Sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn uống gì và kiêng gì?
Nội dung bài viết
Khi bị ngộ độc thực phẩm, hầu hết chúng ta đều bị nôn và tiêu chảy, dẫn đến tình trạng dạ dày “yếu ớt”, cơ thể bị mất nước và các chất điện giải. Khi đó, người bệnh cần chăm sóc hệ tiêu hóa tốt hơn, ăn uống đúng cách để cơ thể phục hồi nhanh chóng. Vậy sau ngộ độc thực phẩm nên ăn uống gì là tốt nhất? Cùng tìm hiểu nhé!
1. Sau ngộ độc thực phẩm uống gì và ăn gì?
Hãy uống nhiều nước, bổ sung chất điện giải
Bạn có biết mất nước và chất điện giải nếu không được xử lý đúng cách thì có thể gây nên giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn các hoạt động bình thường của cơ thể như sự co cơ, cơ chế điều hòa nhịp tim? Do đó sau ngộ độc thực phẩm, các bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh nên uống nhiều nước hơn.
Nước có thể sử dụng là nước lọc thông thường (nếu khó uống nhiều nước cùng lúc, ban đầu bạn có thể uống liên tục từng ngụm nhỏ). Ngoài ra, bạn có thể kết hợp uống nước trà, nước ép hoa quả tươi, nước ấm pha mật ong, nước gạo hoặc nước lúa mạch - đây cũng là những thức uống hữu ích vừa cung cấp nước cho cơ thể, vừa xoa dịu dạ dày và giảm chứng khó tiêu.
Hoặc bạn có thể dùng một ít nước hầm, nước canh, nước luộc rau, nước cháo loãng hoặc súp cũng là cách bổ sung dinh dưỡng và cung cấp nước cho cơ thể rất tốt.
Sau ngộ độc thực phẩm, nên uống nhiều nước như oresol, nước lọc, nước trà hoặc nước ép hoa quả để bù nước nhanh chóng nhé!
Chế độ dinh dưỡng nên ăn gì?
Lúc này, bạn cần dinh dưỡng để phục hồi, nhưng cũng cần lựa chọn thực phẩm phù hợp và chế biến đúng cách để dạ dày không bị kích thích.
-
Hãy lựa chọn các loại thực phẩm như: chuối, cơm, bánh mì nướng, mật ong, trái cây, sữa chua, ngũ cốc, bơ đậu phộng, lòng trắng trứng…
-
Ưu tiên món ăn nhạt, dạng lỏng, nấu mềm để dễ tiêu hóa.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người sau ngộ độc thực phẩm
Dưới đây là các nguyên tắc “vàng” giúp bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người đang bị ngộ độc:
-
Tránh ăn uống sau ngộ độc thực phẩm trong vài giờ đầu vì thời gian này hệ tiêu hóa vẫn chưa ổn định và có thể gây ra các phản xạ như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng.
-
Nên ăn ít và chia thành nhiều bữa, thường 5 - 6 bữa/ngày để dễ tiêu hóa hơn.
-
Không nên ép bản thân ăn vội hay ăn quá nhiều vì các tổn thương trên thành ruột và dạ dày vẫn còn. Thay vào đó hãy xây dựng kế hoạch bù đắp dinh dưỡng một cách từ từ, sau đó mới tăng dần.
-
Không ăn quá muộn vào buổi tối để tránh gây hại thêm cho hệ tiêu hóa.
2. Ngộ độc thực phẩm nên kiêng gì?
Dưới đây là những loại thực phẩm và thức uống mà người bệnh cần tránh:
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Khi đang chống lại tình trạng ngộ độc thực phẩm, cơ thể sẽ tạm thời ở trạng thái không dung nạp lactose. Việc tiêu thụ sản phẩm từ sữa (bơ, sữa, phô mai, sữa chua…) ngay sau cơn ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến biến chứng hoặc khiến tình trạng tiêu chảy, buồn nôn càng thêm nặng. Do đó, bạn nên tránh tiêu thụ sản phẩm từ sữa cho đến khi cơ thể đã khỏe mạnh như bình thường.
Đồ uống chứa cồn hay caffein
Bên cạnh sữa, caffeine và cồn đều làm thay đổi cơ thể theo những cách khiến người bệnh cảm thấy khó chịu hơn. Việc tiêu thụ các loại đồ uống có cồn, caffeine khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, dẫn đến việc mất nước trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể khiến nôn mửa, tiêu chảy trở lại.
Sau khi ngộ độc thực phẩm đừng nên uống nước ngọt có gas, cà phê hoặc bia, rượu.
Các món cay nóng và nhiều dầu mỡ
Những thức ăn cay hay nhiều dầu mỡ có thể sẽ không còn hấp dẫn với bạn khi hệ tiêu hóa đang “chống chọi” cùng cơn ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, bạn vẫn cần tránh tiêu thụ những thực phẩm này vì chúng khó tiêu hóa. Những món gà rán, khoai tây chiên và các món giàu chất béo khác có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng liên quan đến tiêu chảy. Còn những món ăn cay, nóng sẽ gây kích ứng dạ dày, khiến cơn đau dạ dày thêm nặng.
Thực phẩm giàu chất xơ
Các loại hoa quả họ cam, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và rau củ quả có vỏ chứa một lượng chất xơ rất lớn, có thể khiến bạn no lâu nhưng hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn nên rất dễ bị tổn thương.
Thực phẩm thuộc nhóm tinh bột kém hấp thu FODMAP
Những thực phẩm giàu carbohydrate bao gồm Fermentable Oligosaccharides (nhóm thực phẩm có thể lên men), Disaccharides, MonosAccharides và Polyols (được gọi là FODMAP) cũng là những thực phẩm không tốt cho người bị vấn đề về tiêu hóa và người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS). Chúng khiến đường ruột khó hấp thu và có xu hướng hút nhiều nước vào hệ thống tiêu hóa. Chúng cũng có thể lưu lại trong ruột một thời gian dài và lên men, từ đó gây nên các chứng đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy.
Các loại thực phẩm FODMAP cao cần tránh bao gồm táo, đậu, cải bắp, hành, tỏi, trái cây có hàm lượng đường cao…
Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ ngộ độc thực phẩm uống gì và ăn gì để hồi phục sức khỏe trong thời gian ngắn. Căn bệnh này tuy phổ biến nhưng nếu xử lý và chăm sóc không đúng cách có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Để có thể chủ động trước rủi ro ngộ độc thực phẩm và an tâm vui sống, nhiều người cũng đã chọn tham gia bảo hiểm PRU - Bảo vệ 24/7 hỗ trợ tài chính tối đa. Chỉ với phí tham gia 1.000 đồng/ngày, người tham gia không chỉ được bảo vệ trước rủi ro ngộ độc thực phẩm mà còn cả trường hợp bỏng hoặc gãy xương do tai nạn trong suốt 1 năm. Tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY để hiểu rõ hơn về sản phẩm này. |
>>> Xem thêm: