mục tiêu SMART
Blog Nhịp Sống Khỏe

Cách xác định và thiết lập mục tiêu SMART cho bản thân

Xây dựng mục tiêu SMART hiện được nhiều người áp dụng, nhằm định hướng rõ ràng lộ trình làm việc và tối ưu hóa kết quả đạt được. Vậy mục tiêu SMART là gì? Nguyên tắc đặt mục tiêu SMART như thế nào? Hãy cùng Prudential tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau.

Mục tiêu SMART là gì?

Mục tiêu SMART là một phương pháp thiết lập mục tiêu được xây dựng dựa trên năm thành phần: Specific (Tính cụ thể), Measurable (Tính đo lường), Attainable (Tính khả thi), Relevant (Tính thực tế) và Time-Bound (Tính ràng buộc về thời gian). Phương pháp này giúp cá nhân dễ dàng thiết lập, theo dõi và điều chỉnh mục tiêu khi cần.

Công thức đặt mục tiêu SMART

Thiết lập mục tiêu SMART đúng cách là yếu tố quan trọng giúp bạn đạt được mục tiêu mong muốn. Dưới đây là quy trình xây dựng mục tiêu SMART hiệu quả:

Specific - Tính cụ thể

Đầu tiên bạn cần xác định mục tiêu rõ ràng, không mơ hồ hay quá chung chung. Việc này sẽ giúp bạn tạo ra hướng đi rõ ràng và biết được chính xác nên làm gì để đạt được mục tiêu đó.

>>> Tham khảo thêm: Cách xác định và lập kế hoạch hoàn thành mục tiêu cá nhân

Ví dụ: Thay vì “tôi sẽ không chi tiêu hoang phí”, hãy đặt mục tiêu “tôi sẽ cố gắng tiết kiệm tiền mỗi tuần/tháng”. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khi mục tiêu càng cụ thể càng chi tiết thì khả năng thực thi sẽ càng cao.

Measurable - Đo lường

Khi áp dụng nguyên tắc đặt mục tiêu SMART, bạn đừng quên gắn mục tiêu với con số đo lường cụ thể. Bởi những con số đặt ra cho mục tiêu giúp bạn cân đo đong đếm được mình đã làm được bao nhiêu phần trăm, cũng như tạo động lực thúc đẩy bạn hoàn thành.

Ví dụ: Bạn muốn mua được chiếc xe hơi, thì đồng nghĩa bạn phải đưa ra con số cụ thể mình cần tích góp là bao nhiêu.

Attainable - Khả năng thực hiện

Trong quá trình đặt mục tiêu SMART cho bản thân, bạn cần lưu ý đến tính khả thi của chúng có thực hiện được không. Hãy hiểu về khả năng của chính mình để đưa ra mục tiêu phù hợp hoặc có thể chia nhỏ; tránh đặt kết quả quá cao sẽ khiến bạn chán nản và dẫn đến bỏ cuộc giữa chừng.

Ví dụ: Cũng với ví dụ tiết kiệm, bạn không nên đặt mục tiêu cả ngày không tiêu tiền. Hãy chia thành mục tiêu nhỏ, như tuần đầu để dành được 500.000 VND, tuần tiếp theo 600.000 VND… cứ như vậy bạn sẽ đạt được mục tiêu ban đầu khi hoàn thành các mục tiêu nhỏ.

Realistic - Tính thực tế

Tính thực tế cũng mang ý nghĩa tương đồng với khả năng thực hiện. Bạn nên vạch định rõ ràng các yếu tố để tăng tính thực tế cho mục tiêu như: nhân lực, thời gian, tiền của… Giả dụ bạn muốn đi du lịch đến Hàn Quốc, châu Âu hay vòng quanh thế giới thì mục tiêu SMART bạn hướng đến là gì? Đó bao gồm các mục tiêu về tài chính cá nhân, chi phí đi lại, ăn ở, sức khỏe và thời gian…

Time bound - Khung thời gian

Bất kể bạn đang áp dụng công thức đặt mục tiêu SMART lớn hay nhỏ, hãy đưa ra khung giờ hoàn thành nó. Thời gian thực hiện không chỉ giúp bạn biết được mình đang ở đâu trong cuộc hành trình, mà còn là “đòn bẩy” thúc đẩy sự nỗ lực để bạn sớm đạt mục tiêu như dự định.

Ý nghĩa của phương pháp đặt mục tiêu SMART

Việc áp dụng mô hình SMART khi đặt mục tiêu được nhiều người ưa chuộng bởi những lợi ích mà nó mang lại:

Giúp xác định mục tiêu rõ ràng

Bằng cách đưa ra mục tiêu cụ thể và rõ ràng, bạn có thể xác định điều mình cần đạt được là gì. Qua đó tránh sự mơ hồ trong việc định hướng công việc và giúp tăng khả năng nhận được kết quả mong muốn.

Giúp mục tiêu dễ đo lường và đánh giá

Nguyên tắc đặt mục tiêu SMART gắn liền với con số cụ thể giúp bạn dễ đo lường kết quả và đánh giá mức độ thành công. Việc này cũng góp phần chỉ cho bạn biết được những ưu điểm - hạn chế và đưa ra phương án cải thiện để mục tiêu tương lai thành công hơn.

Giúp mục tiêu có tính khả thi cao

Phương pháp đặt mục tiêu SMART đòi hỏi tính khả thi có thể đạt được dựa trên khả năng của bản thân. Nhờ đó đảm bảo rằng mục tiêu bạn đặt ra không quá sức để có thể theo đuổi dễ dàng.

Giúp bạn lựa chọn mục tiêu phù hợp với bản thân

Ngay từ khi thiết lập mục tiêu SMART đã nhấn mạnh tính thực tế phải dựa trên tổng thể. Yếu tố này không chỉ giúp bạn chọn được mục tiêu hợp lý với mong muốn và khả năng của bản thân; mà còn định hình được những mục tiêu nhỏ bạn cần làm để gia tăng mối liên kết đạt được mục tiêu to lớn.

Quản lý thời gian thực hiện hiệu quả

Xây dựng mục tiêu SMART với sự ràng buộc về thời gian còn giúp bạn đạt được kết quả nhanh chóng. Áp lực về thời gian vừa giúp bạn tập trung hơn, bớt lãng phí các công việc không hiệu quả, vừa tạo thách thức để đảm bảo hoàn thành đúng lộ trình.

>>> Xem thêm: Mẹo quản lý thời gian để làm việc hiệu quả hơn

Cách đặt mục tiêu SMART cho bản thân và ví dụ minh họa

Khi đã hiểu xây dựng mục tiêu SMART là gì, bạn có thể tự thiết lập kế hoạch riêng cho mình bám sát vào 5 yếu tố Specific, Measurable, Achievable, Realistic, Time-bound bằng cách:

- Định hướng mục tiêu rõ ràng: Dựa theo quy tắc SMART, hãy xác định bản thân muốn gì. Khi có mục tiêu cụ thể bạn cân nhắc tiếp tính khả thi, thực tế và thời gian mình sẽ thực hiện trong bao lâu.

- Viết ra giấy: Đừng chỉ giữ những suy nghĩ trong đầu, cách tạo động lực tốt nhất là viết những mong muốn của bạn ra giấy. Hãy viết mục tiêu SMART theo thứ tự ưu tiên từ lớn đến nhỏ, sau đó dán chúng ở những nơi bạn dễ nhìn thấy.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện: Để dễ hoàn thành mục tiêu và tránh bỏ cuộc giữa chừng, bạn nên cụ thể hóa mục tiêu thành từng giai đoạn thực hiện theo ngày/tuần/tháng/năm. Hãy ghi chú chi tiết từng nhiệm vụ và phương pháp làm. Trong quá trình thực hiện bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra xem tiến độ đang ở đâu, có gặp khó khăn ở đâu và cần thay đổi gì để tối ưu hóa thời gian hay không.

Chẳng hạn, bạn đang đặt mục tiêu SMART cho bản thân là tích lũy cho con đi du học trong khoảng 10 năm, đầu tiên, hãy xác định mục tiêu này có khả thi không dựa vào SMART, sau đó viết ra giấy để thể hiện quyết tâm của bản thân. Tiếp đến, tùy theo sở thích mà bạn có thể dành dụm, gửi tiết kiệm, đầu tư,.... hoặc tham gia vào bảo hiểm nhân thọ có yếu tố tích lũy. Đây là xu hướng được nhiều người lựa chọn trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bởi giải pháp này không chỉ giúp tích lũy hiệu quả mà còn bảo vệ gia đình toàn diện trước các rủi ro.

Gợi ý cho bạn sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-HÀNH TRANG TRƯỞNG THÀNH là giải pháp tài chính vững vàng, đồng hành cùng nhiều bậc phụ huynh trên hành trình xây dựng Quỹ học vấn cho con một tương lai tươi sáng. Không chỉ vậy sản phẩm còn có kế hoạch tích lũy linh hoạt, giúp cha mẹ có sự chuẩn bị tài chính thật tốt để con yêu vững bước trên con đường học vấn sau này. Song song, PRU-HÀNH TRANG TRƯỞNG THÀNH còn là “lá chắn” bảo vệ cả gia đình về mặt tài chính trước rủi ro sức khỏe, tử vong hoặc tai nạn bất ngờ xảy đến.

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn nắm rõ cách thiết lập mục tiêu SMART như thế nào, từ đó áp dụng hiệu quả trong cuộc sống và sớm đạt được các dự định mong muốn. Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức tài chính hữu ích khác, hãy ghé thăm Blog Nhịp Sống Khỏe của Prudential để cập nhật các thông tin mới nhất!

>>> Xem thêm:

Sản phẩm tham khảo

Nhận tư vấn miễn phí về gói bảo hiểm phù hợp

Hãy để lại thông tin bên dưới, chuyên viên tài chính Prudential sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
* Là các thông tin bắt buộc
Thông tin chưa hoàn thành Vui lòng nhập đủ các thông tin bắt buộc

* Là các thông tin bắt buộc

Nhập thông tin của bạn

Chọn thành phố

Bằng việc đánh dấu vào ô ngay cạnh bên, Tôi xác nhận đã đọc, hiểu và biết rõ Chính Sách Bảo Mật Thông Tin của Prudential và đồng ý để Prudential liên hệ cho mục đích tư vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo và khuyến mại như quy định chi tiết tại Chính Sách Bảo Mật Thông Tin.

Đăng ký tư vấn bảo hiểm nhân thọ Prudential ngay hôm nay