Image alt
Blog Nhịp Sống Khỏe

Những động cơ để tiết kiệm có thể bạn chưa nhận ra

Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao mọi người, từ cha mẹ đến các chuyên gia tài chính, lúc nào cũng khuyên bạn nên dành dụm tiền không? Trong khi bạn lại thấy bản thân không cần đến tiết kiệm vì đang có thu nhập ổn định và đủ để chi tiêu?

Thật ra có nhiều lý do để bạn bắt đầu tiết kiệm mà có thể bạn vẫn chưa nhận ra vào thời điểm này. Dưới đây là 4 lý do có thể giúp bạn xác định động lực tiết kiệm cho bản thân, bởi nếu không có động lực rõ ràng thì việc tiết kiệm sẽ trở nên khó khăn và không hiệu quả.

1. Tiết kiệm để có vốn đầu tư cho bản thân

Warren Buffett, một trong những nhà đầu tư tài ba nhất mọi thời đại, từng nói: “Đầu tư càng nhiều vào bản thân mình càng tốt vì bạn là tài sản lớn nhất của chính mình cho đến thời điểm này.”

Thực vậy, không ít người sau vài năm đi làm lại có ý định học tiếp lên cao hơn, học thêm một ngành khác, lấy bằng MBA hay một chứng chỉ chuyên môn nào đó v.v… Quá trình quay lại trường không chỉ đòi hỏi bạn phải chuẩn bị tiền học phí, mà còn cả chi phí sinh hoạt trong suốt thời gian đó. Vì thế, ngay cả khi bạn tin mình có khả năng xin được học bổng hay hỗ trợ tài chính liên quan, bắt đầu dành dụm ngay từ bây giờ là một việc làm không hề dư thừa. 

Không chỉ giáo dục, bạn có thể đầu tư cho bản thân về trải nghiệm sống thông qua những chuyến du lịch và bạn sẽ cần tiết kiệm để thực hiện những chuyến đi ấy. Hãy bắt đầu bằng việc lên kế hoạch, tính toán chi phí cho chuyến đi và khả năng tài chính của bạn. Bên cạnh đó, treo hình ảnh điểm đến mơ ước trong nhà hay trong phòng sẽ là cách hữu hiệu để nhắc nhở hoặc tạo cảm hứng để bạn kiên trì trong việc dành dụm.

2. Tiết kiệm để dự phòng những chuyện khẩn cấp

Cuộc sống luôn có những điều phát sinh bất ngờ mà bạn không dự liệu được, từ việc lớn như ốm đau, thất nghiệp, đến chuyện nhỏ như hỏng xe, tủ lạnh, máy giặt hoặc nhà cửa hỏng hóc cần sửa chữa hoặc thay mới. Vì thế, nếu không có một khoản dự phòng sẵn, nhiều khả năng bạn sẽ bị thâm hụt ngân sách chi tiêu, xoay sở khó khăn khi hữu sự.

Theo nhiều chuyên gia tài chính, khoản dự phòng khẩn cấp tốt nhất nên có giá trị tương đương 3-6 tháng chi phí sinh hoạt. Ngoài lựa chọn dành dụm theo kiểu truyền thống, bạn có thể chọn tham gia các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có khả năng bảo vệ tài chính của bạn và gia đình dự phòng cho những tình huống rủi ro trong cuộc sống.

3. Tiết kiệm để xây dựng gia đình tương lai

Nếu bạn chưa lập gia đình và không phải là một trong những trụ cột về tài chính trong nhà thì bạn thường sẽ chỉ chịu trách nhiệm tài chính với bản thân. Tuy nhiên, khi bắt đầu tính chuyện lấy vợ cưới chồng, bạn sẽ cần phải hoạch định tài chính kỹ càng hơn để chăm lo cho cuộc sống hằng ngày và các sự kiện quan trọng khác của cả gia đình.

Để có thể dự trù kinh phí cho những sự kiện trọng đại này và lên kế hoạch tiết kiệm, bạn có thể sử dụng công cụ tính tiền tổ chức đám cưới tại các trang mạng chuyên về cưới như marry.vn, hay tham khảo về các chi phí liên quan đến việc sinh con và nuôi dạy con từ các cộng đồng về bà mẹ và trẻ thơ như webtretho.com. Hãy nhớ ngoài chi phí nuôi dạy con ăn học, một khoản trong ngân sách để tham gia bảo hiểm nhân thọ tích luỹ cho con đường học vấn của con cũng sẽ là giải pháp bảo vệ tài chính hữu ích cho con bạn và gia đình trong trường hợp bạn gặp chuyện không may.

Ngoài ra, khi đã lập gia đình, đa số chúng ta sẽ bắt đầu nghĩ đến việc sở hữu các tài sản giá trị như nhà và xe để đáp ứng nhu cầu tiện ích và là của để dành cho con cháu sau này. Nếu bạn có ý định tương tự, hãy bắt đầu tích lũy từ sớm. Bởi dù có nhiều chương trình cho vay hứa hẹn lãi suất ưu đãi, việc có sẵn một khoản tiền sẽ giúp bạn tránh phải vay nhiều dẫn đến áp lực trả nợ hàng tháng.

4. Tiết kiệm cho giai đoạn hưu trí

Ít ai trong chúng ta nghĩ đến chuyện hưu trí khi tuổi đời chưa tới 40, nhưng việc dành dụm cho cuộc sống về hưu không bao giờ là quá sớm, nhất là trong bối cảnh các chính sách, quy định bảo hiểm xã hội về lương hưu còn nhiều bất ổn.

>>> Đừng bỏ lỡ: Tôi đã nghỉ hưu ở tuổi 40 bằng cách nào?

Hãy tưởng tượng, bạn sẽ xoay sở thế nào khi về già, đối mặt với các nguy cơ về sức khoẻ trong khi không còn làm việc và tạo thu nhập? Liệu lương hưu trị giá bằng 45-75% thu nhập hàng năm hiện tại của bạn có đủ để bạn có một cuộc sống an nhàn, không vướng bận và trở thành gánh nặng tài chính của con cháu?

Có thể thấy, động lực tiết kiệm cho bản thân là vô vàn, đó có thể là học thêm các bằng cấp, chứng chỉ, du học; phụng dưỡng cha mẹ lúc về già; hay dự trù kinh phí để xây dựng gia đình tương lai, nuôi dạy con cái... Và khi đã xác định được đâu là mục tiêu phấn đấu, việc tiếp theo bạn cần làm để sớm hiện thực hóa chúng là hành động ngay từ bây giờ. Rất nhiều người trẻ đã lựa chọn "mở rộng" nguồn vốn tích lũy của mình bằng cách tham gia các gói bảo hiểm nhân thọ, với quyền lợi tích lũy dài hạn song hành cùng khả năng bảo vệ tài chính trước mọi rủi ro. Quyền lợi của bảo hiểm mang lại sẽ là "cánh tay trái" đắc lực giúp bạn chuẩn bị cho bản thân một tương lai tươi sáng và độc lập về tài chính.

>>> Tìm hiểu thêm về các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ: CLICK Ở ĐÂY

>>> Xem thêm:

Sản phẩm tham khảo

Nhận tư vấn miễn phí về gói bảo hiểm phù hợp

Hãy để lại thông tin bên dưới, chuyên viên tài chính Prudential sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
* Là các thông tin bắt buộc
Thông tin chưa hoàn thành Vui lòng nhập đủ các thông tin bắt buộc

* Là các thông tin bắt buộc

Nhập thông tin của bạn

Chọn thành phố

Bằng việc đánh dấu vào ô ngay cạnh bên, Tôi xác nhận đã đọc, hiểu và biết rõ Chính Sách Bảo Mật Thông Tin của Prudential và đồng ý để Prudential liên hệ cho mục đích tư vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo và khuyến mại như quy định chi tiết tại Chính Sách Bảo Mật Thông Tin.

Đăng ký tư vấn bảo hiểm nhân thọ Prudential ngay hôm nay