Cách tính tiền bảo hiểm thai sản để đảm bảo quyền lợi khi sinh con
Bảo hiểm thai sản giúp cho mẹ bầu được an tâm nghỉ dưỡng, chuẩn bị sẵn sàng để đón em bé chào đời, góp phần chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mẹ và bé. Sau đây là cách tính tiền bảo hiểm thai sản từ các loại hình bảo hiểm quen thuộc hiện nay, mời bạn cùng tham khảo nhé!
Cách tính tiền bảo hiểm thai sản từ bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc
Khi lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, có thể tính tiền bảo hiểm thai sản như sau:
Điều kiện được hưởng bảo hiểm
Theo Luật Bảo hiểm xã hội, để được hưởng chế độ thai sản:
-
Lao động nữ phải đóng BHXH đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi.
-
Lao động nữ đã đóng BHXH đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ dưỡng theo chỉ định của cơ sở y tế có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Cách tính tiền bảo hiểm thai sản
Sau đây là cách tính lương bảo hiểm thai sản cho lao động nữ theo từng giai đoạn sinh nở:
Khi đi khám thai:
-
Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ khám thai tổng cộng 05 lần, mỗi lần 01 ngày làm việc
-
Mỗi lần đi khám thai sẽ được nhận mức hưởng tiền nghỉ
-
Được nghỉ tối đa không quá hai tháng
Mức hưởng tiền nghỉ tính như sau:
Tiền thai sản khi khám thai = số ngày nghỉ x (100% bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của sáu tháng trước khi nghỉ / 24)
Ví dụ, nếu bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của chị An là 7,5 triệu, thì tiền thai sản chị nhận được cho mỗi ngày đi khám thai là:
Tiền thai sản của chị An = 1 ngày x (7,500,000/24) = 312,500 đồng
Khám thai đủ năm ngày, chị An sẽ nhận tổng cộng:
Tiền thai sản tổng cộng = 312,500 x 5 = 1,562,500 đồng
Khi sinh con:
Lao động nữ sinh con được nhận tiền trợ cấp 01 lần sau khi sinh.
Công thức tính bảo hiểm thai sản một lần tính như sau:
Tiền trợ cấp = mức lương cơ sở x 2
Mức lương cơ sở hiện nay là 1,800,000 đồng/tháng (từ ngày 01/7/2023)
Tiền trợ cấp = 1,800,000 x 2 = 3,600,000 đồng
Ví dụ: Nếu người lao động sinh con vào tháng 5/2024 thì mức trợ cấp 1 lần khi sinh con là 3,600,000 đồng.
Khi dưỡng sức sau sinh:
-
Nếu đã nghỉ hai tháng trước khi sinh, thì được nghỉ thêm 04 tháng (tối đa số tháng được nghỉ trước và sau sinh là 06 tháng).
-
Được nhận tiền hưởng chế độ thai sản
-
Khi quay lại làm việc, trong vòng 30 ngày, nếu sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng thêm từ năm đến mười ngày tùy theo sinh đôi, sinh mổ, hay các hoàn cảnh khác. Những ngày này bao gồm ngày nghỉ lễ, Tết, cuối tuần.
Lưu ý: các ngày nghỉ thai sản không bao gồm lễ, Tết, cuối tuần, trừ trường hợp cuối. Tức là, sau khi sinh tối đa bốn tháng, thì dù bạn có cần nghỉ thêm, thì nghỉ lễ, tết, cuối tuần cũng được tính là ngày nghỉ thêm.
Tiền hưởng chế độ thai sản sau sinh tính như sau:
Tiền hưởng chế độ thai sản = bình quân lương tháng đóng BHXH của sáu tháng trước khi nghỉ việc để sinh con x 06 tháng
Ví dụ:
Bình quân lương tháng đóng BHXH của sáu tháng trước khi chị An nghỉ việc để sinh con là 7,500,000 đồng. Chị An sẽ nhận được từ BHXH:
Tiền hưởng chế độ thai sản = 7,500,000 x 6 = 45,000,000 đồng
Tóm lại, với bình quân lương tháng đóng BHXH là 7,500,00 đồng, thì trong suốt quá trình mang thai và sinh con, chị An được nhận tổng số tiền thai sản từ BHXH là gần 50 triệu đồng.
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con
Để hưởng chế độ thai sản, lao động nữ sinh con cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm:
- Bản sao Giấy khai sinh hoặc Trích lục khai sinh hoặc bản sao Giấy chứng sinh của con.
- Trường hợp con chết sau khi sinh: Bản sao Giấy khai sinh, Trích lục khai sinh, bản sao Giấy chứng sinh của con, bản sao Giấy chứng tử, Trích lục khai tử hoặc bản sao Giấy báo tử của con. Trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp Giấy chứng sinh thì cần có trích sao, tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc Giấy ra viện của lao động nữ mang thai hộ.
- Trường hợp người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con: Bản sao Giấy chứng tử hoặc Trích lục khai tử của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ.
- Trường hợp người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con: Biên bản giám định y khoa của người mẹ hoặc người mang thai hộ.
- Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật BHXH số 58/2014/QH13 cần chuẩn bị thêm một trong các giấy tờ sau:
+ Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao Giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
+ Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
+ Trường hợp phải giám định y khoa: Biên bản giám định y khoa.
- Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con: Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (theo quy định tại Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014) cùng văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
Thời gian được nhận tiền thai sản từ BHXH
Căn cứ theo luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, sau khi trở lại làm việc, trong vòng 45 ngày, bạn phải làm hồ sơ nộp cho công ty hoặc tổ chức của mình.
Cũng theo đó, 10 ngày từ khi nhận đủ hồ sơ, công ty hoặc tổ chức của bạn phải nộp cho cơ quan BHXH. 10 ngày từ khi cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ từ công ty/tổ chức, bạn sẽ nhận được tiền thai sản.
Tóm lại, nếu vẫn tiếp tục làm việc tại cơ quan, thì bạn sẽ nhận được tiền thai sản trong vòng 20 ngày từ khi nộp đủ hồ sơ. Nếu trước khi sinh bạn đã nghỉ việc hẳn, thì bạn phải tự nộp đủ hồ sơ cho BHXH và sẽ được xử lý trong vòng 05 ngày.
Ngoài ra, tham khảo thêm các quyền lợi thai sản khác tại trang này cho các trường hợp như:
-
Khi sinh đôi hoặc hơn
-
Sinh thường hay sinh mổ
-
Con chết sau khi sinh chưa đầy hai tháng
-
Con chết sau khi sinh hơn hai tháng
-
Lao động nam hưởng chế độ thai sản của vợ
Cách tính tiền quyền lợi thai sản từ bảo hiểm sức khỏe của công ty phi nhân thọ
Trường hợp tham gia bảo hiểm sức khỏe của công ty phi nhân thọ, bạn tham khảo cách tính hưởng bảo hiểm thai sản như sau:
Điều kiện được hưởng bảo hiểm
Để hưởng quyền lợi thai sản từ bảo hiểm sức khỏe của công ty phi nhân thọ, người tham gia cần đáp ứng các điều kiện bao gồm:
- Tham gia gói bảo hiểm sức khỏe có quyền lợi thai sản.
- Khoảng bảy đến chín tháng sau khi bạn tham gia bảo hiểm sức khỏe, bạn mới có thể được nhận quyền lợi thai sản,…
-
Nếu bạn muốn hưởng trọn các quyền lợi thai sản từ lúc bắt đầu có thai, thì thời điểm tốt nhất để mua bảo hiểm thai sản là khoảng một năm trước lần khám thai đầu tiên. Nói cách khác, ngay khi bạn có kế hoạch sinh con, thì nên bắt đầu đóng bảo hiểm có quyền lợi thai sản, để được hưởng quyền lợi càng sớm càng tốt.
- Nếu kế hoạch sinh con không theo dự kiến ban đầu, bạn nên xem xét tái tục bảo hiểm để hưởng trọn quyền lợi thai sản.
Quyền lợi thai sản từ 40 đến 100 triệu đồng, hỗ trợ các chi phí như:
-
Trước và sau sinh em bé
-
Khám và sinh con tại các bệnh viện hàng đầu Việt Nam
-
Y tế và điều trị do biến chứng thai sản
-
Chăm sóc em bé
-
Bảo lãnh viện phí với thẻ bảo hiểm sức khỏe
Ngoài các quyền lợi thai sản, gói bảo hiểm sức khỏe thường có các hỗ trợ tài chính khi bạn không may bị tai nạn, thương tật, ốm đau, v…v… cung cấp chế độ bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Cách tính tiền bảo hiểm thai sản
Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, và có ý định mang thai, bạn có thể mua bổ sung bảo hiểm chăm sóc sức khỏe có quyền lợi thai sản. Số tiền bảo hiểm và quyền lợi chăm sóc cụ thể sẽ được chi trả theo quy định trong quy tắc và điều khoản của sản phẩm bảo hiểm bổ trợ này.
Lưu ý quan trọng nhất khi mua bảo hiểm sức khỏe có quyền lợi thai sản là bạn nên mua từ các công ty bảo hiểm nhân thọ uy tín. Ngoài ra, tùy vào từng gói sản phẩm, quyền lợi thai sản sẽ có sự khác biệt.
Hồ sơ hưởng quyền lợi thai sản
Hồ sơ hưởng quyền lợi thai sản bao gồm các loại giấy tờ như:
- Yêu cầu bảo hiểm.
- Giấy tờ chứng minh (giấy chứng nhận sinh, giấy chứng nhận thai sản, giấy chứng nhận nội trú).
- Giờ tờ hợp lệ liên quan đến bảo hiểm như hợp đồng bảo hiểm, chứng từ thanh toán,...
- Để được hướng dẫn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn nên liên hệ công ty bảo hiểm.
Thời gian được nhận tiền bảo hiểm
Thời gian nhận được tiền bảo hiểm tùy thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến sức khỏe, tuổi tác, bệnh nền,... Bạn nên liên hệ với nhân viên bảo hiểm để được tư vấn rõ hơn.
Cách tính quyền lợi thai sản từ bảo hiểm nhân thọ
Nếu bạn tham gia bảo hiểm nhân thọ thì quyền lợi thai sản có thể được tính theo cách dưới đây:
Điều kiện được hưởng bảo hiểm
Để hưởng quyền lợi thai sản từ bảo hiểm nhân thọ, bạn cần tham gia gói bảo hiểm sức khỏe (bảo hiểm bổ trợ) có Quyền lợi thai sản.
Chẳng hạn như, với Quyền lợi Chăm sóc Thai sản của bảo hiểm bổ trợ PRU - HÀNH TRANG VUI KHỎE, điều kiện được hưởng bảo hiểm chỉ áp dụng đối với Người được bảo hiểm (NĐBH) là nữ trong độ tuổi từ 18 đến 49. Đồng thời NĐBH khi tham gia Chương trình Chăm sóc Hoàn hảo phải không quá 45 tuổi.
Cách tính quyền lợi thai sản
Tùy mỗi sản phẩm bảo hiểm sẽ cung cấp quyền lợi thai sản khác nhau. Ví dụ, với sản phẩm bảo hiểm bổ trợ PRU–HÀNH TRANG VUI KHỎE, khách hàng được hưởng quyền lợi Chăm sóc thai sản thuộc chương trình Chăm sóc Hoàn Hảo. Cụ thể như sau:
Vui lòng tham khảo Quy tắc, Điều khoản sản phẩm để biết thêm chi tiết quyền lợi bảo hiểm, điều kiện và giới hạn chi trả, điều khoản loại trừ.
Bên cạnh các Quyền lợi Chăm sóc Thai sản, chương trình Chăm sóc Hoàn hảo còn cho phép người tham gia lựa chọn nhiều quyền lợi khác như điều trị nội trú, điều trị ngoại trú và chăm sóc nha khoa.
Lưu ý:
-
Đối với Chương trình chăm sóc Hoàn Hảo, Bên mua bảo hiểm có thể lựa chọn (1) chỉ Quyền lợi Điều trị Nội trú; hoặc (2) Quyền lợi Điều trị Nội trú cùng với Quyền lợi Bổ sung tùy chọn bao gồm Quyền lợi Điều trị Ngoại trú, Quyền lợi Chăm sóc Nha khoa và Quyền lợi Chăm sóc Thai sản.
-
Quyền lợi Chăm sóc Thai sản chỉ được áp dụng đối với Người được bảo hiểm là nữ trong độ tuổi từ 18 đến 49 (với điều kiện tuổi của Người được bảo hiểm khi tham gia chương trình Chăm sóc Hoàn hảo (có Quyền lợi Bổ sung tùy chọn) không quá 45
-
Quyền lợi Chăm sóc Thai sản chỉ áp dụng với 1 kỳ thai sản cho mỗi Năm hiệu lực.
-
Thời gian chờ áp dụng cho Quyền lợi Chăm sóc Thai sản là 270 ngày
Hồ sơ hưởng quyền lợi
Hồ sơ hưởng quyền lợi thai sản từ bảo hiểm nhân thọ cần có các loại giấy tờ như:
- Phiếu yêu cầu Giải quyết Quyền lợi bảo hiểm.
- Giấy tờ liên quan (Giấy chứng sinh, giấy khai sinh,...).
- Giấy tờ tùy thân người thụ hưởng (CCCD/CMND/hộ khẩu,...).
Nếu tham gia sản phẩm bảo hiểm của Prudential, bạn có 3 kênh để gửi yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm: tại Văn phòng Prudential, qua Zalo hoặc qua Cổng thông tin khách hàng PRUOnline (App/Web).
Thời gian được giải quyết Quyền lợi thai sản
Thời gian giải quyết quyền lợi thai sản là trong khoảng 270 - 365 ngày.
Trên đây là hướng dẫn cách tính tiền bảo hiểm thai sản từ các loại bảo hiểm thông dụng. Ngay khi có kế hoạch sinh con, các bà mẹ nên tìm hiểu mua bổ sung quyền lợi thai sản để được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bản thân và em bé. Nếu còn thắc mắc về quyền lợi bảo hiểm thai sản, hãy liên hệ với Prudential để được tư vấn rõ hơn bạn nhé!
>>> Xem thêm: