Bí quyết giúp bạn tránh xa cảm cúm và cảm lạnh
Blog Nhịp Sống Khỏe

Bí quyết giúp bạn tránh xa cảm cúm và cảm lạnh

Cảm lạnh và cảm cúm (cúm) là những bệnh đường hô hấp phổ biến do các loại vi rút khác nhau gây ra. Cả hai căn bệnh này đều có các triệu chứng tương tự nhau và lúc đầu có thể khó phân biệt được sự khác biệt. Tuy nhiên cả hai đều có những ảnh hưởng đến cơ thể như suy giảm hệ miễn dịch, giới hạn năng suất làm việc và tạo ra điều kiện để nhiều loại vi rút và vi khuẩn khác tiếp xúc cơ thể.   

Khả năng bị cảm cúm và cảm lạnh thường cao hơn trong mùa mưa do sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Trong bài viết này, hãy cùng Prudential thủ sẵn những bí quyết chặn ngay cảm lạnh và cúm để bảo vệ bản thân và những người thân yêu của mình trong mùa mưa nhé.  

1. Sự khác biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm   

Mọi người thường nói về cảm lạnh và cảm cúm (cúm) với nhau, nhưng điều quan trọng là phải nhận ra cảm lạnh và cúm là những căn bệnh khác nhau do các loại vi rút khác nhau gây ra. Cảm cúm chỉ do vi rút cúm gây ra, trong khi cảm lạnh thông thường do một số loại vi rút khác nhau, bao gồm cả rhinovirus, parainfluenza và coronavirus theo mùa.   

Nói chung, bệnh cúm nặng hơn cảm lạnh thông thường với các triệu chứng dữ dội hơn và bắt đầu đột ngột hơn. Cảm lạnh thường nhẹ hơn và không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như viêm phổi, nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nhập viện như cúm.  

2. Nguyên nhân gây ra cảm lạnh và cảm cúm

Các nguyên nhân khác dẫn đến cảm cúm và cảm lạnh có thể đến từ môi trường bên ngoài như trường học, văn phòng công ty hay phòng tập thể dục,... Đây là những địa điểm phổ biến khi bạn phải tiếp xúc gần với người bị nhiễm.   

Khi một người mắc bệnh cảm ho hoặc hắt hơi, những giọt nhỏ có chứa vi rút gây cảm bị bắn ra và có thể lây từ người này đến bạn. Ngoài ra, vi rút cũng có thể lây lan khi tiếp xúc gần, chẳng hạn như bắt tay, ôm hoặc trò chuyện trực tiếp với người bị cảm. Cần lưu ý cảm lạnh và cúm thường phổ biến hơn vào mùa mưa khi mọi người dành nhiều thời gian hơn trong nhà với nhau, làm tăng khả năng lây nhiễm.  

3. Triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm   

Cảm lạnh có thể gây tắc hoặc chảy nước mũi, đỏ chảy nước mắt, đau họng, ho, hắt hơi và nói chung là cảm thấy mệt mỏi và không khỏe. Các triệu chứng ít phổ biến hơn bao gồm buồn nôn và nôn, nhức đầu, sưng hạch bạch huyết (tuyến), sốt và khàn giọng. Những người bị cảm lạnh dễ bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi hơn những người bị cúm.  

Mặc dù có thể khó phân biệt bệnh cúm với cảm lạnh nhưng các triệu chứng cúm thường đến nhanh hơn và bạn có nhiều khả năng bị sốt cao hơn, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức cơ bắp, ho, rùng mình và cảm giác nóng lạnh. 

 

4. Các đối tượng dễ nhiễm cảm cúm và cảm lạnh  

Hầu như ai cũng có thể bị nhiễm cảm cúm và cảm lạnh, tuy nhiên trẻ em là đối tượng dễ nhiễm nhất do hệ miễn dịch của trẻ yếu hơn người lớn. Đồng thời trẻ em thường có thói quen chạm vào mắt, mũi hoặc miệng mà không rửa tay (giao tiếp tay-miệng) khiến vi rút dễ xâm nhập hơn. Ngoài ra, các đối tượng dễ nhiễm bệnh là người già trên 65 tuổi và người lớn có bệnh nền như suyễn, tim, tiểu đường và bệnh thận mãn tính.   

Cúm không có khả năng gây bệnh nghiêm trọng cho người khỏe mạnh. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng với những  người mắc các bệnh mãn tính, người suy giảm khả năng miễn dịch (do thuốc hoặc bệnh tật), phụ nữ có thai, người rất trẻ, người già và những người mắc bệnh đường hô hấp. Ngoài ra, người có sức khỏe kém và hút thuốc lá có khả năng nhiễm trùng cao hơn với các triệu chứng nghiêm trọng hơn.    

5. Các bí quyết để tránh xa cảm lạnh và cảm cúm           

Cảm lạnh và cúm là do vi rút gây ra nên không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm những điều sau đây đề tăng sức đề kháng và  tránh xa các loại vi rút gây cảm:  

Điều chỉnh chế độ ăn uống   

Cách tốt nhất để ngăn ngừa cảm lạnh và cảm cúm là ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể bạn không bị ốm. Một số loại thực phẩm hiệu quả được khuyên dùng bao gồm:    

  • Gừng

Các đặc tính chống viêm mạnh của gừng là chìa khóa chống lại cảm lạnh hoặc cúm. Vì tình trạng viêm có thể ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch của cơ thể, nên gừng chống viêm có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng miễn dịch của bạn.     

  • Tỏi

Tỏi là một nguyên liệu phổ biến và giàu chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tỏi chứa nhiều đặc tính chống viêm và chống vi khuẩn, có thể giúp chống lại nhiễm trùng và một số vấn đề sức khỏe theo mùa.  

  • Sữa chua Hy Lạp

Sữa chua là một nguồn cung cấp giàu lợi khuẩn thiết yếu (probiotic) cho cơ thể. Lợi khuẩn là những loại vi khuẩn tốt giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Bạn nên đảm bảo chọn sữa chua nguyên chất và hạn chế thêm đường để có lợi ích dinh dưỡng tối đa.  

  • Rau xanh

Rau bina, cải xoăn và các loại rau lá xanh khác cũng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch khi bạn bị cúm. Đây là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tăng cường miễn dịch như vitamin A, C, E và K. Bạn cũng có thể cân nhắc thêm rau xanh vào sinh tố trái cây hoặc ăn sống với chanh và dầu ô liu để làm phong phú hơn cách chế biến món ăn.  

Ngoài ra, bông cải xanh và các loại rau họ cải khác cũng được chứng minh là giúp tăng cường khả năng miễn dịch,. Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng sulforaphane, một chất hóa học có trong rau quả, tác động lên các gen và enzym chống oxy hóa trong các tế bào miễn dịch, giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể và ngăn ngừa bệnh tật. 

>>> Khám phá thêm: Các siêu thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe bạn nên biết

Bổ sung vitamin C     

Bổ sung vitamin C trong bữa ăn hàng ngày rất quan trọng vì nó giúp ngăn ngừa và chữa cảm lạnh trong mùa mưa để bạn không phải đối mặt với bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Một lượng tốt vitamin C sẽ giúp chống lại cái lạnh và bổ sung kháng thể giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng liên quan đến cảm lạnh cho bạn khỏe mạnh hơn.   

Cà chua và các trái cây họ cam quýt như chanh, bưởi, cam... rất giàu vitaminc C. Việc bổ sung vitamin C trong mùa cảm cúm và cảm lạnh rất quan trọng vì vitamin C chứa chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch và nuôi dưỡng cơ thể từ bên trong.     

Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc   

Ngủ đúng cách được coi là cách hiệu quả chống lại bất kỳ loại nhiễm trùng nào gây ra trong mùa mưa và do đó bạn cần ngủ đủ giấc để hệ thống miễn dịch của bạn trở nên mạnh mẽ hơn. Mỗi ngày bạn sẽ cần ngủ ít nhất từ bảy đến tám giờ để có thể có đủ thời gian sửa chữa và thay thế các tế bào, mô và cơ bị lão hóa. Hệ thống miễn dịch của cơ thể cần phải đủ mạnh thì cơ thể bạn mới không bị tấn công bởi vi rút và vi khuẩn rất phổ biến trong mùa gió chướng.  

>>> Tìm hiểu thêm: 10 bí quyết vàng cho một giấc ngủ sâu có thể bạn chưa biết

Vệ sinh răng miệng  

Sử dụng thuốc nhỏ mũi hoặc thuốc xịt có thể giúp xóa tình trạng nghẹt mũi trong thời gian ngắn (hai đến ba lần mỗi ngày). Ngoài ra, bạn nên dùng nước súc miệng và viên ngậm trị ho để làm dịu cổ họng.  

6. Tổng kết

Có thể  thấy rằng hầu hết chúng ta đều có thể dễ bị cảm lạnh và cảm cúm, do đó cần phải thay đổi lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh nhất có thể để tăng cường hệ miễn dịch trước sự tấn công của vi rút gây cảm. Cơ thể con người chiến đấu hàng ngày để ngăn chặn vi rút và vi khuẩn, vì vậy chúng ta cần phải chăm sóc bản thân theo cách thích hợp để không chỉ bảo vệ chính mình mà còn cả những người xung quanh.

>>> Tham khảo thêm:

Sản phẩm tham khảo

Nhận tư vấn miễn phí về gói bảo hiểm phù hợp

Hãy để lại thông tin bên dưới, chuyên viên tài chính Prudential sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
* Là các thông tin bắt buộc
Thông tin chưa hoàn thành Vui lòng nhập đủ các thông tin bắt buộc

* Là các thông tin bắt buộc

Nhập thông tin của bạn

Chọn thành phố

Bằng việc đánh dấu vào ô ngay cạnh bên, Tôi xác nhận đã đọc, hiểu và biết rõ Chính Sách Bảo Mật Thông Tin của Prudential và đồng ý để Prudential liên hệ cho mục đích tư vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo và khuyến mại như quy định chi tiết tại Chính Sách Bảo Mật Thông Tin.

Đăng ký tư vấn bảo hiểm nhân thọ Prudential ngay hôm nay