Nằm viện có được thanh toán bảo hiểm y tế không? Quyền lợi thế nào?
Bảo hiểm Y tế (BHYT) là một chính sách an sinh xã hội cơ bản của nhà nước nhằm san sẻ gánh nặng tài chính với người tham gia khi không may ốm đau, bệnh tật. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, nhiều người còn băn khoăn về quyền lợi nhận được, nhất là nằm viện có được thanh toán BHYT không. Hãy để bài viết sau đây giúp bạn đọc giải đáp nhé!
Giải đáp: Nằm viện có được thanh toán bảo hiểm y tế không?
Theo Điều 8 Luật Bảo hiểm y tế, người tham gia BHYT khi nằm viện sẽ được quỹ BHYT hỗ trợ chi trả một phần hoặc toàn bộ viện phí tùy theo đối tượng và cơ sở khám chữa bệnh (KCB) đúng tuyến hay trái tuyến.
Cụ thể hơn, các khoản chi phí KCB (đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt) được BHYT chấp nhận chi trả là:
-
Chi phí khám bệnh.
-
Chi phí ngày giường, áp dụng khi điều trị nội trú tại cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên hoặc lưu trú tại trạm y tế xã không quá 3 ngày. Riêng trường hợp điều trị ở khu vực có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì thời gian áp dụng là 5 ngày.
-
Chi phí cho các dịch vụ kỹ thuật trong phạm vi chuyên môn.
-
Chi phí thuốc, hóa chất, vật tư y tế sử dụng trực tiếp cho người bệnh.
-
Chi phí máu và các chế phẩm của máu (căn cứ Thông tư số 33/2014/TT-BYT của Bộ Y tế).
-
Chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên.
Mức hỗ trợ của BHYT dành cho trường hợp nằm viện như thế nào?
Theo Điều 9 Quyết định 1399/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tùy theo bệnh nhân KCB đúng tuyến hay trái tuyến mà mức hỗ trợ có sự khác biệt nhất định. Cụ thể như sau:
Nếu nằm viện đúng tuyến
-
100% chi phí KCB: Người có công với cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh (tỷ lệ tổn thương từ 81% trở lên); người tham gia bảo hiểm liên tục từ 5 năm trở lên; trẻ em dưới 6 tuổi; người đi KCB đúng tuyến tại tuyến xã; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp hàng tháng...
-
95% chi phí KCB: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động; người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, người hưởng trợ cấp thất nghiệp; người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người thuộc hộ gia đình cận nghèo; người dân tộc thiểu số…
-
80% chi phí KCB: Các đối tượng còn lại.
Nếu nằm viện trái tuyến
Căn cứ theo quy định tại khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 và bệnh nhân không phải trường hợp cấp cứu thì:
-
40% chi phí KCB: Nằm viện tuyến trung ương (áp dụng trên phạm vi cả nước).
-
60% chi phí KCB: Nằm viện tuyến tỉnh (áp dụng trên phạm vi cả nước, từ ngày Luật có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020).
-
100% chi phí KCB: Nằm viện tuyến tỉnh (áp dụng trên phạm vi cả nước, từ ngày 01 tháng 01 năm 2021).
> Có thể bạn quan tâm: Khám chữa bệnh trái tuyến có được hưởng bảo hiểm không?
Ngoài BHYT người bệnh nên tham gia thêm bảo hiểm nhân thọ (BHNT) không?
Câu trả lời là NÊN. Vì quyền lợi hỗ trợ chi phí nằm viện của BHYT có giới hạn, phụ thuộc vào đúng tuyến, trái tuyến và đối tượng tham gia. Do đó, bạn cân nhắc tham gia thêm BHNT để gia tăng tối đa quyền lợi được nhận. Bao gồm:
-
Chủ động lựa chọn quyền lợi và số tiền bảo hiểm mong muốn tùy theo khả năng kinh tế của mình.
-
Được hỗ trợ chi phí theo mức đã thỏa thuận, không phân biệt đúng tuyến hay trái tuyến.
-
Nhận được sự chăm sóc chu đáo nhất từ các cơ sở y tế tốt.
-
Có thể mua thêm các bảo hiểm bổ trợ để gia tăng phạm vi bảo vệ cho bản thân và gia đình.
Nhằm giúp bạn lựa chọn được loại bảo hiểm nhân thọ phù hợp và có thể nhận mức hỗ trợ nằm viện cao nhất, Prudential đã thiết kế nhiều gói bảo hiểm với các quyền lợi thiết thực. Cụ thể như:
-
Sản phẩm bảo hiểm bảo hiểm tử kỳ PRU-JOY: Với phí bảo hiểm chỉ từ hơn 700 đồng/ngày, khách hàng tham gia PRU-JOY (bao gồm sản phẩm chính PRU-iProtect và sản phẩm bổ trợ BH Chăm sóc sức khỏe) sẽ nhận lại tổng quyền lợi trợ cấp viện phí, săn sóc đặc biệt, phẫu thuật hấp dẫn, tối đa lên đến 100 triệu đồng. Trong đó nổi bật là trợ cấp viện phí 100.000 đồng/ngày nằm viện và trợ cấp chăm sóc đặc biệt thêm 100.000 đồng/ngày nằm viện.
-
Sản phẩm bảo hiểm bổ trợ PRU-HÀNH TRANG VUI KHỎE: Lựa chọn sản phẩm này của Prudential tạo điều kiện cho người bệnh hưởng mức hỗ trợ Giường & Phòng lên đến 6 triệu/ngày kèm phụ cấp nằm ở bệnh viện công 1 triệu/ngày, chi phí Phòng chăm sóc đặc biệt 12 triệu/ngày… khắp các bệnh viện, phòng khám tại Việt Nam và Đông Nam Á. Thêm nữa, khi đính kèm sản phẩm này với các loại bảo hiểm chính như PRU-CHỦ ĐỘNG CUỘC SỐNG, PRU-ĐẦU TƯ LINH HOẠT…, người tham gia sẽ được bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện nhất với chi phí hợp lý nhất.
-
Sản phẩm bảo hiểm tử kỳ PRU-AN VUI: Sản phẩm vừa cung cấp quyền lợi điều trị nội trú lên đến 200 triệu đồng/năm, vừa hỗ trợ thêm chi phí nằm viện (1.25 triệu/ngày và phụ cấp nằm tại bệnh viện công 250 ngàn/ngày), phẫu thuật (25 triệu/đợt nằm viện). Đặc biệt, độ tuổi cho phép tham gia rất rộng, từ 15 đến 60 tuổi và hệ thống bảo lãnh viện phí rất đa dạng, bao gồm hầu hết các bệnh viện/phòng khám khắp Việt Nam.
> Ngay hôm nay, hãy liên hệ Prudential để được nhân viên hỗ trợ tư vấn sản phẩm chi tiết, lựa chọn giải pháp tối ưu!
Mong rằng tất cả thông tin trong bài viết có thể giải đáp thắc mắc nằm viện có được thanh toán bảo hiểm không. Nhìn chung, quyền lợi hỗ trợ chi phí nằm viện của BHYT có giới hạn nên để bảo vệ toàn diện cho bản thân và gia đình trước những rủi ro, bạn nên chủ động tham gia thêm các gói bảo hiểm nhân thọ thích hợp nhé!
>>> Xem thêm: