Image alt
Blog Nhịp Sống Khỏe

Muốn được hạnh phúc? Hãy giảm stress theo chủ nghĩa Khắc kỷ

Cuộc sống bận rộn, nhiều áp lực và những biến đổi nặng nề trong năm 2020 khiến cho các giải pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần, giảm stress trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nếu đã từng áp dụng các biện pháp giảm stress được khuyến khích bởi y học hiện đại mà chưa đạt được hiệu quả như ý, bạn có thể tìm hiểu cách giảm stress hơn 2.000 năm tuổi từ chủ nghĩa Khắc kỷ xem sao nhé!

Chủ nghĩa Khắc kỷ (Stoicism hay Chủ nghĩa Stoic) là một trường phái triết học cổ đại do nhà triết học Zeno sáng lập vào đầu thế kỷ thứ 3 Trước Công Nguyên. Chủ nghĩa này cho rằng con người là sinh vật không thể tách rời của xã hội, vì vậy để đi tới hạnh phúc, chúng ta cần học cách kiểm soát cảm xúc trước những nỗi đau và áp lực trong cuộc sống (hay còn gọi là giảm stress ở hiện đại), thông qua lý luận thực tiễn và cách nhìn nhận thế giới.

Trải qua thời kỳ suy yếu sau Công nguyên, chủ nghĩa Khắc kỷ dần lấy lại vị thế ở thời Phục hưng (chủ nghĩa tân khắc kỷ) và có chỗ đứng vững chắc ở hiện tại (chủ nghĩa khắc kỷ hiện đại). Dù có “tuổi đời” hơn 2.000 năm, các triết lý của chủ nghĩa Khắc kỷ vẫn có thể áp dụng vào cuộc sống hiện đại.

Theo các chuyên gia của chủ nghĩa Khắc kỷ, “gốc rễ” của sự căng thẳng bắt nguồn từ ba vấn đề tâm lý chính của con người: giận dữlo âucô đơn. Vì vậy, kiểm soát tốt các vấn đề tâm lý này chính là cách giảm căng thẳng thực dụng nhất. Hãy cùng tìm hiểu xem các triết gia của chủ nghĩa Khắc kỷ giảm stress như thế nào nhé.

Nhìn nhận sự việc một cách lý trí

Epictetus – nhà triết học lừng danh của chủ nghĩa Khắc kỷ từng kể lại cách giảm stress của bản thân như sau: “Ngày hôm qua tôi đặt một chiếc đèn sắt bên cạnh các vị thần thổ địa, và khi nghe thấy một tiếng động bất thường tôi bèn chạy thật nhanh ra cửa sổ thì phát hiện ra cái đèn đã không còn ở đó nữa. Tôi tự suy xét rằng kẻ lấy cắp nó đã buông thả mình theo một thứ cảm giác mà anh ta cho là chính đáng. Tôi đã kết luận ra sao? Ngày mai tôi sẽ tìm mua một cái đèn bằng đất nung. Tôi mất đèn là do “sự cảnh giác” kẻ trộm mạnh hơn tôi. Nhưng anh ta đã vì một chiếc đèn mà trở thành kẻ cắp, vì một cái đèn mà anh ta phá bỏ đức tin của mình, vì một cái đèn mà anh ta trở thành kẻ hung bạo. Anh ta đã “mua” chiếc đèn với cái giá quá cao.”

Trong cuộc sống luôn có nhiều điều không may hoặc không như ý muốn, mà câu chuyện mất đèn của Epictetus là một ví dụ. Thay vì để sự tức giận hay đau buồn tràn ngập tâm trí như phản ứng của đại đa số người, ông giảm stress bằng cách từ chối nuôi dưỡng cảm xúc tiêu cực. Vì ông hiểu những cảm xúc đó chẳng giúp ích gì (chiếc đèn sẽ không trở lại) mà còn có hại cho tâm hồn.

Tiếp theo, ông sẽ bình tĩnh nhìn nhận và kể lại đúng sự việc. Phương pháp giảm stress này khá tương đồng với các nghiên cứu tâm lý học hiện đại: việc diễn đạt lại một tình huống theo góc nhìn mới là một thành phần quan trọng trong việc quản lý cảm xúc và cơn giận. Ông đưa ra những kết luận lý tính: cái vừa mất có thể dễ dàng thay thế; để tránh sự việc lặp lại, ông nên mua một chiếc đèn rẻ tiền hơn (bằng đất nung thay vì bằng sắt) và không đáng để đấu cùng một kẻ trộm chuyên nghiệp trong việc xem ai cảnh giác hơn (kẻ trộm mạnh hơn tôi). Việc làm rõ khả năng kiểm soát giữa những gì có thể và không thể đã giúp vị triết gia cảm thấy thanh thản hơn, giảm stress hiệu quả tức thì.

Muốn giảm stress cần nghĩ thoáng hơn

Cũng trong câu chuyện mất đèn của Epictetus bên trên, ông giảm stress rất nhanh bằng cách không kết tội kẻ trộm (đại diện cho những điều không như ý trong cuộc sống), song nhà hiền triết cũng không đồng tình với hành vi sai trái này, mà tự lý giải nguyên nhân của nó và tha thứ. Tương tự, Ki-tô giáo dạy rằng “Hãy căm thù tội lỗi chứ không phải kẻ mang tội”.

Epictetus kết luận rằng kẻ trộm đã phải đánh đổi chiếc đèn với cái giá là “trở thành kẻ cắp”, “phá bỏ đức tin” hay “trở thành kẻ hung bạo”. Vì vậy, một chiếc đèn là cái giá quá thấp. Người Hy Lạp cổ có khái niệm Amathia (ngu dốt) giải thích cho những hành động sai lầm bắt nguồn từ việc thiếu nhận thức đúng. Hiểu rõ khái niệm này, vị triết gia xem việc xấu kẻ trộm thực hiện là mắc sai lầm, từ đó đồng cảm và giúp đỡ nếu có thể, thay vì kết án đó là kẻ xấu.

Hít một hơi thật sâu và đi dạo xung quanh

Seneca – một triết gia thuộc trường phái Khắc kỷ khác từng chia sẻ bí quyết giảm stress của ông trong một lá thư gửi bạn rằng: hãy hít một hơi thật sâu và đi dạo xung quanh khi cảm giác giận dữ mất kiểm soát lần đầu trỗi dậy (mà theo ông đây là một kiểu điên loạn tạm thời). Ông cũng chia sẻ thêm rằng việc luyện tập thể chất thường xuyên rất có ích để giảm stress, ngay cả khi tuổi đã cao, vì nó không chỉ giữ cho vóc dáng thon thả, mà còn giúp xoa dịu tâm trí. Các triết gia Khắc kỷ như Epictetus cũng khuyên các học trò của mình ghi nhớ các cụm tư đơn giản, súc tích trong đầu và ”niệm thần chú” này khi cần giảm stress, ví dụ như lặp đi lặp lại câu: “Chịu đựng hay không chịu đựng”.

Thật tuyệt vời là hàng nghìn năm sau, các chuyên gia tâm lý học đều có cùng kết luận qua những nghiên cứu giảm stress khoa học bài bản. Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ - APA (American Psychological Association) khuyến cáo người có nhu cầu giảm stress thực hiện một chuỗi các kỹ thuật thư giãn bao gồm việc hít thở sâu (hơi thoát ra từ cơ hoành chứ không phải từ ngực), kết hợp với một vài câu nói đơn giản và có ý nghĩa. Bạn cũng có thể tưởng tượng một hình ảnh mà bản thân cảm thấy yên bình hay thỏa mãn và thực hiện một số bài tập không tốn nhiều sức lực, như các bài tập yoga để giảm stress.

Chấp nhận rằng không phải vấn đề nào cũng có giải pháp

Một lần nữa, chúng ta sẽ phải ngạc nhiên làm sao, trí tuệ cổ xưa và khoa học hiện đại trong việc giảm stress lại có cùng quan điểm đến như vậy. Các chuyên gia của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ cũng như các triết gia Khắc kỷ khuyến cáo: một trong những phương pháp giảm stress quan trọng khác là chúng ta không nên quá khắt khe với bản thân vì không giải quyết được mọi thứ.

Cách cách thức giảm stress “từ cổ chí kim” đề kêu khuyến khích chúng ta thay vì tập trung vào việc tìm giải pháp, mà hãy bình tĩnh đánh giá toàn bộ tình huống, cố gắng xử lý theo khả năng. Chúng ta hãy cố gắng hết sức cho những mục tiêu của mình, tuy nhiên việc có thực sự thành công hay không không nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta, vì nó phục thuộc vào nhiều yếu tố khác ngoài ý chí của bản thân.

Sự hài hước là liều thuốc giảm stress hiệu quả

Epictetus đã từng dí dỏm như sau để giảm stress: “Nếu phải chết ngay lập tức, thì ta đã sẵn sàng; nếu chưa thì giờ ta sẽ đi ăn tối, bởi vì đã đến giờ ăn tối rồi”. Nhà tâm lý học hiện đại như Bill Irvine thì đáp trả những lời chỉ trích bằng câu nói đùa: “Ồ, anh nghĩ bài luận do tôi viết đã lạc đề một cách căn bản ư? Đấy là do anh chưa đọc bài do mẹ tôi viết thôi!”

Tuy nhiên, APA cũng khuyên chúng ta nên sử dụng sự hài hước để giảm stress một cách sáng suốt: không nên tự giễu trước vấn đề của bản thân (hay tệ hơn là của người khác) hoặc bước qua ranh giới mong manh giữa hài hước và mỉa mai. Kiểu phản ứng ngạo mạn và coi thường như mỉa mai hiếm khi có hiệu quả, và chắc chắn không giúp ích gì trong việc giảm stress mà còn góp phần gia tăng sự căng thẳng.

Giao tiếp với chính mình

Các triết gia Khắc kỷ phân biệt rất rõ giữa hai khái niệm “cô đơn” (một mình) và “cô độc” (không có sự giúp đỡ). Việc này rất quan trọng trong việc “đối thoại” với chính bản thân và giảm stress. Epictetus cho rằng không có gì đáng bi quan nếu chúng ta cảm thấy cô đơn, bởi đó là một bản chất thực tế của cuộc sống (mỗi người là một cá thể độc lập). Một người không cô độc chỉ vì có một mình, cũng như không phải ai trong đám đông cũng đều cảm thấy được kết nối. Vì bản chất mỗi người là cô đơn, nên chúng ta không có lý do gì để xấu hổ vì sự cô đơn (ở một mức độ nhất định của mình). Hãy chấp nhận sự cô đơn đó và học cách giao tiếp với chính mình để vượt qua và hồi phục. Bạn có thể một mình ở một số giai đoạn khó khăn của cuộc sống, nhưng không có nghĩa là bạn bất lực trong việc giảm stress cũng như giải quyết các tình huống cuộc sống.

Chuẩn bị phương án dự phòng để tinh thần thoải mái, cuộc sống an tâm

Trong cuộc sống, không ai có thể lường trước rủi ro. Đó là chưa kể tác động của rủi ro dù ở mức độ thế nào đều ảnh hưởng đến tinh thần của một người. Do đó, mỗi người nên chuẩn bị phương án dự phòng vững chắc ngay từ sớm.

Hiện nay, bảo hiểm nhân thọ là giải pháp tối ưu giúp bạn hiện thực hóa điều này. Chủ động tham gia bảo hiểm không chỉ bảo vệ tài chính trước biến cố bất ngờ, mà còn xây dựng kế hoạch tích lũy thông minh, hướng dẫn chi tiêu hợp lý để từ đó tạo ra điểm tựa vững chắc về tiền bạc, giúp một người an tâm quẳng gánh lo đi, hướng đến kết quả cuối cùng là đạt được sự bình an, hạnh phúc và niềm vui trong tâm hồn.

Giải pháp bảo vệ tài chính, chăm sóc sức khỏe để bạn an vui sống mỗi ngày

Prudential mong rằng những phương pháp xa xưa như trên có thể giúp bạn phần nào giảm stress giữa cuộc sống hiện đại. Hãy cân bằng cảm xúc tốt hơn để tận hưởng những giá trị tốt đẹp của cuộc sống nhiều hơn bạn nhé.

>>> Xem thêm:

Sản phẩm tham khảo

Nhận tư vấn miễn phí về gói bảo hiểm phù hợp

Hãy để lại thông tin bên dưới, chuyên viên tài chính Prudential sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
* Là các thông tin bắt buộc
Thông tin chưa hoàn thành Vui lòng nhập đủ các thông tin bắt buộc

* Là các thông tin bắt buộc

Nhập thông tin của bạn

Chọn thành phố

Bằng việc đánh dấu vào ô ngay cạnh bên, Tôi xác nhận đã đọc, hiểu và biết rõ Chính Sách Bảo Mật Thông Tin của Prudential và đồng ý để Prudential liên hệ cho mục đích tư vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo và khuyến mại như quy định chi tiết tại Chính Sách Bảo Mật Thông Tin.

Đăng ký tư vấn bảo hiểm nhân thọ Prudential ngay hôm nay