Vì sao bạn thất bại
khi rèn luyện sức khỏe?
Con người thường liên tục đặt mục tiêu rèn luyện sức khoẻ cho bản thân, như là cố gắng ngủ sớm mỗi tối hay đến phòng gym 3 lần mỗi tuần. Theo một nghiên cứu của Đại Học Scranton đã chỉ ra có tới 92% người trong nhóm được phỏng vấn không đạt được mục tiêu họ tự đặt ra. Đáng ngạc nhiên hơn khi có đến ¼ tổng số mục tiêu đề ra bị gạt đi chỉ sau 1 tuần thực hiện. Quả là những thông số không được khích lệ cho lắm phải không? Tại sao việc rèn luyện sức khỏe lại khó thực hiện như vậy? Nào cùng Prudential đi tìm hiểu nguyên do nhé!
Đặt mục tiêu không xuất phát từ nhu cầu của bản thân
Điều này nghe có vẻ hiển nhiên nhưng thật sự thì có rất nhiều lúc bạn lại bỏ qua yếu tố quan trọng này đấy. Thử ngẫm lại một lúc các mục tiêu bạn đã đề ra trước đây nhé. Trong số đó có bao nhiêu mục tiêu thật sự xuất phát từ nhu cầu cá nhân hay vì theo trào lưu hoặc mong muốn của người khác?
Theo một số nghiên cứu, những mục tiêu không xuất phát từ chính nhu cầu bản thân thường sẽ có xu hướng dễ bị lãng quên hay từ bỏ. Chính vì vậy, hãy đi tập gym nếu bạn thấy nó tốt cho bản thân và bạn mong muốn có một thân hình khỏe mạnh thay vì đăng ký thẻ gym chỉ vì hội bạn thân của bạn đều đã đi tập cả rồi nhé.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách xác định và lập kế hoạch hoàn thành mục tiêu cá nhân
Đặt mục tiêu thiếu cụ thể và thách thức
Một nghiên cứu của Edwin Locke và Gary Latham cho thấy khi theo đuổi những mục tiêu chi tiết và có tính thách thức hơn, con người có xu hướng thể hiện tốt hơn hẳn. Nói chung, những mục tiêu càng cụ thể và thách thức vừa đủ thì bạn lại càng có nhiều động lực và ý chí hơn để hoàn thành chúng. Đặt ra những mục tiêu quá dễ hay quá chung chung hay quá khó sẽ khiến ta dể dàng chủ quan và không kỷ luật với bản thân, từ đó khó thành công.
Không biết bạn đã nghe đến mô hình SMART trong việc đặt mục tiêu chưa nhỉ? SMART là mô hình được sử dụng phổ biến giúp bạn đề ra mục tiêu cụ thể và chi tiết.
- S là Specific – Cụ thể – Hãy đặt mục tiêu cụ thể. Ví dụ Bạn nên đặt mục tiêu ‘Tôi muốn giảm 5kg để thon gọn hơn’ thay vì chỉ đơn giản rằng ‘Tôi muốn giảm cân’ chung chung.
- M là Measurable – Có thể đo được – Mục tiêu cần phải cân đo đong đếm được. Peter Drucker có một câu nói ‘Bạn không thể kiểm soát thứ bạn không đong đếm được’. Vậy, nếu bạn muốn tăng/giảm cân thì hãy sắm cho mình một cái cân để theo dõi tiến độ thường xuyên và chắc rằng mình đang đúng tiến độ thực hiện mục tiêu nhé.
- A là Achievable – Có thể đạt được – Mục tiêu của bạn cần phải đủ thách thức để bạn không chủ quan nhưng vẫn không nên ngoài tầm với để khiến bạn dễ chán nản giữa chừng.
- R là Realistic – Thực Tế – Xem xét khả năng, giới hạn và lối sống của bạn khi đặt mục tiêu cá nhân. Sẽ phi thực tế khi bạn muốn ngủ đủ 9 tiếng mỗi đêm trong khi lại phải chăm hai con nhỏ hay dành 12 tiếng để tập thể dục như sao Hollywood nhưng lại có một công việc công chức toàn thời gian.
- T là Time-bound – Khoảng thời gian – Một mục tiêu đề ra cần phải có một ngày kết thúc hay một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ như "Tôi muốn giảm 10 kg trong vòng 3 tháng, từ tháng 5 đến hết tháng 7" Thời gian cụ thể sẽ thêm động lực mỗi ngày cho bạn.
Đặt quá nhiều mục tiêu cùng một lúc
Những người thành đạt thường rất kiên nhẫn và sống theo phương châm ‘đi từng bước một’. Trong việc giữ gìn và cải thiện sức khỏe cũng cần sự nhẫn nại và tiến từng bước. Khi mà bạn đặt ra quá nhiều mục tiêu một lúc, ép bản thân vào quá nhiều thứ có thể dẫn đến sự mất cân bằng cuộc sống và giảm sự tập trung, cam kết cho mỗi mục tiêu. Điều này sẽ dễ dẫn đến thời hạn hoàn thành mục tiêu bị kéo dài ra hay tệ hơn các mục tiêu sẽ “lạc trôi” không bao giờ được hoàn thành.
>>> Xem thêm: