Image alt
Blog Nhịp Sống Khỏe

Triệu chứng cao huyết áp: Nhận biết sớm để phòng ngừa hiệu quả

Chúng ta đã bắt đầu ý thức đến nguy cơ và tầm ảnh hưởng của các bệnh ung thư, đái tháo đường… nhưng có thể đã bỏ qua những triệu chứng cao huyết áp. Hãy dành thời gian nhìn lại lần nữa những dấu hiệu của cơ thể để chắc rằng mình không bị đe dọa bởi căn bệnh nguy hiểm này nhé!

Tình trạng huyết áp cao là gì? 

Cao huyết áp (hay còn gọi là tăng huyết áp) là bệnh mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch, được xác định dựa trên 2 chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Người trưởng thành có huyết áp tâm thu trên 140mmHg và huyết áp tâm trương trên 90mmHg được xem là mắc chứng cao huyết áp. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim và là nguyên nhân của nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm như tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành và nhồi máu cơ tim.

Dưới đây là bảng phân độ của cao huyết áp theo Đại học Tim mạch Hoa kỳ/Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (ACC/AHA):

Phân loại

Huyết áp

Huyết áp tối ưu

Huyết áp tâm thu < 120mmHg và huyết áp tâm trương < 80 mmHg.

Huyết áp bình thường

Huyết áp tâm thu 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85-89 mmHg.

Cao huyết áp độ 1

Huyết áp tâm thu 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 80-89 mmHg.

Cao huyết áp độ 2

Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp 

Dưới đây là một số nhóm đối tượng dễ bị tăng huyết áp:

  • Triệu chứng tăng huyết áp thường xuyên xuất hiện ở người 45 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay nguy cơ mắc bệnh này đang ngày càng trẻ hóa với tỷ lệ tăng huyết áp ở những người trẻ từ 25 tuổi đang gia tăng, chiếm 21,5% tổng số ca mắc bệnh hiện nay.

  • Người thừa cân hoặc béo phì.

  • Người có chế độ ăn uống không lành mạnh – đặc biệt là ăn nhiều muối.

  • Người ít vận động.

  • Người có thói quen sử dụng thuốc lá hoặc sản phẩm có chứa nicotin.

  • Người có nồng độ kali trong cơ thể thấp.

  • Người uống nhiều chất có cồn như rượu, bia.

  • Người mắc bệnh lý như bệnh thận, đái tháo đường, chứng ngưng thở khi ngủ,...

 

Nguyên nhân gây tăng huyết áp là gì? 

Các dấu hiệu huyết áp cao nguyên phát và thứ phát xuất hiện do hai nhóm nguyên nhân khác nhau, cụ thể:

Tăng huyết áp nguyên phát

Nguyên nhân gây cao huyết áp nguyên phát có thể là:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều muối và uống ít nước.

  • Thừa cân, béo phì do không vận động thường xuyên.

  • Sử dụng nhiều chất kích thích, rượu bia.

 

Tăng huyết áp thứ phát

Các triệu chứng huyết áp cao thứ phát có thể xảy ra do các nguyên nhân:

  • Cơ thể thừa cân, béo phì.

  • Cường aldosterone nguyên phát (Hội chứng Conn).

  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ.

  • Bệnh nhu mô thận như viêm thận cầu thận mạn, thận đa nang, viêm thận, bệnh mô liên kết, tắc nghẽn đường niệu.

  • Bệnh mạch máu thận.

  • Tác dụng phụ của thuốc tránh thai đường uống, thuốc cảm, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), corticosteroid, cocain.

 

Nhận biết các triệu chứng cao huyết áp điển hình 

Ở giai đoạn ban đầu, bệnh tăng huyết áp thường diễn biến thầm lặng, không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng thì có thể xuất hiện một vài biểu hiện như:

  • Đau đầu.

  • Buồn nôn.

  • Chóng mặt.

  • Xuất huyết kết mạc.

  • Chảy máu cam.

  • Đau tim.

  • Tê và ngứa râm ran các chi.

 

Lưu ý, không phải ai cũng có các biểu hiện tăng huyết áp trên, ngay cả khi chỉ số huyết áp ở mức nguy hiểm. Vậy nên cách đơn giản nhất để chúng ta nhận biết mình có bị cao huyết áp hay không chính là đo huyết áp thường xuyên. Việc đo huyết áp hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà với sự hỗ trợ của máy đo huyết áp.

Hướng dẫn cách đo huyết áp đúng chuẩn

 Để đo huyết áp đúng chuẩn, bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:

  1. Nghỉ ngơi yên tĩnh ít nhất 5 - 10 phút trước khi đo huyết áp.
  2. Không sử dụng chất kích thích (rượu bia, thuốc lá, cà phê) trước đó 2 giờ, đồng thời không nói chuyện khi đang đo huyết áp.
  3. Tư thế: Người được đo huyết áp ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu tay ngang với tim, chân chạm sàn, không bắt chéo chân. Trường hợp người cao tuổi hoặc bị bệnh đái tháo đường nên đo thêm huyết áp khi đừng để xác định có hạ huyết áp khi đúng hay không.
  4. Quấn băng đủ chặt trên cánh tay, bờ dưới của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu tay 2cm. Đặt máy ở vị trí đảm bảo máy hoặc móc 0 của thang đo ngang mức với tim.
  5. Nếu không dùng thiết bị đo tự động, trước khi đo bạn phải xác định vị trí mạch cánh tay để đặt ống nghe. Sau khi không còn thấy mạch đập thì bơm hơi thêm 30mmHg rồi xả hơi với tốc độ 2 - 3mmHg/nhịp đập. Huyết áp tâm thu tương ứng với lúc xuất hiện tiếng đập đầu tiên và huyết áp tâm trương tương ứng với khi mất tiếng đập.
  6. Lần đo đầu tiên, bạn cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay. Tay nào có chỉ số huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi huyết áp trong những lần tiếp theo.
  7. Nên đo huyết áp ít nhất 2 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1 - 2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh lệch nhau trên 10mmHg thì bạn hãy nghỉ hơn 5 phút rồi đo lại vài lần. Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của 2 lần đo cuối cùng.
  8. Trường hợp nghi ngờ kết quả, bạn cân nhắc theo dõi huyết áp bằng máy đo tự động tại nhà.

Các biến chứng của bệnh cao huyết áp 

Huyết áp cao là bệnh mãn tính và không lây nhiễm. Tuy nhiên, nếu đã mắc thì người bệnh phải kiểm soát nghiêm ngặt theo lộ trình điều trị suốt đời, rất tốn thời gian, công sức và tiền bạc. Không chỉ vậy, cao huyết áp không được kiểm soát đúng cách có thể tiến triển nghiêm trọng gây ra các biến chứng như:

  • Ảnh hưởng hệ thống tim mạch: Huyết áp cao gây xơ vữa động mạch máu, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận chuyển máu nuôi tim. Điều này có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như bệnh tim mạch, suy tim, bệnh mạch vàng,...

  • Nguy cơ tai biến mạch máu não: Huyết áp tăng có thể gây xơ vữa mạch máu não. Lâu ngày, những mạch máu có thể bị vỡ và dẫn đến xuất huyết não. Trong một số trường hợp, tình trạng này làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng mạch và gây tắc mạch máu não.

  • Suy giảm chức năng thận: Khi huyết áp tăng cao, hệ thống lọc cầu thận sẽ bị quá tải. Theo thời gian, thận sẽ bị tổn thương dẫn đến suy giảm chức năng.

  • Rủi ro sức khỏe khác: Người mắc bệnh huyết áp cao có thể đối mặt với một số bệnh lý khác như tổn thương thần kinh ngoại biên, bệnh về võng mạc, sa sút trí tuệ,...

 

Người bị cao huyết áp, khi nào nên đến gặp bác sĩ? 

Bệnh nhân nên gặp bác sĩ thăm khám khi chỉ số đo huyết áp hiển thị: huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg. Ngoài ra, người nhà nên đưa bệnh nhân đi cấp cứu nếu phát hiện:

  • Bệnh nhân đột nhiên bị đau và khó chịu ở ngực - cơn đau giống như bị bóp nghẹt hoặc đè ép bên trong ngực, nóng rát hoặc khó tiêu.

  • Cơn đau bị lan đến cánh tay trái hoặc phải, cổ, hàm, dạ dày hoặc lưng.

  • Bệnh nhân bị đau ngực và đổ mồ hôi liên tục, buồn nôn, choáng váng hoặc khó thở.

 

Điều trị triệu chứng cao huyết áp hiệu quả 

Bác sĩ chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng tăng huyết áp ban đầu, thăm khám yếu tố nguy cơ, tiền sử mắc bệnh và đo huyết áp. Ngoài ra, bệnh nhân còn được chỉ định thực hiện xét nghiệm lâm sàng như xét nghiệm nước tiểu, điện tâm đồ, CT scan,... để xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng cao huyết áp.

Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp gồm:

Điều trị không dùng thuốc

Nếu bệnh nhẹ, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn thay đổi lối sống để giảm các dấu hiệu cao huyết áp một cách tự nhiên, cụ thể:

  • Duy trì cân nặng ở mức lý tưởng với chỉ số BMI ở mức 18.5 - 22.9 kg/m2.

  • Luyện tập các môn thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, tập thiền, đi xe đạp… 150 phút mỗi tuần.

  • Chế độ ăn lành mạnh với nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và sữa ít béo.

  • Cắt giảm lượng muối trong thực đơn, đảm bảo mỗi ngày chỉ tiêu thụ 5g muối.

  • Bổ sung thực phẩm giàu kali như khoai tây, chuối và bơ vào chế độ ăn hàng ngày.

  • Bệnh nhân cao huyết áp cần hạn chế tiêu thụ thức uống có chứa cồn như bia, rượu để thể cải thiện các triệu chứng cao huyết áp.

  • Người bệnh cần bổ sung đủ từ 1,5 - 2 lít nước gồm: nước lọc hoặc nước ép trái cây, rau củ để vấn đề cao huyết áp được kiểm soát.

 

Sử dụng thuốc hạ huyết áp

Đối với trường hợp cao huyết áp nặng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc hạ huyết áp sau:

  • Nhóm thuốc ức chế men chuyển Angiotensin (ACE).

  • Nhóm thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II (ARB).

  • Nhóm thuốc chẹn kênh canxi.

  • Nhóm thuốc lợi tiểu Thiazid

 

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kết hợp các nhóm thuốc lại với nhau để tăng khả năng kiểm soát huyết áp.

Lưu ý:

  • Tuân thủ sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

  • Trong quá trình điều trị, nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ như mệt mỏi, nhịp tim chậm, rối loạn giấc ngủ, khó thở,... bệnh nhân báo ngay với bác sĩ để xử lý kịp thời.

 

Lối sống lành mạnh là ‘lá chắn’ phòng ngừa cao huyết áp vững chắc 

Bệnh cao huyết áp thường gặp ở những người thường xuyên hút thuốc, mắc chứng béo phì, ít vận động và có chế độ ăn nhiều muối. Vì vậy, sở hữu một lối sống lành mạnh là điều kiện tiên quyết để ‘tránh xa’ căn bệnh nguy hiểm này.

Để xây dựng lối sống lành mạnh phòng ngừa triệu chứng cao huyết áp bạn nên:

  • Duy trì số đo hình thể khỏe mạnh (vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ) cũng như gia tăng hoạt động thể chất với ít nhất 30 phút vận động mỗi ngày cũng là biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

  • Hạn chế hút thuốc lá, tránh các lo âu, căng thẳng, sống tích cực, nghỉ ngơi hợp lý… là những yếu tố cần lưu ý.

  • Chú ý xây dựng chế độ ăn hợp lý với dưới 5mg muối/ngày; bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi; hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axit béo no; tránh xa các đồ uống có cồn.

  • Người trưởng thành cần thường xuyên đo kiểm tra huyết áp để phát hiện và có biện pháp thích hợp ngăn ngừa bệnh diễn biến nặng (nếu có).

 

Đồng thời để tăng cơ hội chăm sóc sức khỏe và giảm những áp lực tài chính do mắc bệnh nhồi máu cơ tim - biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp, bạn có thể tham khảo sản phẩm Bảo hiểm nghiệp vụ sức khỏe PRU-VUI SỐNG của Prudential. Với mức phí chỉ từ 400 đồng/ngày, bạn và gia đình an tâm sẽ được hỗ trợ tài chính nếu không may mắc một trong 3 bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột quỵ, nhồi máu cơ tim với tổng quyền lợi lên đến 405 triệu đồng. Hơn nữa, bạn có thể tham gia đơn giản mà không cần khám sức khỏe. Sau khi hoàn tất thủ tục, hợp đồng bảo hiểm sẽ được phát hành gần như ngay lập tức và bạn sẽ được bảo vệ trước các rủi ro theo quy định tại Quy tắc và Điều khoản sản phẩm.

>> Hãy liên hệ Prudential để được nhân viên tư vấn chi tiết quyền lợi và điều kiện tham gia bảo hiểm nhé!

Hy vọng rằng với những thông tin về triệu chứng cao huyết áp ở trên, mỗi cá nhân có thể trang bị cho mình kiến thức thật tốt để bảo vệ bản thân và người xung quanh. Điều quan trọng hơn là nên chủ động xây dựng giải pháp bảo vệ tài chính trước rủi ro để an tâm vui sống.

>>> Tham khảo thêm:

Sản phẩm tham khảo

Nhận tư vấn miễn phí về gói bảo hiểm phù hợp

Hãy để lại thông tin bên dưới, chuyên viên tài chính Prudential sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
* Là các thông tin bắt buộc
Thông tin chưa hoàn thành Vui lòng nhập đủ các thông tin bắt buộc

* Là các thông tin bắt buộc

Nhập thông tin của bạn

Chọn thành phố

Bằng việc đánh dấu vào ô ngay cạnh bên, Tôi xác nhận đã đọc, hiểu và biết rõ Chính Sách Bảo Mật Thông Tin của Prudential và đồng ý để Prudential liên hệ cho mục đích tư vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo và khuyến mại như quy định chi tiết tại Chính Sách Bảo Mật Thông Tin.

Đăng ký tư vấn bảo hiểm nhân thọ Prudential ngay hôm nay