10 dấu hiệu trầm cảm sau sinh và cách điều trị hiệu quả
Nội dung bài viết:
Những trải nghiệm sau sinh chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là với những ai lần đầu làm mẹ. Vô số cảm xúc có thể đến với bạn từ vui sướng đến sợ hãi, buồn bã. Nếu những cảm xúc này xuất hiện nhiều và gây cản trở cuộc sống thì rất có thể bạn đang gặp hội chứng trầm cảm sau sinh. Việc nhận biết sớm dấu hiệu trầm cảm sau sinh sẽ giúp bạn có tinh thần thoải mái, tận hưởng trọn vẹn niềm vui khi ở bên con yêu.
Trầm cảm sau sinh là tình trạng gì?
Trầm cảm sau sinh (PPD) là dấu hiệu tâm lý ở một số phụ nữ vừa trải qua sinh nở, với mức độ và thời gian trầm cảm khác nhau giữa mỗi người. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này hiện vẫn chưa được kết luận. Tuy nhiên đây là triệu chứng kết hợp từ nhiều yếu tố bao gồm tinh thần và thể chất gây nên. Trong đó, kinh tế là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến đời sống tinh thần, gia tăng cảm xúc tiêu cực ở phụ nữ mới sinh. Bởi vì trong giai đoạn chăm con nhỏ sau sinh người mẹ chưa thể đi làm nên tài chính gia đình bị thiếu hụt, gặp nhiều khó khăn.
Dưới đây là các mức độ trầm cảm sau sinh thường gặp ở mẹ bỉm:
-
Mức 1 - Hội chứng Baby blues: Người mẹ có trạng thái lo lắng, khóc, mất ngủ, mệt mỏi và buồn bã kéo dài từ 3-10 ngày.
-
Mức 2 - Hội chứng trầm cảm sau sinh: Hội chứng này thường xuất hiện sau khi sinh 3 tuần, có xu hướng kéo dài. Lúc này, người mẹ hay khóc, thiếu tập trung, khó khăn trong việc đưa ra quyết định, lo lắng quá mức,...
-
Mức 3 - Rối loạn tâm thần sau sinh: Tình trạng này sẽ bắt đầu trong vòng 2 tuần đầu sau khi sinh và tiến triển nghiêm trọng trong 1-3 tháng tiếp theo. Khi đó, người mẹ thường xuyên lo lắng, mất ngủ, suy nghĩ tiêu cực,...
Nhận biết sớm 10 dấu hiệu trầm cảm sau sinh
Nếu có các triệu chứng trầm cảm sau sinh dưới đây thì bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ ngay:
Cơ thể có dấu hiệu suy nhược
Khi bị trầm cảm, mẹ bỉm sẽ thường xuyên có cảm giác kiệt sức, mệt mỏi ngay cả khi ngủ rất nhiều và đủ giấc. Không ít người nhầm lẫn cảm giác mệt mỏi do chăm sóc trẻ sơ sinh nên chủ quan không tiến hành điều trị. Tuy nhiên, nếu trầm cảm sau sinh kéo dài thì người mẹ sẽ mệt mỏi, thiếu năng lượng và sức khỏe dần suy nhược.
Tâm trạng buồn bã kéo dài
Khi bị trầm cảm sau sinh, mẹ bỉm thường có cảm giác buồn bã kéo dài mà không vì nguyên nhân cụ thể nào. Lúc này, mẹ có thể cảm thấy thất bại, không có niềm vui trong việc chăm sóc con, không muốn trò chuyện, dễ khóc, tủi thân và cảm thấy bị bỏ rơi.
Thường xuyên cáu gắt
Nếu mắc hội chứng trầm cảm sau sinh, mẹ bỉm sẽ dễ nổi giận, cáu gắt với chồng, con hay những người xung quanh. Một số người mẹ còn không kiểm soát được cảm xúc, thực hiện hành động làm tổn thương bản thân hoặc con nhỏ.
Mất hứng thú với các hoạt động
Dấu hiệu trầm cảm sau sinh tiếp theo là trạng thái mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày. Cụ thể, mẹ bỉm không còn muốn chăm sóc bản thân, con cái hay thực hiện các hoạt động trước đây mình rất yêu thích như đánh đàn, nấu ăn, cắm hoa,...
Rối loạn giấc ngủ
Trầm cảm sau sinh khiến mẹ bỉm gặp nhiều vấn đề liên quan đến giấc ngủ như khó ngủ, thức giấc giữa đêm mà không thể ngủ lại, ngủ nhiều nhưng không tỉnh táo,... Nếu tình trạng này không được điều trị, sức khỏe mẹ bỉm có thể suy giảm, không thể chăm sóc con như bình thường.
Mẹ bỉm có cảm giác vô dụng, tội lỗi
Mẹ bỉm bị trầm cảm sau sinh thường cảm thấy bản thân không đủ tốt trong vai trò làm mẹ, có lỗi với con cái và gia đình. Tình trạng này khiến mẹ bị căng thẳng, tự trách bản thân và thậm chí còn suy nghĩ về việc từ bỏ vai trò làm mẹ.
Mẹ rơi vào trạng thái lo âu quá mức
Trầm cảm sau sinh thường dễ khiến mẹ bỉm rơi vào trạng thái lo âu trước mọi vấn đề. Cụ thể, họ thường lo lắng quá mức về sức khỏe của con, cách chăm sóc con, lo sợ mình làm đau con,... Thậm chí có một số mẹ bỉm còn rơi vào trạng thái hoảng loạn với biểu hiện sợ hãi không rõ lý do, tim đập mạnh, khó thở,...
Suy nghĩ tiêu cực
Nếu trầm cảm không được điều trị kịp thời, mẹ bỉm có thể suy nghĩ tiêu cực, muốn buông bỏ cuộc sống. Dấu hiệu trầm cảm sau sinh này rất nguy hiểm, cần được phát hiện và can thiệp kịp thời.
Thay đổi khẩu vị
Tình trạng trầm cảm sau sinh khiến mẹ bỉm mất khẩu vị, ăn uống không ngon miệng và dẫn đến chán ăn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Trong một số trường hợp khác, mẹ bỉm ăn nhiều hơn bình thường để xả stress nhưng lại lo lắng hơn về vấn đề cân nặng.
Mẹ bỉm có xu hướng tránh né mọi người
Khi bị trầm cảm sau sinh, mẹ bỉm lựa chọn tránh gặp gỡ gia đình, bạn bè hoặc cảm thấy khó khăn khi trò chuyện với chuyên viên hỗ trợ tâm lý. Tình trạng này khiến mẹ bỉm gia tăng cảm xúc tiêu cực khiến bệnh trầm cảm tiến triển nghiêm trọng.
Ngoài ra, một vài dấu hiệu tâm lý thường gặp ở những người bị trầm cảm sau sinh con dễ nhận thấy như:
-
Khó tập trung hoặc không quyết đoán.
-
Suy nghĩ, hành động và phản ứng chậm.
-
Suy giảm trí nhớ.
Hậu quả của trầm cảm sau sinh bạn nên biết?
Bệnh trầm cảm sau sinh có thể gây nhiều ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Cụ thể:
-
Với mẹ bỉm: Khi bị trầm cảm mẹ thường mất ngủ, chán ăn khiến sức khỏe sa sút, tinh thần và trí tuệ kém minh mẫn. Điều này ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống thường ngày. Trường hợp trầm cảm nặng, mẹ còn có thể gặp tình trạng rối loạn tâm thần như suy nghĩ lẫn lộn, ảo giác,...
-
Với trẻ nhỏ: Khi mẹ bị trầm cảm sau sinh sẽ không gần gũi, nói chuyện với trẻ khiến con thiếu đi tình yêu thương và sự chăm sóc. Lâu dần, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển và trí tuệ của bé.
Những cách điều trị trầm cảm sau sinh hiệu quả
Để cải thiện các dấu hiệu trầm cảm sau sinh, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
Đừng ngần ngại tìm đến sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè
- Đừng tự cô lập chính mình
Theo một số nghiên cứu, việc chia sẻ cảm xúc của bạn với người khác có thể giúp bạn thay đổi tâm trạng. Do đó, để cải thiện tình trạng trầm cảm sau sinh bạn hãy thường xuyên nói chuyện với những bà mẹ có kinh nghiệm; hoặc gọi điện thoại hoặc nhắn tin, tương tác qua mạng xã hội với một vài người bạn thân thiết. Nếu không muốn chia sẻ cảm xúc của mình với những người mình quen biết, bạn có thể liên hệ với những hội nhóm mẹ bỉm để được hỗ trợ.
- Chia sẻ suy nghĩ, khó khăn với mọi người xung quanh
Nếu mẹ cảm thấy cả thế giới đang đổ hết lên đầu, hãy cố gắng chia sẻ suy nghĩ, khó khăn với gia đình, bạn bè và những người xung quanh. Có những người yêu thương bên cạnh động viên, hỗ trợ và đảm bảo việc điều trị của bạn đang chuyển biến tốt là điều cần thiết nhất cho căn bệnh lúc này. Sự giúp đỡ đóng vai trò rất quan trọng cho sự phục hồi cả thể xác và tinh thần của bạn đấy.
Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân
- Tập thể dục bất kỳ lúc nào có thể
Tập thể dục là một trong những cách điều trị trầm cảm sau sinh tại nhà được nhiều mẹ bỉm áp dụng. Theo đó, mẹ bỉm có thể tận dụng thời gian ẵm bé hoặc đẩy bé đi dạo để tập thể dục, tập luyện các động tác yoga, thiền,... Dù vậy, ngay sau khi sinh mẹ bỉm cũng không nên tập thể dục quá lâu. Thay vào đó, mẹ hãy cố gắng vận động cơ thể trong khoảng 10 phút mỗi lần và vài lần trong ngày.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi
Mẹ bỉm sau sinh nên dành thời gian riêng cho bản thân, tối thiểu là vài giờ mỗi tuần. Điều này sẽ tạo khoảng không để chị em có thêm thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc cơ thể, từ đó cải thiện các dấu hiệu trầm cảm sau sinh. Đi dạo, chợp mắt, xem phim, tập yoga và thiền… là những việc bạn có thể làm trong khoảng thời gian riêng của mình.
4.3. Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh
- Bổ sung dầu cá vào thực đơn hàng ngày
Theo một số nghiên cứu, những phụ nữ có lượng DHA trong cơ thể thấp có tỷ lệ trầm cảm sau sinh cao hơn. Do đó, để cải thiện bệnh bạn nên bổ sung axit béo omega-3 và DHA bằng dầu cá trong thực đơn hàng ngày. Các thành phần dinh dưỡng này sẽ giúp cơ thể hoạt động bình thường, bảo vệ chống lại bệnh tim đồng thời giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Nếu bạn là người ăn chay thì có thể thay thế dầu cá bằng dầu hạt lanh hoặc quả óc chó.
- Duy trì chế độ ăn kiêng phù hợp
Một chế độ ăn kiêng ít calo tuy giúp giảm cân nhanh, nhưng sẽ không phù hợp với người nuôi con bằng sữa mẹ. Vì phụ nữ sau sinh có nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cao hơn bình thường để cung cấp dưỡng chất cho mẹ, đồng thời chuyển hóa dinh dưỡng thành sữa nuôi con. Hơn nữa, với sản phụ sau sinh một chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng trong điều trị và phòng ngừa trầm cảm.
Vậy nên thay vì ăn kiêng quá mức, bạn nên xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, kết hợp theo dõi lượng calo hàng ngay. Ghi lại nhật ký thực phẩm tiêu thụ, chụp ảnh đồ ăn như một lời nhắc nhở về những gì đã ăn… là những bí quyết giảm cân nhỏ hiệu quả. Mẹ bỉm cũng có thể thử dùng những ứng dụng theo dõi lượng calo trên điện thoại thông minh, hoặc chia sẻ lượng calo hàng ngày của mình với một vài người bạn để có thêm động lực.
Trị liệu bằng tham vấn tâm lý
Trị liệu tâm lý là một trong những cách trị trầm cảm sau sinh hiệu quả được nhiều mẹ bỉm lựa chọn. Thông qua các buổi trò chuyện với chuyên gia tâm lý, người mẹ sẽ có cơ hội chia sẻ những lo lắng, khó khăn, cảm xúc,... của mình trong quá trình chăm sóc con cái. Đồng thời, chuyên gia tâm lý cũng sẽ hướng dẫn cách vượt qua các cảm xúc tiêu cực, giữ tinh thần thoải mái.
Dùng thuốc điều trị
Nếu dấu hiệu trầm cảm sau sinh tiến triển nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định mẹ dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, mẹ bỉm nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và em bé, nhất là trong giai đoạn cho con bú.
Làm thế nào để ngăn ngừa trầm cảm sau sinh?
Trầm cảm sau sinh không thể phòng tránh hoàn toàn. Tuy nhiên mẹ bỉm có thể áp dụng một số biện pháp để giảm nguy cơ gặp phải tình trạng này:
-
Chuẩn bị tâm lý cho giai đoạn sau sinh: Trước và trong thời gian mang thai, bạn nên tìm hiểu vai trò làm mẹ cũng như trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về những thay đổi sau sinh. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho giai đoạn sau sinh.
-
Giảm bớt kỳ vọng về cuộc sống sau sinh: Bạn cần hiểu rằng việc chăm sóc con cái không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Trong một số trường hợp, bạn cần chấp nhận khó khăn, giảm bớt kỳ vọng về cuộc sống sau sinh để bản thân không tự gây áp lực cho mình, giảm nguy cơ trầm cảm.
-
Hoạch định tài chính kỹ càng cho kế hoạch sinh con: Kinh tế khó khăn cũng là một yếu tố quan trọng khiến mẹ bỉm xuất hiện các dấu hiệu trầm cảm sau sinh. Nếu có tài chính tốt thì trong và sau khi sinh bạn sẽ không lo lắng về kinh tế. Nhờ đó tinh thần bạn cũng trở nên thoải mái, giảm tỷ lệ mắc trầm cảm sau sinh hiệu quả.
Để tối ưu tài chính cũng như đảm bảo cho mẹ và bé có thể tiếp cận với những dịch vụ y tế cao cấp, nhiều người có xu hướng tham gia bảo hiểm nhân thọ kết hợp cùng gói bảo hiểm bổ trợ chăm sóc sức khỏe như sản phẩm bảo hiểm bổ trợ bảo hiểm sức khỏe PRU-HÀNH TRANG VUI KHỎE - Giải pháp bổ trợ giúp mẹ và bé được bảo vệ tốt từ Prudential.
Sản phẩm giúp hỗ trợ tài chính kịp thời, giúp chi trả chi phí thực tế khi điều trị nội trú, ngoại trú, nha khoa hoặc thai sản. Hơn nữa, sản phẩm còn được thiết kế với 4 chương trình thiết thực gồm Cơ bản, Nâng cao, Toàn diện và Hoàn hảo đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng, với số tiền bảo hiểm từ 100 triệu đồng/năm đến 1 tỷ đồng/năm. Cùng với đó là dịch vụ bảo lãnh viện phí rộng khắp các bệnh viện hàng đầu tại Việt Nam hoặc Đông Nam Á (chỉ áp dụng với Chương trình Chăm sóc Hoàn hảo).
Đặc biệt, nếu tham gia chương trình Chăm sóc Hoàn hảo của bạn sẽ nhận được Quyền lợi Chăm sóc Thai sản như sau:
-
Bảo vệ sức khỏe của mẹ: Chi trả cho các chi phí sinh nở gồm Chi phí Sinh thường, Chi phí Sinh mổ hoặc sinh có hỗ trợ; Chi phí khám trước và sau khi sinh.
-
Bảo vệ sức khỏe cho con: Chi trả chi phí dưỡng nhi gồm các chi phí y tế cần thiết phát sinh trong tuần đầu tiên kể từ ngày bé chào đời.
Ngoài ra, Chương trình Chăm sóc Hoàn hảo của sản phẩm bảo hiểm bổ trợ bảo hiểm sức khỏe PRU-HÀNH TRANG VUI KHỎE còn chi trả các giới hạn phụ khác như: Chi phí Giường và Phòng, Chi phí Phòng Chăm sóc đặc biệt (ICU), Chi phí giường dành cho thân nhân, Chi phí Điều trị sau khi xuất viện,... Không chỉ vậy, người tham gia có thể tùy chọn bệnh viện để sinh con theo nhu cầu và được tiếp cận với dịch vụ y tế cao cấp, giúp quá trình sinh nở diễn ra suôn sẻ. Như vậy, cha mẹ không còn lo lắng về vấn đề tài chính mà chỉ cần tập trung chăm sóc sức khỏe mẹ và bé trong suốt chu kỳ mang thai, sinh con và sau sinh tốt hơn.
> Khách hàng quan tâm đến sản phẩm có thể liên hệ Prudential hoặc gọi qua số hotline 18001247 để được nhân viên tư vấn!
Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết về dấu hiệu trầm cảm sau sinh cũng như cách khắc phục hiệu quả. Nhìn chung, trầm cảm sau sinh không quá đáng sợ như ta tưởng. Trang bị cho mình những kiến thức trên đây, bạn có thể tự tin hơn để bước vào hành trình làm mẹ. Thay vì để những cơn stress quấy rầy, hãy tận hưởng những khoảnh khắc vô giá bên con yêu bạn nhé.
>>> Thông tin thêm: