Những bài học tài chính đắt giá từ Olympic
Blog Nhịp Sống Khỏe

Olympic và những bài học tài chính đắt giá

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có nhiều nước tham gia tranh cử đăng cai tổ chức Thế vận hội chưa? Trở thành “nước chủ nhà” trong một kỳ Olympic không chỉ là niềm tự hào quốc gia mà còn là cơ hội nhận được lợi nhuận tài chính khổng lồ, hoặc bài học tài chính đắt đỏ.

Năm 2019 đã qua hơn một nửa, và thế giới đang chuẩn bị chào đón ngày hội thể thao lớn nhất hành tinh – Thế vận hội mùa hè 2020 tổ chức tại Tokyo. Đây sẽ là cơ hội “vàng” để đất nước mặt trời mọc “trình làng” hàng loạt siêu phẩm công nghệ – chẳng hạn như những chú robot hướng dẫn chỗ ngồi cho khán giả tại sân vận động, taxi không người lái hay “trọng tài công nghệ” chấm điểm bằng trí tuệ nhân tạo và kỹ thuật quét laser 3D tiên tiến.

Thế vận hội là cuộc cạnh tranh không khoan nhượng của các vận động viên từ khắp nơi trên thế giới với mục tiêu là mang thật nhiều huy chương cho đất nước mình. Kéo theo đó là cơ hội phát triển du lịch, khách sạn, dịch vụ cho hàng triệu lượt cổ động viên và khách du lịch đổ về nơi đăng cai để được hòa mình vào bầu không khí sôi động của Olympic. Đây còn là cơ hội cho một đất nước, một thành phố “lưu danh” trên bản đồ thế giới và lịch sử Olympic. Thế nên không có gì lạ khi người ta tranh nhau một suất để trở thành chủ nhà cho Thế vận hội tiếp theo.

Nhưng việc trở thành nước chủ nhà của một kỳ Thế vận hội thật ra không hào nhoáng như vẻ bề ngoài của nó! Olympic luôn được xem là bữa tiệc thể thao hoành tráng và đắt đỏ nhất hành tinh. Kể từ năm 1960, tất cả những thành phố đăng cai tổ chức đều phải chi một khoản chi phí khổng lồ để xây dựng sân vận động mới và đầu tư cơ sở vật chất hiện đại nhất cho những trận thi đấu, đón chào vận động viên và cổ động viên toàn cầu. Những đất nước đang phát triển như Hy Lạp hay Brazil – “chủ nhà cũ” của các kì Olympic trước đây – vẫn đang khốn đốn vì nợ nần.

Tuy nhiên, Thế vận hội mùa đông tại Pyeongchang (Hàn Quốc) năm 2018 đã cho thấy sự khôn ngoan của nước chủ nhà khi hoàn toàn không giẫm lên vết xe đổ của những người tiền nhiệm. Ban tổ chức Olympic Pyeongchang đã công bố con số lợi nhuận 55 triệu USD sau khi kết thúc kì Thế vận hội này. Vậy điều gì làm nên sự khác biệt?

Dự đoán được những tốn kém không cần thiết mà Olympic mang lại, các nhà đầu tư đã xây dựng một sân vận động tạm thời bằng 100 triệu USD để tổ chức lễ khai mạc, bế mạc, và phá dỡ nó sau khi Olympic kết thúc. Đây là một quyết định hết sức sáng suốt khi tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ cho việc xây dựng một sân vận động cố định chỉ-dành-cho-Olympic.

Sau đó, hai ngôi làng Olympic (nơi được xây dựng phục vụ cho vận động viên và cổ động viên tham gia Olympic) được cải tổ thành chung cư và bán cho người dân. Không những thế, khu chung cư này sở hữu vị trí đắc địa khi nằm gần sát đường cao tốc mới khánh thành. Đường cao tốc này giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Pyeongchang đến Seoul chỉ còn 1.5 giờ đã khiến cho khu chung cư nơi đây góp mặt vào danh sách hững chung cư “đắt hàng” nhất Hàn Quốc.

Sân thi trượt tuyết và trượt băng cũng được tận dụng tối đa sau kỳ Thế vận hội. Một số nơi được mở cửa thành sân thể thao công cộng để khuyến khích người dân Hàn Quốc tham gia các hoạt động thể thao mùa đông, một số lại trở thành sân huấn luyện cho các vận động viên quốc gia.

Là một nhà đầu tư, bạn rút ra được bài học gì từ Thế vận hội Pyeongchang? Đó chính là hãy đầu tư vào những điều có sẵn, tính khả thi và ứng dụng cao, đừng nên bị ảnh hưởng bởi sự thổi phồng quá mức hay bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông. Thế vận hội cần một con số đầu tư khổng lồ là thật nhưng hãy nghĩ đến việc tái đầu tư hoặc khả năng sinh lời sau đó thay vì chỉ tập trung vào một sự kiện tạm thời. Sẽ thật khó khăn nếu bạn phải đưa ra những quyết định đi ngược với số đông, nhưng hãy tin tưởng vào những phân tích và dự đoán của mình. Sự khác biệt đôi khi sẽ mang đến những thành công bất ngờ đấy!

Bạn đã có đủ lòng tin với kế hoạch tài chính của mình chưa nào? Nếu cần tìm kiếm một người bạn đồng hành tài chính đáng tin cậy, hãy đặt hẹn với Chuyên viên tài chính của Prudential tại Matchbook ngay nhé!

(Bài viết sưu tầm từ Eastspring Investments, công ty Quản lý quỹ quốc tế trụ sở tại Châu Á)

>>> Xem thêm:

Sản phẩm tham khảo

Nhận tư vấn miễn phí về gói bảo hiểm phù hợp

Hãy để lại thông tin bên dưới, chuyên viên tài chính Prudential sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
* Là các thông tin bắt buộc
Thông tin chưa hoàn thành Vui lòng nhập đủ các thông tin bắt buộc

* Là các thông tin bắt buộc

Nhập thông tin của bạn

Chọn thành phố

Bằng việc đánh dấu vào ô ngay cạnh bên, Tôi xác nhận đã đọc, hiểu và biết rõ Chính Sách Bảo Mật Thông Tin của Prudential và đồng ý để Prudential liên hệ cho mục đích tư vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo và khuyến mại như quy định chi tiết tại Chính Sách Bảo Mật Thông Tin.

Đăng ký tư vấn bảo hiểm nhân thọ Prudential ngay hôm nay