuốc cũng có thể làm phát triển các tế bào phát triển ung thư. Cũng như khi chủ động hút thuốc lá, thời gian càng dài và mức độ tiếp xúc với khói thuốc càng cao thì nguy cơ phát triển ung thư phổi càng cao.
Bệnh ở trẻ sơ sinh: Khi phụ nữ mang thai hút thuốc lá thụ động, khả năng sinh non hoặc sinh con nhẹ cân sẽ cao hơn. Nguy hiểm hơn, trẻ sơ sinh khi tiếp xúc với khói thuốc lá (thông qua mẹ trước khi sinh hoặc sau khi sinh) có nguy cơ chết vì Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) cao hơn rất nhiều. SIDS là cái chết đột ngột, không rõ nguyên nhân, và bất ngờ của trẻ sơ sinh trong năm đầu đời.
Bệnh ở trẻ nhỏ: Hút thuốc lá thụ động đặc biệt nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Đây là nguyên nhân chính gây ra 150.000 đến 300.000 ca nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 18 tháng tuổi, dẫn đến 7.500 đến 15.000 ca nhập viện mỗi năm. Những đứa trẻ hút thuốc lá thụ động phổi rất yếu và chúng có nhiều nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản và viêm phổi. Ngoài ra, đối với trẻ bị hen bẩm sinh khi hít phải khói thuốc sẽ bị nặng thêm và dẫn đến cơn hen cấp.
>>> Xem thêm: Những hành động đơn giản giúp bảo vệ sức khỏe của con
3. Giải pháp cho người hút thuốc lá thụ động
Dù là thuốc lá truyền thống hay thuốc lá điện tử, việc hút thuốc lá thụ động cũng nguy hiểm không kém gì so với hút thuốc lá chủ động. Chính vì thế, để giảm thiểu các tác hại của việc hút thuốc nói chung và hút thuốc thụ động nói riêng, hãy cùng Prudential thực hiện ngay những biện pháp sau:
Cách tránh xa khói thuốc lá:
-
Khuyên người thân, bạn bè bỏ thuốc hoặc giảm tần suất hút thuốc
-
Tránh xa các khu vực cho phép hút thuốc hoặc có khói thuốc
-
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ về phổi và đường hô hấp
-
Không cho phép hút thuốc trong phạm vi nhà ở
-
Yêu cầu người thân không được phép hút thuốc quanh con trẻ
Đối với người hút thuốc:
-
Dừng ngay việc hút thuốc hoặc giảm tần suất hút thuốc
-
Không hút thuốc trong phạm vi gia đình
-
Giữ cho cơ thể luôn bận rộn: Tham gia các hoạt động thể chất, vui chơi lành mạnh; Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo…
-
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và hợp lý
Tốt nhất, vì sức khoẻ bản thân, gia đình và những người xung quanh, hãy tránh xa khói thuốc lá!
>>> Tham khảo thêm: