
4 bước để lập một kế hoạch đầu tư
Nội dung bài viết:
Bạn muốn có một kế hoạch đầu tư cho riêng mình, nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu? Hãy cùng Prudential tìm hiểu 4 bước để lập một kế hoạch đầu tư hiệu quả nhé!
Bước 1: Xác định tình hình tài chính hiện tại
Chọn mức đầu tư phù hợp với độ tuổi của bạn
Thông thường, các bạn trẻ sẽ mạo hiểm hơn khi đầu tư bởi họ có nhiều thời gian hơn để “làm lại từ đầu” nếu không may thua lỗ hay rơi vào suy thoái thị trường. Vậy nên, nếu bạn đang trong độ tuổi 25-30, bạn có thể cân nhắc một số khoản đầu tư mạo hiểm, chẳng hạn như đầu tư vào các start-up (doanh nghiệp mới) nhỏ có tiềm năng tăng trưởng lớn.
Ngược lại, nếu bạn đã sắp về hưu, hãy cân nhắc đầu tư vào các khoản ít rủi ro hơn, chẳng hạn như mua cổ phiếu của các tập đoàn lớn có uy tín lâu năm và nguồn vốn mạnh.
Hiểu rõ tình hình tài chính hiện tại của bạn
Bạn cần nắm rõ liệu nguồn thu nhập hiện tại của mình có sẵn sàng cho việc đầu tư hay không. Hãy tổng hợp các khoản tiết kiệm và thu nhập sẵn có, trừ đi chi tiêu hàng tháng, trích lập và tích luỹ cho mình một khoản dự phòng đủ cho chi tiêu của bạn và gia đình từ 3-6 tháng. Khoản tiền còn lại, bạn có thể cân nhắc cho việc đầu tư.
>>> Có thể bạn quan tâm: Quản lý tài chính cá nhân bắt đầu từ đâu?
Hiểu rõ mức độ rủi ro của các hình thức đầu tư khác nhau
Hãy nhớ rằng hình thức đầu tư nào cũng có những rủi ro và bạn cần nắm rõ để xác định lĩnh vực đầu tư phù hợp. Hãy nhớ rằng lợi nhuận luôn tỷ lệ thuận với rủi ro, đồng nghĩa với việc nếu bạn không mạo hiểm, lợi nhuận bạn nhận về sẽ thấp. Ví dụ, đầu tư chứng khoán sẽ rủi ro hơn đầu tư trái phiếu hoặc gửi tiền cho ngân hàng.
>>> Thông tin thêm: Nên lựa chọn kênh đầu tư nào để vừa an toàn, vừa sinh lời?
Bước 2: Đặt ra các mục tiêu tài chính
Đặt mục tiêu cho các khoản đầu tư của bạn
Bạn sẽ làm gì với số tiền kiếm được từ các khoản đầu tư của mình? Bạn muốn nghỉ hưu sớm? Bạn muốn sở hữu một căn nhà đẹp? Sau khi xác định rõ mục tiêu, bạn cần lên kế hoạch hợp lý và dành thời gian đủ dài cho các khoản đầu tư của mình tăng trưởng hiệu quả. Với những mục tiêu lớn và quan trọng, hãy cân nhắc đầu tư định kỳ và chia làm nhiều khoản nhỏ thay vì dồn vốn vào một quỹ đầu tư mạo hiểm duy nhất.
Lên lịch trình cụ thể cho việc đầu tư của bạn.
Bạn muốn đạt những mục tiêu đã đề ra sau bao lâu? Việc này sẽ quyết định hình thức đầu tư phù hợp với mục tiêu của bạn.
Nếu bạn muốn thu được lợi nhuận nhanh chóng trong thời gian ngắn, và đã chuẩn bị tâm lý đầu tư mạo hiểm, hãy cân nhắc các hình thức đầu như chứng khoán dưới giá thị trường, cổ phiếu giá rẻ, và bất động sản có tiềm năng lên giá.
Nếu bạn muốn có lợi nhuận trong dài hạn, hãy cân nhắc lựa chọn lĩnh vực đầu tư tăng trưởng thấp nhưng đem lại lợi nhuận ổn định, ví dụ như gửi tiết kiệm ngân hàng, mua trái phiếu chính phủ,…
Xác định tính thanh khoản của tài sản.
“Tài sản có tính thanh khoản cao” là những tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt. Đầu tư vào những tài sản này, bạn có thể đổi chúng ra tiền mặt để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Cổ phiếu, vàng hay quỹ tương hỗ có tính thanh khoản cao và có thể quy đổi ra tiền mặt chỉ trong vài ngày. Ngược lại, bất động sản không có tính thanh khoản cao, việc quy đổi có thể mất vài tuần tới vài tháng.
Bước 3: Lập kế hoạch
Tìm cách đa dạng hoá khoản đầu tư của bạn.
Một nguyên tắc bất di bất dịch trong đầu tư là “không đặt tất cả trứng vào một giỏ”. Lấy ví dụ bạn là người ưa mạo hiểm, bạn có thể đặt 30% khoản tiền đầu tư vào cổ phiếu, 30% vào trái phiếu, và 40% còn lại gửi ngân hàng.
Nếu thích sự ổn định, bạn có thể chọn duy nhất một kênh ít rủi ro là ngân hàng, nhưng đa dạng hóa khoản đầu tư bằng cách chia một phần vào ngân hàng Nhà nước (có lãi suất trung bình nhưng uy tín lớn) và phần còn lại vào các ngân hàng Thương mại cổ phần (lãi suất cao hơn do ít phổ biến hơn). Bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ phân bổ tài sản và lựa chọn lĩnh vực đầu tư phù hợp với những mục tiêu tài chính của mình.
>>> Có thể bạn quan tâm: 10 lời khuyên hữu ích dành cho những nhà đầu tư newbie
Không nên mạo hiểm đặt 90% thu nhập hàng tháng vào cổ phiếu vì khả năng mất cân bằng tài chính cá nhân khi thua lỗ sẽ rất cao, đặc biệt với đặc điểm bất ổn định của thị trường chứng khoán. Hãy đảm bảo bạn phân bổ đầu tư hợp lý và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đón nhận rủi ro.
Tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn tài chính.
Nếu bạn không chắc chắn về khả năng lập kế hoạch đầu tư của bản thân, hãy trao đổi thêm với chuyên gia tư vấn tài chính có uy tín để nhận lời khuyên từ họ.
Đánh giá những phương án đầu tư khác nhau.
Có rất nhiều lĩnh vực đầu tư bạn có thể tham gia, vì vậy hãy làm quen với kiến thức đầu tư cơ bản và tìm ra phương án phù hợp cho bạn. Lập một khoản dự phòng ngắn hạn để bạn và gia đình có thể chi tiêu khi cần thiết trong ít nhất từ 3-6 tháng trong trường hợp những sự cố bất ngờ xảy ra (mất việc, chấn thương hay bệnh tật, ...).
>>> Tìm hiểu ngay 5 phương án đầu tư hiệu quả TẠI ĐÂY
Bước 4: Đánh giá quá trình lập kế hoạch của bạn
Thường xuyên theo dõi kế hoạch đầu tư của bạn
Kiểm tra từng bước bạn đang làm có hướng tới mục tiêu bạn muốn. Nếu không, bạn cần đánh giá lại các khoản đầu tư của mình và xác định khoản nào cần thay đổi.
Xác định có nên thay đổi mức độ chấp nhận rủi ro của mình hay không.
Càng lớn tuổi, khả năng chịu đựng rủi ro của bạn sẽ thấp dần. Nếu bạn đang có một khoản tiền đáng kể từ đầu tư mạo hiểm, hãy cân nhắc chuyển sang trái phiếu để đầu tư ổn định hơn khi bạn sắp về hưu. Nếu khả năng tài chính của bạn cho phép, hãy cân nhắc đầu tư mạo hiểm để đạt mục tiêu nhanh hơn.
Đánh giá liệu khoản đầu tư của bạn đã hợp lý?
Rất có thể bạn đang đầu tư quá dè dặt, hoặc rót vốn quá mạnh tay. Trong cả hai trường hợp trên, bạn cần cải thiện và điều chỉnh các khoản đầu tư của bạn sao cho phù hợp nhất.
Nguồn: Theo WikiHow
>>> Xem thêm: