
13 thói quen ăn uống không lành mạnh bạn nên thay đổi sớm
Nội dung bài viết:
Bạn có bao giờ tự hỏi những thói quen ăn uống hàng ngày của mình có thực sự lành mạnh hay không? Đôi khi, những thói quen tưởng chừng như vô hại lại đang âm thầm tác động đến sức khỏe của bạn. Bài viết sau sẽ tổng hợp 13 thói quen ăn uống không lành mạnh, giúp bạn nhận diện và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Cùng tìm hiểu ngay!
Tác hại của việc ăn uống không lành mạnh là gì?
Ăn uống không khoa học và lành mạnh trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều tác hại cho cơ thể, đơn cử như:
-
Thói quen ăn nhiều đồ ăn vặt, thức ăn nhanh, uống nước ngọt,... có thể làm tăng nguy cơ bị thừa cân, béo phì.
-
Chế độ ăn uống không lành mạnh khiến cơ thể thiếu những dưỡng chất cần thiết, dẫn đến tình trạng lão hóa sớm.
-
Ăn đồ không lành mạnh có thể bị đầy bụng, khó tiêu, góp phần làm trào ngược axit dạ dày, tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
-
Ngoài ra, thói quen này còn có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa, các bệnh lý mãn tính nguy hiểm như tiểu đường loại 2, các bệnh về xương khớp (loãng xương, viêm khớp,...)
TOP 13 thói quen ăn uống không lành mạnh gây hại cho sức khỏe
Ăn nhiều món ăn nhanh, đồ đóng hộp, áp dụng chế độ ăn kiêng giữ dáng không đúng cách, thường xuyên ăn ngoài,... là những thói quen không lành mạnh ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Cụ thể là:
Ăn uống không đúng giờ
Các chuyên gia cho biết, ăn tối sau 7 giờ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, việc ăn uống không đúng giờ trong thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân khiến người trưởng thành gặp các vấn đề về cao huyết áp.
Ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp
Việc ăn quá nhiều các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp như hamburger, gà rán, khoai tây chiên, cá hộp, thịt hộp, xúc xích,... có thể ảnh hưởng đến các hoạt động của hệ tiêu hoá. Bởi trong các thực phẩm này có thể chứa nhiều thành phần tinh chế, chất phụ gia có thể làm mất cân bằng vi khuẩn đường ruột.
Đồng thời, các món ăn chế biến sẵn không chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú như thực phẩm tươi sống. Vì thế, việc ăn nhiều món ăn này có thể khiến cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động hàng ngày.
Tiêu thụ nhiều đường, muối và dầu mỡ
Chế độ ăn nhiều đường, nhiều mỡ, ít chất xơ từ rau củ thường khiến dạ dày của bạn mất thời gian tiêu hóa hơn, dẫn đến triệu chứng đầy bụng khó tiêu, ngủ không ngon. Trong khi đó, thói quen ăn mặn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy thận,...
Ăn vặt quá nhiều
Những món ăn vặt bạn thưởng thức lúc rảnh rỗi như bim bim, bánh ngọt, kẹo,... có chứa nhiều chất béo, muối, đường và chất phụ gia. Các chất này tích tụ trong cơ thể trong thời gian dài có thể khiến bạn dễ nguy cơ béo phì, mắc bệnh về tiểu đường, thận, tim mạch.
Ăn quá no trong một bữa
Việc cố gắng ăn no trong một bữa ăn không phải là điều tốt đối với hệ tiêu hóa. Bởi lúc này, hệ tiêu hóa cần phải hoạt động nhiều hơn để có thể nghiền nhỏ thức ăn tích trữ trong dạ dày. Từ đó có thể làm tăng nguy cơ bạn gặp triệu chứng như ợ nóng kéo dài và hội chứng ruột kích thích.
Ăn nhanh, nhai không kỹ
Thói quen ăn nhanh, nhai vội, không kỹ thường không có lợi cho hệ tiêu hóa của bạn do thức ăn chưa được nghiền nát kỹ đã đi xuống dạ dày. Điều này làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày để nghiền nát thức ăn, lâu ngày có thể làm đau, thậm chí suy giảm chức năng của dạ dày.
Áp dụng phương pháp ăn kiêng sai cách
Việc áp dụng phương pháp nhịn ăn hoàn toàn hoặc chỉ ăn rau xanh - trái cây để giảm cân, cắt giảm tinh bột trong bữa ăn là cách giảm cân không khoa học. Nếu duy trì chế độ này lâu dài có thể khiến cơ thể thiếu chất, suy giảm miễn dịch, dễ bị hạ đường huyết, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của bạn.
>>> Thông tin thêm: Gợi ý đến bạn các chế độ ăn giảm cân khoa học và lành mạnh
Thường xuyên ăn đồ ăn ngoài
Các bữa ăn ở nhà hàng thường ít lành mạnh hơn là thức ăn nhà nấu. Để đảm bảo màu sắc hấp dẫn cùng hương vị thu hút, trong quá trình chế biến, đầu bếp thường cho nhiều dầu mỡ, gia vị và có thể là chất tạo màu. Ngoài ra, các nhà hàng cũng sẽ không ưu tiên lựa chọn thực phẩm xanh, tươi mới, chất lượng như khi bạn tự mua về nấu tại nhà.
Bạn có thể thay đổi thói quen ăn ngoài, tiết kiệm thời gian chế biến món ăn bằng cách sơ chế nguyên liệu bữa hôm trước, khi đi làm/đi học về chỉ cần nấu lên. Ngoài ra, bạn nên mua đầy đủ thực phẩm, rau xanh, trái cây,... cho 1 tuần bỏ vào trong tủ lạnh nhằm duy trì thói quen nấu ăn ở nhà thường xuyên.
Bỏ bữa sáng
Sau một giấc ngủ dài gần 8 tiếng, cơ thể bạn cần ăn sáng để nạp năng lượng bắt đầu ngày làm việc, học tập mới. Do vậy, nếu bỏ thêm bữa sáng, cơ thể của bạn sẽ phải nhịn hơn 10 tiếng trước khi đến bữa trưa. Việc nhịn ăn thời gian dài khiến sức khỏe của bạn có thể bị giảm sút, dạ dày và bao tử ảnh hưởng, đồng thời khả năng tập trung không còn cao.
Thường xuyên ăn khuya
Thói quen ăn khuya có ảnh hưởng rất lớn đến dạ dày, tăng nguy cơ trào ngược, dễ bị tăng cân và gây khó ngủ. Chính vì vậy, bạn nên thay đổi thói quen ăn khuya để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Để hạn chế ăn khuya, bạn nên ăn đủ các bữa trong ngày, chú trọng cung cấp nhiều chất xơ và protein cho cơ thể, giúp cơ thể no lâu. Ngoài ra, để có thể bỏ thói quen ăn khuya, bạn nên để thức ăn xa tầm mắt và ngủ đúng giờ.
Uống không đủ nước một ngày
Uống không đủ lượng nước trong ngày có thể khiến da bạn bị khô, dễ bong tróc. Ngoài ra, việc uống không đủ nước hàng ngày còn có thể khiến thể tích máu giảm, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và oxy đến các cơ quan khác của cơ thể. Đặc biệt, trường hợp không uống đủ nước trong thời gian dài còn có thể làm suy giảm chức năng thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, thậm chí làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Uống nhiều trà, cà phê
Uống nhiều trà, cà phê trong ngày để giúp tỉnh táo là chế độ ăn uống không lành mạnh mà bạn nên thay đổi ngay hôm nay. Vì trà và cà phê là hai loại thức uống có chứa nhiều caffein, chất có thể gây kích ứng dạ dày, khiến bạn cảm thấy dễ bị cáu kỉnh, căng thẳng và luôn lo lắng. Ngoài ra, nếu bạn có thói quen uống nước trà sau khi ăn có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.
Thay vì uống nước trà, cà phê để tỉnh táo, minh mẫn làm việc/học tập, bạn có thể đứng lên vận động nhẹ nhàng, rửa mặt bằng nước lạnh. Ngoài ra, bạn có thể ăn một vài viên kẹo bạc hà giúp kích thích vị giác, đánh bay cơn buồn ngủ để tập trung làm việc/học tập hiệu quả.
Thiếu đa dạng thực phẩm trong chế độ ăn uống
Thực đơn ăn uống cần đảm bảo 4 nhóm chất gồm: chất đạm, chất béo, chất đường bột, vitamin và khoáng chất. Nếu một bữa ăn chỉ có nhiều chất đạm, chất béo, tinh bột mà không có rau xanh thì có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa thức ăn, khiến bạn tăng nguy cơ béo phì. Mặc khác, bữa ăn chỉ có rau xanh, tinh bột có thể khiến cơ thể thiếu năng lượng cho các hoạt động thể chất, trí não, suy giảm hệ miễn dịch.
Do vậy, cách tốt nhất là bạn nên kết hợp bữa ăn có đầy đủ nhóm chất. Bạn nên chuẩn bị bữa ăn có các món mặn như cơm; thịt, cá kho; món canh dinh dưỡng; thêm đĩa rau luộc và trái cây tráng miệng. Điều này giúp đảm bảo cơ thể cung cấp các dưỡng chất cần thiết.
Cách thay đổi thói quen ăn uống không lành mạnh
Việc thay đổi chế độ ăn uống chưa lành mạnh đòi hỏi sự kiên trì mỗi ngày. Bạn có thể áp dụng một vài điều dưới đây để thiết lập cho mình thói quen ăn uống có lợi cho sức khỏe:
Thiết lập lịch ăn uống cho bản thân
Xây dựng và tuân thủ lịch ăn uống với các khung thời gian rõ ràng là điều đầu tiên bạn nên làm. Theo đó, thời gian ăn bữa sáng lý tưởng nhất là trong vòng 30 phút - 1 giờ sau khi thức dậy. Bữa trưa, bạn nên thưởng thức vào khoảng 3 - 4 giờ đồng hồ sau ăn sáng. Vào xế chiều, bạn có thể ăn nhẹ nếu cảm thấy đói nhưng nên ăn sau bữa trưa khoảng 3 giờ đồng hồ.
Với bữa tối, nên được kết thúc trước 7 giờ tối để tránh gây áp lực cho dạ dày và hệ tiêu hóa. Đồng thời, điều này cũng giảm nguy cơ tích tụ mỡ gây béo phì.
Hiểu và tránh xa thói quen ăn uống chưa lành mạnh
Bạn nên tìm hiểu các tác hại của việc ăn uống không lành mạnh, điều này sẽ giúp bạn xây dựng thói quen ăn uống có lợi cho sức khỏe như cắt giảm gia vị, ưu tiên nấu ăn tại nhà, uống đủ nước mỗi ngày,...
Lựa chọn thực phẩm lành mạnh
Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, bạn cũng nên lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe như:
-
Các loại thực phẩm giàu protein: Như thịt đỏ, thịt gà, cá, tôm, cua, các loại đậu, hạt,...
-
Rau củ nhiều màu: Đảm bảo cơ thể nhận được đa dạng các loại vitamin cần thiết. Một số loại rau củ bạn nên cân nhắc lựa chọn như ớt chuông, rau chân vịt , bí đỏ, rau dền,...
-
Các loại hạ, ngũ cốc nguyên chất: Gạo lứt, lúa mạch, đậu, hạt hạnh nhân, hạt óc chó,...
-
Tiêu thụ thực phẩm chữa các chất béo tốt: Đơn cử như Omega-3, Omega-6 có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, cá thu, hạt chia,...
Loại bỏ những thói quen ăn uống không lành mạnh sẽ giúp bạn cải thiện và duy trì sức khỏe lâu dài. Tuy nhiên, việc hình thành một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ cần kiến thức mà còn đòi hỏi sự kiên trì và thực hiện đều đặn mỗi ngày. Cùng bắt đầu hành trình chăm sóc sức khỏe của bạn và gia đình ngay hôm nay nhé!
>>> Xem thêm:
Sản phẩm tham khảo
Bài viết mới nhất
