Image alt
Blog Nhịp Sống Khỏe

Sắp xếp bàn làm việc cùng phù thuỷ dọn nhà Marie Kondo

Bàn làm việc lộn xộn không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng công việc mà còn làm tâm trạng xấu đi. Hãy cùng Prudential sắp xếp lại bàn làm việc theo cách của “phù thủy dọn nhà” Marie Kondo để thiện mức độ tập trung và hiệu quả công việc của mình!

Hậu quả của sự bừa bộn

Nếu bạn đang thắc mắc Marie Kondo là ai mà có biệt danh “phù thủy dọn nhà” thì đây là thông tin cho bạn đây.

Marie Kondo là nữ tác giả chuyên viết sách hướng dẫn cách xếp đồ đạc một cách gọn gàng và khoa học. Sách của cô được dịch ra nhiều thứ tiếng và bán ra hàng triệu bản trên thế giới. Marie Kondo còn là nhà tư vấn sắp xếp nội thất theo lối sống đơn giản của người Nhật và được nhiều người gọi là “phù thủy dọn nhà”.

Giờ thì hãy dành 1 phút để nhìn lại bàn làm việc của mình nào... Giấy tờ chất thành nhiều chồng, ly nước, ly cà phê, vỏ bánh mì ăn sáng, nào bút, kẹp giấy, bìa hồ sơ. Bàn làm việc lộn xộn ngoài việc “giấu” đi những món đồ bạn đang cần còn có thể khiến bạn đối mặt với những cơn stress không cần thiết. Thử tưởng tượng tập hồ sơ cần ký duyệt gấp đã “biến đâu mất” trong khi chỉ còn 5 phút nữa là sếp phải lên đường đi công tác mà xem.

Vì vậy, để cải thiện hiệu quả công việc và ngăn ngừa những cơn khủng hoảng không cần thiết, hãy chắc rằng bạn luôn dọn dẹp góc làm việc gọn gàng sạch sẽ. Và đương nhiên dọn dẹp chứ không phải nhét tất cả mọi thứ vào ngăn tủ nhé. Chúng ta sẽ dọn dẹp góc làm việc, bao gồm cả mặt bàn và ngăn tủ của bạn. Dựa trên nguyên tắc dọn dẹp trong quyển “Nghệ thuật bài trí của người Nhật” từ phù thuỷ dọn nhà Marie Kondo, việc dọn dẹp của chúng ta sẽ bắt đầu bằng:

Bước 1: Sàng lọc - Món đồ có làm bạn hạnh phúc?

Không có lý do gì để chúng ta cố níu giữ những món đồ không mang lại hạnh phúc gì cho tinh thần. Do đó, hãy nhanh chóng lướt qua bàn làm việc của bạn và lọc ra những món đồ không mang lại niềm vui cho bạn mỗi ngày.

Ồ khoan, lưu ý một điều rằng có một số đồ vật có thể không mang lại hạnh phúc trực tiếp cho bạn nhưng lại rất quan trọng (Đúng vậy, như laptop công ty hay chồng hồ sơ quan trọng trước mặt bạn chẳng hạn). Do đó, hãy chắc rằng bạn đã giữ lại những món đồ thực sự cần thiết cho công việc của mình nha.

Sau khi đã giữ những món đồ thật sự cần thiết, hãy quay lại với nhóm đồ còn lại. Hãy cầm từng món trên tay và tự hỏi rằng món đồ đó có thực sự khiến bạn hạnh phúc khi làm việc? Nếu câu trả lời là có, hãy để chúng sang một bên cho bước tiếp theo. Với những món đồ còn lại, hãy cám ơn chúng vì đã hỗ trợ bạn suốt thời gian qua trước khi bỏ chúng vào sọt rác hoặc mang đi tái chế.

Bước 2: Sắp xếp – Hãy tìm nhà cho mọi món đồ

Sau bước 1 thì chúng ta chỉ còn lại những món đồ thực sự cần thiết cho công việc và mang lại niềm vui cho bạn mà thôi. Bây giờ thì hãy “tìm nhà” cho từng món đồ nhé!

Hãy giữ những món đồ bạn dùng hằng ngày (ví dụ như chuột laptop, giấy ghi chú, viết...) ngay trên bàn để có thể dễ dàng sử dụng khi cần đến. Với những món đồ ít dùng khác (như bìa hồ sơ, kẹp giấy, ghim bấm thay thế...), bạn cứ sắp xếp ngay ngắn trong các ngăn tủ theo thứ tự ưu tiên của công việc để dễ dàng tìm thấy khi cần.

Sau khi đã sắp xếp gọn gàng, bạn hãy dành thời gian để ghi nhớ rõ vị trí “nhà” của từng món đồ nhé. Sẽ rất có ích cho bước thứ 3 đấy.

Bước 3: Duy trì – Và bạn sẽ không cần phải dọn dẹp bất cứ lần nào nữa

Hãy dần tập thói quen “trả vật về đúng nhà” ngay sau khi sử dụng. Với thói quen này, bạn sẽ duy trì được sự gọn gàng của góc làm việc và sẽ không phải thêm thời gian, công sức dọn bàn nào nữa.

Ngoài ra, Marie Kondo cũng khuyên bạn nên có một vài “điểm nhấn” để mang lại sự tươi sáng cho góc làm việc của mình như: chậu cây cảnh nho nhỏ, khung ảnh của con trẻ hay màn hình nền dễ thương. Tuy nhiên, bạn nhớ tiết chế số lượng của những món đồ trang trí này, tránh việc “nhấn nhá” quá nhiều lại phản tác dụng nhé!

Hành động ngay thôi!

Quá nhiều thông tin ư? Bạn chỉ cần nhớ 7 gạch đầu dòng sau của Marie Kondo để có một bàn làm việc gọn gàng:

  1. Phân loại đồ đạc thành hai nhóm: nhóm (1) đồ quan trọng và giúp bạn vui vẻ; nhóm (2) những món đã lâu không dùng nữa.

  2. Những đồ vật quan trọng cần cho công việc và vật dụng hàng ngày, hãy để chúng ngay ngắn trên bàn

  3. Với những món đồ bạn chỉ thỉnh thoảng cần tới, hãy tìm chỗ cho chúng trong hộc tủ

  4. Cầm những món đồ còn lại lên và tự hỏi: Chúng có làm bạn hạnh phúc. Hãy phân loại ra 2 nhóm “Có” và “Không”.

  5. Nếu câu trả lời là có, lặp lại bước 2 và 3

  6. Nếu câu trả lời là không, hãy cám ơn món đồ đó trước khi vứt nó đi hoặc đem đi tái chế

 

Mỗi lần sử dụng xong một món đồ nào đó, hãy để chúng về đúng “nhà” của mình

Prudential chúc bạn luôn làm việc hiệu quả cùng góc làm việc gọn gàng mới của mình.

(Nguồn: PRUYou)

>>> Xem thêm:

Sản phẩm tham khảo

Nhận tư vấn miễn phí về gói bảo hiểm phù hợp

Hãy để lại thông tin bên dưới, chuyên viên tài chính Prudential sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
* Là các thông tin bắt buộc
Thông tin chưa hoàn thành Vui lòng nhập đủ các thông tin bắt buộc

* Là các thông tin bắt buộc

Nhập thông tin của bạn

Chọn thành phố

Bằng việc đánh dấu vào ô ngay cạnh bên, Tôi xác nhận đã đọc, hiểu và biết rõ Chính Sách Bảo Mật Thông Tin của Prudential và đồng ý để Prudential liên hệ cho mục đích tư vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo và khuyến mại như quy định chi tiết tại Chính Sách Bảo Mật Thông Tin.

Đăng ký tư vấn bảo hiểm nhân thọ Prudential ngay hôm nay