lạm phát nên đầu tư gì
Blog Nhịp Sống Khỏe

Lạm phát nên đầu tư gì? 7 kênh đầu tư an toàn, sinh lời hiệu quả

Lạm phát là giai đoạn đồng tiền bị mất giá, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế toàn quốc. Vậy thời kỳ lạm phát nên đầu tư gì để vừa đảm bảo an toàn vừa thu về lợi nhuận ổn định? Hãy cùng Prudential tham khảo 7 kênh đầu tư hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu lạm phát là thế nào để nắm cơ hội đầu tư?

Lạm phát là sự gia tăng mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian. Đồng thời, giá trị của một loại tiền tệ cũng sẽ giảm xuống đáng kể. Khi đó, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa, dịch vụ hơn so với trước.

Ví dụ: Năm 2019 một dĩa cơm tấm có giá 30.000 VNĐ. Tuy nhiên, đến năm 2022 thì một dĩa cơm tấm có giá 50.000 VNĐ.

Tình trạng lạm phát xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như:

  • Lạm phát do cầu kéo: Đây là tình trạng đồng tiền bị mất giá khi nhu cầu tiêu dùng đẩy giá trị hàng hóa tăng cao. Cụ thể, khi nhu cầu về một mặt hàng nào đó tăng lên kéo theo giá cả của sản phẩm cũng tăng theo. Đồng thời, giá cả của nhiều mặt hàng khác trên thị trường cũng gia tăng gây ra lạm phát.

  • Lạm phát do cầu thay đổi: Loại lạm phát này xảy ra khi mặt hàng A có lượng cầu giảm trong khi nhu cầu mua của mặt hàng B tăng lên. Lúc này, nếu thị trường có nhà cung cấp độc quyền nhưng nguồn cung kém linh hoạt (chỉ tăng không giảm) thì sản phẩm A sẽ giữ nguyên giá. Trong khi đó, mặt hàng B sẽ tăng giá, dẫn đến mức giá chung trên thị trường cao và gây lạm phát.

  • Lạm phát tiền tệ: Khi lượng tiền lưu hành trong nước tăng cao khiến cho lượng tiền lưu thông trên thị trường tăng theo gây ra lạm phát. Hình thức lạm phát này có thể xảy ra khi ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào nhằm giúp đồng tiền trong nước không bị mất giá; hoặc ngân hàng trung ương mua công trái (một hình thức tín dụng nhà nước).

  • Lạm phát do xuất khẩu: Xuất khẩu tăng khiến lượng sản phẩm phục vụ cho hoạt động này tăng cao. Trong khi đó, lượng hàng hóa cung cấp cho thị trường trong nước giảm, dẫn đến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Sự mất cân bằng này là một trong những nguyên nhân chính gây ra lạm phát.

  • Lạm phát do nhập khẩu: Nguyên nhân này xuất hiện khi nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng lên do lượng cầu trong nước tăng hoặc nhà cung cấp nước ngoài tăng giá hay đồng tiền nội tệ giảm giá so với ngoại tệ. Khi đó, giá thành tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu trong nước tăng cao. Điều này khiến giá chung của sản phẩm, dịch vụ khác trong nước cũng bị tăng giá dẫn đến lạm phát.


Ngành nào sẽ hưởng lợi khi lạm phát tăng cao?

Khi lạm phát tăng cao, đa số ngành nghề kinh doanh nào cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, các ngành dưới đây sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ vấn đề này:

  • Năng lượng, nguyên nhiên liệu: Do là mặt hàng thiết yếu nên nếu lạm phát xảy ra thì giá của các nguyên nhiên liệu, năng lượng cũng tăng cao. Điều này có thể giúp biên lợi nhuận của mặt hàng tăng.

  • Bảo hiểm: Khi lạm phát, nhiều người lo lắng về rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh. Điều này khiến nhu cầu mua bảo hiểm bảo vệ tài chính tăng cao.

  • Dược phẩm, công nghệ: Đây là ngành sản phẩm có nhu cầu ổn định, sức mua thị trường không giảm dù lạm phát tăng cao.

  • Nông nghiệp, thực phẩm: Lạm phát giúp chi phí đầu tư vào thấp hơn giá trị đầu ra. Điều này khiến biên lợi nhuận của ngành hàng nông nghiệp, thực phẩm gia tăng.

 

Thị trường lạm phát nên đầu tư gì? Bật mí 7 kênh bạn không nên bỏ qua

Để biết lạm phát thì nên đầu tư gì, bạn hãy tham khảo 7 gợi ý dưới đây:

Tham gia bảo hiểm nhân thọ có yếu tố đầu tư

Đây là một trong những kênh đầu tư gia tăng tài sản vừa đảm bảo tính an toàn lâu dài, vừa có mức ảnh hưởng lạm phát thấp hơn so với các hình thức khác. Bởi phí tham gia bảo hiểm được chia nhỏ theo từng tháng/quý/năm thay vì đóng hết 1 lần. Điều này giúp bảo hiểm nhân thọ không bị ảnh hưởng nhiều từ lạm phát.

Hiện nay có đa dạng các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có yếu tố đầu tư, bao gồm 2 nhóm chính là bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm liên kết chung. Trong đó, bảo hiểm liên kết đơn vị có tính linh hoạt cao, người tham gia có thể tùy ý điều chỉnh phần phí đầu tư phù hợp với tình hình kinh tế của bản thân tại thời điểm đó.

Gợi ý đến bạn sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị PRU-ĐẦU TƯ LINH HOẠT - Giải pháp có hơn 07 quỹ đầu tư PRUlink với nhiều mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau. Điều này giúp bạn có thể linh hoạt điều chỉnh quỹ (đầu tư thêm hoặc rút tiền) mà không mất bất kỳ chi phí phát sinh nào. Không chỉ vậy, khi kết hợp với các sản phẩm bảo hiểm bổ trợ, bảo hiểm liên kết PRU-ĐẦU TƯ LINH HOẠT còn hỗ trợ bảo vệ toàn diện tài chính trước mọi tình huống bất ngờ như tai nạn, nằm viện, phẫu thuật hoặc bệnh hiểm nghèo.


Bất động sản

Nếu chưa biết khi lạm phát cao thì nên đầu tư gì thì bạn có thể chọn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Bởi vì khi lạm phát, giá trị bất động sản có xu hướng tăng cao giúp bạn thu về lợi nhuận tốt. Hơn nữa, bất động sản là tài sản ít bị hao hụt theo thời gian. Đặc biệt, nếu vốn đầu tư lớn thì đây là một kênh đầu tư làm giàu hấp dẫn.

Tuy nhiên, tình chuyển đổi của bất động sản thấp và có thể sẽ mất nhiều thời gian nếu muốn thu hồi vốn. Do đó, để kinh doanh bất động sản thành công bạn cần có số vốn lớn, kinh nghiệm lâu năm và quan trọng nhất là thời gian đầu tư lâu dài.

>>> Xem chi tiết: Mách bạn các chiến lược đầu tư bất động sản cực hiệu quả

Gửi tiết kiệm ngân hàng

Gửi tiết kiệm ngân hàng là hình thức đầu tư tối ưu giúp bạn bảo vệ tài sản trong giai đoạn thị trường lạm phát. Theo các chuyên gia, tuy lãi suất gửi tiết kiệm thấp những vẫn duy trì ở mức ổn định khi lạm phát diễn ra. Hơn nữa, kênh đầu tư này được đánh giá là có mức độ an toàn cao và ít rủi ro hơn các hình thức khác. Vậy nên, đây là lựa chọn vượt qua lạm phát hiệu quả mà bạn nên mạnh dạng tham gia.

>>> Dành cho bạn: Đừng bỏ lỡ top các kênh đầu tư vừa an toàn vừa sinh lời hiệu quả

Kinh tế lạm phát nên đầu tư gì? - Đầu tư vàng

Vàng là kim loại quý, không có sẵn nhiều nên có giá trị ổn định theo thời gian và tỷ lệ tăng giá trong tương lai cao. Do đó, đây là kênh đầu tư bền vững, ít bị ảnh hưởng khi lạm phát xảy ra và đồng tiền mất giá. Tuy nhiên, đầu tư vàng cũng phụ thuộc nhiều vào biến động của cung cầu trên thị trường. Do đó bạn cần theo dõi chu kỳ lên xuống của giá vàng để chọn thời gian mua - bán vàng tốt nhất.

>>> Thông tin thêm: Dịp cuối năm có phải thời điểm tốt để mua vàng tích lũy?


Góp vốn vào các khoản đầu tư có lãi suất cố định

Khoản đầu tư có lãi suất ổn định và các loại trái phiếu trên thị trường. Giống như gửi tiết kiệm, trái phiếu có mức lãi suất thấp nhưng duy trì ở mức ổn định, ít rủi ro và thời gian đáo hạn dài (trong vòng 5 - 10 năm). Điều duy nhất bạn cần lưu ý khi đầu tư trái phiếu chính là chọn doanh nghiệp uy tín, có khả năng tăng trưởng cao ngay cả khi thị trường lạm phát.

3.6 Lạm phát thì nên đầu tư gì? Chứng khoán

Thị trường lạm phát nên đầu tư gì để sinh lời tốt không thể thiếu lĩnh vực chứng khoán. Với tính thanh khoản cao, không cần vốn lớn, chứng khoán giúp bạn có thể hoàn toàn tăng thu nhập ổn định trong giai đoạn lạm phát hiệu quả. Tuy nhiên, khi tham gia kênh đầu tư này bạn cần có kế hoạch dài hạn và nguồn vốn hợp lý để hạn chế rủi ro.

Chứng chỉ quỹ

Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của bạn đối với phần vốn góp vào quỹ đầu tư mở. Khi đầu tư chứng chỉ quỹ, số vốn của bạn sẽ chuyên gia giàu kinh nghiệm quản lý và đầu tư vào các sản phẩm trên thị trường chứng khoán. Đảm bảo số tiền vốn sinh lời cao và hạn chế tối đa rủi ro, đặc biệt là trong giai đoạn lạm phát.

Đầu tư trong thời kỳ lạm phát cần lưu ý gì để giảm rủi ro?

Sau khi biết khi lạm phát tăng thì nên đầu tư gì, bạn cần ‘bỏ túi’ một số điều sau để thu về lợi nhuận hiệu quả hơn:

  • Nên đa dạng hóa danh mục đầu tư, tránh dồn tất cả vào cùng “một giỏ”.

  • Ưu tiên đầu tư vào các kênh có tiềm năng tăng trưởng dài hạn (như bảo hiểm nhân thọ).

  • Tập trung tìm hiểu kỹ về lịch sử, tiềm năng tăng trường và rủi ro của kênh đầu tư trước khi lựa chọn.

  • Giữ chi phí đầu tư ở mức thấp đến hạn chế tình trạng hao hụt lợi nhuận trong tương lai.

  • Bạn nên tự động hóa các quy trình đầu tư như lập các khoản tiền tiết kiệm tự động, các khoản đóng góp hưu trí,...

  • Bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ các cố vấn tài chính có chuyên môn hoặc từ bạn bè xung quanh đã có kinh nghiệm đầu tư lâu năm.

 

>> Xem thêm: 10 lời khuyên hữu ích dành cho người mới bắt đầu “tập tành” đầu tư

Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã biết thời kỳ lạm phát nên đầu tư gì an toàn và sinh lời hiệu quả. Dù bạn chọn kênh đầu tư nào, điều quan trọng là tìm hiểu, đo lường nguồn lực và xác định rủi ro tiềm ẩn trước khi tham gia. Nếu bạn đang có nhu cầu đầu tư sinh lời kết hợp bảo vệ toàn diện trước rủi ro thì hãy liên hệ Prudential để tìm kiếm giải pháp tối ưu nhé!

>>> Xem thêm:

Sản phẩm tham khảo

Nhận tư vấn miễn phí về gói bảo hiểm phù hợp

Hãy để lại thông tin bên dưới, chuyên viên tài chính Prudential sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
* Là các thông tin bắt buộc
Thông tin chưa hoàn thành Vui lòng nhập đủ các thông tin bắt buộc

* Là các thông tin bắt buộc

Nhập thông tin của bạn

Chọn thành phố

Bằng việc đánh dấu vào ô ngay cạnh bên, Tôi xác nhận đã đọc, hiểu và biết rõ Chính Sách Bảo Mật Thông Tin của Prudential và đồng ý để Prudential liên hệ cho mục đích tư vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo và khuyến mại như quy định chi tiết tại Chính Sách Bảo Mật Thông Tin.

Đăng ký tư vấn bảo hiểm nhân thọ Prudential ngay hôm nay