5 sai lầm về tài chính mà ai cũng dễ mắc phải
Thật ra có rất nhiều người không bao giờ có được trạng thái an toàn tài chính dù thu nhập cao và ổn định. Quan trọng hơn là, họ không nhận thức được điều đó, dẫn đến việc đưa bản thân mình vào những tình huống “làm hoài không có dư” hoặc nghiêm trọng hơn là “sạch túi lúc nào không biết”. Tình trạng này có thể là kết quả của việc lơ là khi chi tiêu, không dành dụm tiết kiệm hoặc đơn giản chỉ là mua sắm theo cảm xúc. Dưới đây là 5 sai lầm mà bạn có thể mắc phải khi quản lý tài chính cá nhân mà mãi không có được sự an toàn tài chính.
Tiêu tiền theo cảm xúc
Đó là khi bạn nhìn thấy một món đồ và ngay lập tức muốn sở hữu nó trước khi kịp suy nghĩ rằng mình có thực sự cần nó hay không, hoặc mình có đủ tiền để chi trả cho nó hay không. Miễn là việc mua được món đồ đó thỏa mãn cảm xúc của bạn, khiến bạn cảm thấy thật sung sướng!
Để hạn chế việc chi tiêu bốc đồng, theo cảm xúc, hãy cố gắng đợi ít nhất 24 giờ cho đến vài ngày trước khi mua món đồ “chân ái” đó nhé! Khoảng thời gian chờ sẽ giúp bạn cân nhắc về tính thiết thực, giá trị và túi tiền của bản thân. Và rất có thể, sau tất cả, bạn sẽ không chọn mua nó nữa.
>>> Có thể bạn quan tâm: 4 lý do khiến bạn tiết kiệm mãi mà không thành công
Không dành dụm cho quỹ hưu trí
Nhiều người nghĩ rằng, họ không cần phải tiết kiệm tiền cho việc nghỉ hưu cho đến khi 40 tuổi. Nhưng khi đến tuổi đó, họ mới nhận ra rằng họ nên làm điều này cách đây 20 năm.
Hãy bắt đầu tiết kiệm tiền hưu trí ngay từ khi nhận tháng lương đầu tiên và nếu bạn đã không làm điều đó, thì hãy bắt đầu ngay từ hôm nay! Bạn nên tiết kiệm ít nhất là 15% thu nhập hàng tháng từ hôm nay để đảm bảo khi nghỉ hưu, bạn sẽ có được nguồn tài chính thoải mái, thực sự hưởng thụ sau suốt nhiều năm làm việc, hoặc ít nhất tuổi hưu của bạn cũng đảm bảo được những sinh hoạt phí cơ bản, thuốc men khi cần.
Nếu bạn không thể làm điều đó thì ít nhất bạn cũng phải biết chắc rằng chủ doanh nghiệp nơi bạn làm việc đã đóng đầy đủ các loại bảo hiểm và sau đó, hãy gia tăng từ từ số tiền kiệm của bạn thêm 2% đến 3% mỗi năm.
Không có khoản dự phòng khẩn cấp hay quỹ tài chính nào khác
Tự tin vào công việc ổn định, thu nhập cao hoặc có gia đình giúp đỡ, nhiều người đã thoải mái tiêu xài, không chủ động dự phòng tài chính. Về lâu dài, điều này ảnh hưởng to lớn đến tài sản của bạn. Nhất là trường hợp khẩn cấp như đau ốm, tai nạn hoặc thất nghiệp, mỗi người phải có nguồn tiền đa dạng để an tâm vượt qua khó khăn, duy trì cuộc sống tốt nhất.
Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng tham gia bảo hiểm nhân thọ đã và đang gia tăng mạnh mẽ. Điển hình như PRU - CHỦ ĐỘNG CUỘC SỐNG là sản phẩm được nhiều người lựa chọn. Đây là giải pháp tích lũy linh hoạt, giúp bạn hoàn thành mục tiêu quan trọng, cũng như vững tâm trước biến cố bất ngờ. Ngoài ra, sản phẩm còn có quyền lợi tích lũy cạnh tranh như có lãi từ kết quả đầu tư quỹ liên kết chung, thưởng duy trì hợp đồng và thưởng tri ân khách hàng, giúp người tham gia chủ động tài chính cho tương lai, tiến bước vững vàng trong cuộc sống.
Lựa chọn PRU - CHỦ ĐỘNG CUỘC SỐNG để xây dựng kế hoạch tối ưu, góp phần bảo vệ tài chính, ước mơ và khoảnh khắc tuyệt vời của gia đình. Tham gia ngay, đừng chần chừ!
Không theo dõi các loại chi phí, hóa đơn
Không nhất thiết bạn phải làm một bảng ghi nhớ chi tiêu chi tiết, nhưng ít nhất bạn cũng nên chú ý vào các khoản thanh toán hàng tháng. Bạn phải trả bao nhiêu tiền nhà? Bạn mua thực phẩm, vật dụng thiết yếu hết bao nhiêu? Còn đi du lịch thì sao? Bạn thường tiêu xài như thế nào, có tiết kiệm được khoản chi phí nào không? Bạn nên có câu trả lời cho các câu hỏi quan trọng này!
Hiện nay có rất nhiều ứng dụng đơn giản trên điện thoại có thể giúp bạn theo dõi thu chi, chẳng hạn như: MoneyKeeper, PocketGuard, Money Lover, Fast Budget… Nếu vẫn cảm thấy quá phức tạp, thì bạn chỉ cần ghi chú lại những khoản tiền lớn trong tuần/tháng để kiểm soát dòng tiền là được.
>>> Đón đọc ngay: 3 ứng dụng điện thoại hữu ích cho việc quản lý chi tiêu cá nhân
Nuông chiều bản thân với những thứ gây nghiện
Nếu bạn thường chi tiền cho những hoạt động có khả năng gây nghiện cao, thì hãy nhanh chóng kiểm soát trước khi chúng thật sự trở nên “khó cai”.
Những yếu tố gây nghiện tổn hại đến túi tiền của chúng ta không chỉ liên quan đến các loại rượu bia, thuốc lá hay đánh bạc mà còn tiềm ẩn trong các thói quen hằng ngày như “phát cuồng” mua sắm, ăn uống, du lịch hoặc một sở thích khó bỏ nào đó.
Về cơ bản, bất cứ điều gì cám dỗ bạn, khiến bạn phải chi một khoản tiền lớn, với tần suất lặp lại cao thì bạn phải nhanh chóng kiểm soát, hạn chế trừ phi chúng thật sự cần thiết.
Hãy lên danh sách cụ thể cho những sinh hoạt phí cơ bản, liệt kê các khoản chi không cần thiết và tập trung ý chí để từ bỏ 5 sai lầm về tài chính nói trên. Bạn càng từ bỏ những sai lầm này càng sớm thì tương lai tài chính của bạn càng tươi sáng. Hãy cố gắng lên nào!
>>> Xem thêm: