chụp mạch vành có được hưởng bảo hiểm không
Blog Nhịp Sống Khỏe

[Giải đáp] Chụp mạch vành có được hưởng bảo hiểm không?

Chụp mạch vành là kỹ thuật chẩn đoán tình trạng tim mạch phổ biến, được bác sĩ khuyến khích thực hiện khi bệnh nhân cảm thấy những dấu hiệu lạ ở khu vực tim. Tuy nhiên, chi phí là yếu tố khiến nhiều người chần chừ, nên hầu hết mọi người đều quan tâm chụp mạch vành có được hưởng bảo hiểm không và nếu có thì hỗ trợ bao nhiêu? Tham khảo bài viết sau để biết giải đáp chi tiết bạn nhé!

Chụp mạch vành là gì? Tại sao cần chụp mạch vành?

Chụp mạch vành (hay chụp động mạch vành) là phương pháp sử dụng tia X (chụp X-quang) để hiển thị hình ảnh động mạch bên trong tim của người bệnh.

Thông qua kết quả chụp động mạch vành, bác sĩ dễ dàng đánh giá sức khỏe của tim, phát hiện bất thường của động mạch (như hẹp động mạch, tắc nghẽn động mạch vành…), nhờ đó có hướng xử trí kịp thời, tránh tình trạng bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.

Theo đó, các trường hợp cần thực hiện chụp mạch vành càng sớm càng tốt là khi bệnh nhân cảm thấy đau thắt ngực, khó thở, vã mồ hôi bất thường; kết quả điện tâm đồ của người bệnh không bình thường; xét nghiệm máu nghi ngờ nhồi máu cơ tim...


Chụp mạch vành có được hưởng bảo hiểm không?

Bệnh nhân chụp động mạch vành được bảo hiểm hỗ trợ hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại bảo hiểm, cơ sở thực hiện… Cụ thể:

Với bảo hiểm y tế (BHYT)

Theo Danh mục 2 Ban hành kèm theo Thông tư 35/2016/TT-BYT và Thông tư 13/2020/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 35/2016/TT-BYT ngày 28/9/2016, Quỹ BHYT chấp nhận chi trả chi phí chụp mạch vành nếu người bệnh thuộc các trường hợp như:

  • Nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên.

  • Đau ngực không ổn định và Nhồi máu cơ tim không ST chênh lên.

  • Đau thắt ngực ổn định nhưng không khống chế được triệu chứng bằng điều trị nội khoa.

  • Máu tim ngừng tuần hoàn sau cấp cứu ngoài bệnh viện.

  • Bị đau ngực tái phát sau can thiệp động mạch vành hoặc sau phẫu thuật làm cầu nối.

  • Suy tim không rõ nguyên nhân.

  • Bị rối loạn nhịp nguy hiểm (như nhịp nhanh thất, block nhĩ thất).

  • Có chỉ định phẫu thuật tim, mạch máu lớn (trên 45 tuổi đối với nam, trên 50 tuổi đối với nữ).

  • Có chỉ định ghép tạng.

  • Có các dị tật bẩm sinh, mắc phải về hệ mạch vành.

 

Đồng thời, người bệnh phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau đây (xét theo Khoản 1 Điều 7 Thông tư 50/2017/TT-BYT; Điều 3 Thông tư 35/2016/TT-BYT):

  • Được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

  • Được thực hiện theo quy trình chuyên môn do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

  • Được cấp có thẩm quyền phê duyệt giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT.


Khi bệnh nhân phù hợp với tất cả yêu cầu như trên và đã hoàn thiện hồ sơ theo quy định, Quỹ BHYT tiến hành xét duyệt chi phí hỗ trợ nhanh chóng. Mức phí thay đổi tùy theo cơ sở thực hiện đúng tuyến hoặc trái tuyến.

- Nếu thăm khám, chữa bệnh đúng tuyến thì người bệnh nhận được khoản hỗ trợ:

  • 100% chi phí: Áp dụng cho trường hợp bệnh nhân là người hoạt động cách mạng, thương binh/người hưởng chính sách như thương binh, trẻ em dưới 6 tuổi, người có công với cách mạng, cựu chiến binh, người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng, người thuộc hộ gia đình nghèo…

  • 95% chi phí: Áp dụng cho những trường hợp như người hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn…

  • 80% chi phí: Áp dụng cho tất cả các trường hợp còn lại tham gia bảo hiểm xã hội.


- Nếu thăm khám, chữa bệnh trái tuyến thì người bệnh nhận được:

  • 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương.

  • 100% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh.

  • 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.


Với bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ có chấp nhận chi trả chi phí chụp mạch vành hay không tùy thuộc vào loại sản phẩm bảo hiểm và quy định của công ty bảo hiểm. Thông thường, mức hỗ trợ thường khá cao và không phân biệt đúng tuyến hay trái tuyến.

Chụp mạch vành được bao nhiêu tiền bảo hiểm?

Theo thống kê, chi phí chụp mạch vành không có bảo hiểm dao động trong khoảng 600.000 - 7.500.000 đồng (với kỹ thuật chụp CT) hoặc 15.000.000 - 20.000.000 đồng (với kỹ thuật chụp mạch vành qua da).

Nếu áp dụng BHYT, đáp ứng điều kiện cần thiết thì Quỹ BHYT sẽ chi trả phí chụp mạch vành tầm 6.026.000 đồng. Còn nếu có bảo hiểm nhân thọ, mức chi phí hỗ trợ tùy thuộc vào sản phẩm bảo hiểm, quy định của công ty bảo hiểm.

>> Để có khoản hỗ trợ chi phí chụp mạch vành cao nhất với thời gian xét duyệt hồ sơ nhanh nhất, khách hàng hãy liên hệ Prudential để được nhân viên tư vấn gói bảo hiểm phù hợp!


Trường hợp cần đặt stent mạch vành, bảo hiểm y tế chi trả bao nhiêu?

Khi phát hiện tắc nghẽn động mạch qua kết quả chụp mạch vành, bác sĩ có thể đề xuất đặt stent mạch vành (một cuộn lưới kim loại nhỏ, có tác dụng mở rộng lòng mạch để máu lưu thông tốt hơn).

Với kỹ thuật này, vào lần đầu tiên thực hiện, Quỹ BHYT sẽ hỗ trợ thanh toán tối đa là 36 triệu đồng. Còn với stent thứ 2, quỹ thực hiện thanh toán 50% chi phí (tối đa không quá 18 triệu).

Hy vọng thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc chụp mạch vành có được hưởng bảo hiểm không. Theo đó, để được hưởng mức hỗ trợ cao nhất, dù khám chữa bệnh đúng tuyến hay trái tuyến, bạn nên chủ động trang bị cho bản thân cả bảo hiểm y tế lẫn bảo hiểm nhân thọ càng sớm càng tốt!

Sản phẩm tham khảo

Nhận tư vấn miễn phí về gói bảo hiểm phù hợp

Hãy để lại thông tin bên dưới, chuyên viên tài chính Prudential sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
* Là các thông tin bắt buộc
Thông tin chưa hoàn thành Vui lòng nhập đủ các thông tin bắt buộc

* Là các thông tin bắt buộc

Nhập thông tin của bạn

Chọn thành phố

Bằng việc đánh dấu vào ô ngay cạnh bên, Tôi xác nhận đã đọc, hiểu và biết rõ Chính Sách Bảo Mật Thông Tin của Prudential và đồng ý để Prudential liên hệ cho mục đích tư vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo và khuyến mại như quy định chi tiết tại Chính Sách Bảo Mật Thông Tin.

Đăng ký tư vấn bảo hiểm nhân thọ Prudential ngay hôm nay